Thực trạng áp dụng phương pháp định mức lao động tại công ty 2 Các phương pháp xây dựng mức đang áp dụng tại công ty

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp định mức lao động tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (Trang 36)

- Cách 2: Tính bằng tỷ lệ % so với mức lao động công nghệ cộng với mức lao động phụ trợ, phục vụ, theo công thức sau:

2.3.Thực trạng áp dụng phương pháp định mức lao động tại công ty 2 Các phương pháp xây dựng mức đang áp dụng tại công ty

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG

2.3.Thực trạng áp dụng phương pháp định mức lao động tại công ty 2 Các phương pháp xây dựng mức đang áp dụng tại công ty

2.3.2. Các phương pháp xây dựng mức đang áp dụng tại công ty

Quá trình sản xuất sản phẩm tại công ty Cổ phần Cao su Sao vàng được xác định là loại hình sản xuất hàng loạt lớn. Khi có đơn đặt hàng thường với khối lượng lớn công ty tổ chức sản xuất theo đơn đặt hàng với mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, với các sản phẩm săm, lốp xe các loại thì mẫu mã các mặt hàng không có sự khác biệt lớn vì vậy cũng không tiến hành tổ chức định mức lại mà vẫn sử dụng mức cũ để tiến hành sản xuất và có sự điều chỉnh không đáng kể.

Hiện nay, phương pháp định mức Công ty đang áp dụng đó là phân tích khảo sát kết hợp với thống kê kinh nghiệm (đối với sản phẩm truyền thống như săm lốp xe đạp, săm

lốp xe máy, ống ủng cao su, dây curoa....), phương pháp phân tích khảo sát (đối với sản phẩm mới như săm lốp ôtô, yếm ôtô, lốp máy bay...)

Đối với sản phẩm mới công tác định mức được tiến hành như sau:

Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất ra thành các bước công việc và xác định cấp bậc công việc cho từng bước công việc đó.

Phân chia quá trình sản xuất ra thành các bước công việc chủ yếu là do phòng kỹ thuật thực hiện căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Sau đó gửi đến phòng Tổ chức nhân sự để kiểm tra lại việc phân chia quá trình sản xuất như vậy đã phù hợp chưa nếu chưa điều chỉnh lại.

Việc định đúng số công đoạn là rất quan trọng để cho quá trình bấm giờ xác định thời gian hao phí để sản xuất sản phẩm được chính xác là cơ sở để định ra đơn giá phù hợp cho cả sản phẩm. Vì đơn giá một sản phẩm là tổng đơn giá của các công đoạn để sản xuất ra sản phẩm đó.

Khi đã hoàn tất việc phân chia, cán bộ định mức sẽ căn cứ vào mức độ phức tạp của mỗi bước công việc để xác định cấp bậc công việc phù hợp. Sau đó sẽ xác định công nhân phù hợp để thực hiện bước công việc đó.

Ví dụ để sản xuất sản phẩm lốp xe máy người ta phân chia ra thành các bước công việc và căn cứ vào mức độ phức tạp của từng bước công việc đó quy định cấp bậc công việc tương ứng như sau:

Bảng 2.6: Cấp bậc công việc theo các bước công việc.

STT Bước công việc Cấp bậc công việc

1 Chuẩn bị nguyên vật liệu 2,3

2 Phối liệu luyện 3,4,5

3 Cán tráng vải 2,3,4 4 Cán hình mặt lốp 5,6,7 5 Chế tạo vòng tanh 5,6,7 6 Chế tạo cốt hơi 4,5,6 7 Thành hình và định hình lốp 6,7 8 Lưu hoá lốp 6,7 9 Đóng gói nhập kho 1,2,3

(Nguồn: Phòng Tổ chức nhân sự)

Việc định ra cấp bậc công việc và lựa chọn người có cấp bậc công việc phù hợp để làm bước công việc đó có ý nghĩa quan trọng trong công tác phân công lao động tại xí nghiệp. Đồng thời là cơ sở để đưa ra đơn giá chính xác có lợi cho cả công ty và người lao động và là cơ sở quan trọng để giao việc hợp lý góp phần để người lao động có thể hoàn thành được nhiệm vụ trong khả năng của mình.

Bước 2: Cán bộ định mức lựa chọn những công nhân có trình độ tay nghề trung bình tiên tiến làm công việc cần định mức

Để làm được việc này, cán bộ định mức phải kết hợp với tổ trưởng các ca sản xuất bởi tổ trưởng các ca sản xuất sẽ biết rõ về tình hình thực hiện công việc cũng như việc hoàn thành mức của từng công nhân thuộc bộ phận mình quản lý. Đồng thời, có sự kết hợp với các chứng từ khác như nhật ký ca làm việc, bảng chấm công…Nhật ký ca làm việc là sổ ghi chép số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cũng như bị hỏng mà mỗi công nhân làm được trong một ca làm việc. Bảng chấm công sẽ ghi chép tất cả số ngày làm việc mà người lao động đi làm và có tính đến việc vi phạm kỷ luật của người lao động như đi muộn về sớm. Căn cứ vào các chứng từ này cán bộ định mức sẽ lựa chọn ra được số công nhân làm việc trung bình tiên tiến phục vụ cho công tác định mức lao động. Những công nhân được lựa chọn phải là những công nhân có ý thức kỷ luật tốt, thường xuyên hoàn thành mức và vượt mức với số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng đã quy định đồng thời phải có số lượng ngày nghỉ thấp nhất.

Sau khi đã lựa chọn ra những người lao động phù hợp, cán bộ định mức sẽ tiến hành bước 3.

Bước 3: Cán bộ định mức tiến hành chụp ảnh thời gian làm việc, bấm giờ bước công việc của những công nhân đã lựa chọn ở bước 2. Sau đó so sánh định mức lao động với định mức kỹ thuật lao động để tìm ra chênh lệch. Từ đó tìm ra mức sản lượng ca quy định sản phẩm/công.

Để chuẩn bị cho việc chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc thì cán bộ định mức sử dụng các công cụ cần thiết như đồng hồ, giấy bút…

Đối với, chụp ảnh ca làm việc cán bộ định mức tiến hành chụp hai lần đối với mỗi bước công việc. Kết quả của công tác chụp ảnh sẽ cho cán bộ định mức lao động biết thời gian tác nghiệp ca làm việc.

Đối với bấm giờ bước công việc, có hai cán bộ làm một người bấm giờ và một người ghi chép. Trong đó, một là cán bộ định mức còn người kia là tổ trưởng ca làm việc được cấp trên cử đi trợ giúp cán bộ định mức làm việc. Bấm giờ bước công việc được cán bộ định mức tiến hành ba lần đối với mỗi công đoạn (bởi theo cán bộ định mức bấm giờ ba lần là đủ và tiết kiệm được thời gian). Kết quả của bấm giờ bước công việc sẽ có được thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm.

Khi đã có số liệu về thời gian làm việc, cán bộ tiến hành phân loại thời gian làm việc của công nhân ra thành các loại thời gian sau: Thời gian chính, phụ hay thời gian tác nghiệp, thời gian chuẩn kết, thời gian phục vụ, thời gian nhu cầu, thời gian lãng phí (có thể là lãng phí của công nhân, lãng phí kỹ thuật, lãng phí tổ chức). Từ số liệu này cán bộ định mức đưa ra định mức đối với từng bước công việc.

Sau đó, cán bộ sẽ tiến hành so sánh với các thông số kỹ thuật hay định mức kỹ thuật nếu có sự chênh lệch quá lớn thì tiến hành chụp ảnh và bấm giờ lại còn nếu chênh lệch nhỏ thì tiến hành định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm.

Ví dụ: Trong một ca làm việc 8 giờ của bước công việc thành hình Lốp xe máy, thông qua chụp ảnh, bấm giờ cán bộ định mức đã loại bỏ được thời gian lãng phí là 70 phút, có 15 công nhân làm việc số lượng sản phẩm 1 người lao động làm ra 34 sản phẩm/ca. Như vậy, mức thời gian để sản xuất ra một sản phẩm là:

Mtg = 34 70 480−

= 12 phút/1sản phẩm/người.

Sau khi có được định mức thời gian cho một đơn vị sản phẩm, cán bộ định mức sẽ tính đổi ra định mức cho sản phẩm trên một công bằng cách:

Msl = MT tg ca (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

= 12 480

= 40 sản phẩm/ca

Mà trong ca làm việc đó có 15 công nhân nên mức sản lượng của 15 công nhân là: Msl = 15* 40 =600 sản phẩm/ca.

Sau khi tính được định mức lao động cụ thể cho từng bước công việc, cán bộ định mức sẽ tiến hành tính đơn giá tiền công cho từng bước công việc đó bằng cách:

ĐG = Msl

L

Trong đó: ĐG: Đơn giá của một công đoạn sản phẩm

L : Mức lương ngày công quy định cho từng bậc thợ và được tính bằng: L = L Hcbcv

dn* 26

Msl : Mức sản lượng để sản xuất ra một công đoạn sản phẩm

Ldn : Lương tối thiểu của doanh nghiệp. Hiện nay công ty đang áp dụng mức lương 700.000đồng.

Hcbcv : Hệ số cấp bậc công việc (Hệ số này đựơc tính theo quy định của Nhà nước). Cũng với ví dụ ở trên ta có thể tính như sau:

Giả sử theo quy định của nhà nước thì ứng với hệ số cấp bậc công việc 6 có hệ số lương là 2.5 khi đó mức lương ngày công là:

L = (700.000*2.5)/26 = 67.000 đồng/ngày.

Đơn giá của bước công việc Thành hình lốp xe máy: ĐG = 67.000/40 = 1.675 đồng/ sản phẩm

Bước 4: Đưa mức vừa xây dựng áp dụng vào sản xuất thử và điều chỉnh lại mức.

Công tác định mức lao động không chỉ dừng ở việc xây dựng mức mà muốn đạt được hiệu quả cao cần phải được áp dụng trong thực tế. Nhưng không phải là khi xây dựng xong là áp dụng vào sản xuất đại trà ngay mà cần phải cho sản xuất thử để có thể

kiểm nghiệm lại kết quả đã xây dựng (tất cả các mức được xây dựng ra đều tiến hành cho sản xuất thử). Trong quá trình sản xuất thử, cán bộ định mức theo dõi phát hiện sai sót và điều chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện thực tế tại phân xưởng.

Bước 5: Trình kết quả lên ban lãnh đạo xét duyệt và đưa vào sản xuất đại trà

Sau khi đã xây dựng được mức chính xác cho từng công đoạn sản xuất sản phẩm, cán bộ định mức có trách nhiệm tổng hợp các kết quả và trình lên ban lãnh đạo. Ban lãnh đạo xem xét và đưa ra quyết định. Nếu ban lãnh đạo không đồng ý với mức và đơn giá của công đoạn nào thì cán bộ định mức tiến hành định mức lại công đoạn đó. Còn nếu ban lãnh đạo đồng ý phê duyệt mức đó, cán bộ định mức mới được đưa mức vào sản xuất đại trà.

Đối với sản phẩm truyền thống phương pháp định mức được tiến hành như sau:

Bước 1: Phân chia quá trình sản xuất ra thành các bước công việc và xác định cấp bậc công việc cho từng bước công việc đó.

Đối với bước này, cán bộ định mức không tiến hành phân chia lại mà sử dụng tài liệu cũ để áp dụng.

Bước 2: Cán bộ định mức lựa chọn những công nhân có trình độ tay nghề trung bình tiên tiến làm công việc cần định mức

Bước này, cán bộ định mức cũng sử dụng tài liệu thống kê tại xí nghiệp sản xuất để tiến hành lựa chọn công nhân có trình độ tay nghề phù hợp với bước công việc cần định mức. Thực chất cách làm của bước này cũng được tiến hành tương tự như đối với sản phẩm mới.

Bước 3: Thống kê năng suất lao động của những công nhân đã lựa chọn ở bứớc 2. Đồng thời kết hợp vừa tính năng suất trung bình tiên tiến của công nhân đó vừa chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc.

Để làm được bước này cán bộ định mức phải dựa vào nhật ký ca làm việc biết được năng suất lao động của công nhân trong 10 ca làm việc. Sau đó tính năng suất trung bình của 10 ca làm việc đó.

Ví dụ: Năng suất lao động của công nhân Đỗ Văn Hải trong 10 ca làm việc như sau: 38, 39, 40, 40, 41.5, 42, 42.5, 42, 42.5, 41.

W = (38 + 39 + 40 + 40 + 41.5 + 42 + 42.5 + 42 + 42.5 + 41)/10 = 40.08 (sản phẩm/ca).

Sau khi tính được năng suất trung bình cán bộ định mức tính tiếp năng suất lao động trung bình tiên tiến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Wtt = (41.5 + 42 + 42.5 + 42 + 42.5 + 41)/6 = 41.92 (sản phẩm/ca)

Cuối cùng cán bộ định mức dựa vào kinh nghiệm của bản thân (vì cán bộ đã thực hiện bước công việc này) và của cán bộ kỹ thuật đưa ra một mức. Nhưng mức đó không được sử dụng ngay mà phải chờ vào kết quả của việc khảo sát thời gian làm việc của công nhân.

Các bước tiến hành để khảo sát thời gian làm việc của công nhân giống như đối với khảo sát thời gian làm việc cho sản phẩm mới.

Sau cùng, cán bộ so sánh kết quả thu được ở phương pháp thống kê kinh nghiệm với phương pháp phân tích khảo sát rồi đưa ra quyết định mức cho sản phẩm đó.

Có được mức, cán bộ định mức tính đơn giá tiền công cho từng bước công việc tương tự như trên.

Bước 4: Trình kết quả lên ban lãnh đạo xét duyệt và đưa vào sản xuất đại trà

Bước này được thực hiện giống như công tác xây dựng mức cho sản phẩm mới.

Nhận xét chung về phương pháp xây dựng mức Ưu điểm:

- Quy trình xây dựng mức được thực hiện tương đối chặt chẽ về mặt logic trong điều kiện hiện tại của công ty mặc dù nguồn lực (tài chính, con người…) đầu tư cho công tác định mức lao động còn nhiều hạn chế nhưng hầu hết các sản phẩm đều có mức. Đây là điều rất đáng mừng của công ty.

- Việc lựa chọn phương pháp phân tích khảo sát kết hợp với thống kê kinh nghiệm để tiến hành xây dựng mức cho các sản phẩm truyền thống là một sự lựa chọn đúng

đắn để có thể đưa ra mức lao động có căn cứ khoa học phù hợp với điều kiện thực tế của công ty.

- Với phương pháp xây dựng mức có sự so sánh với các thông số kỹ thuật hay định mức máy móc thiết bị sẽ cho một kết quả về mức chính xác cao là điều kiện tốt để xây dựng đơn giá tiền công đảm bảo sự công bằng cho người lao động.

Nhược điểm:

Mặc dù đã có nhiều ưu điểm trong cách thức lựa chọn phương pháp xây dựng mức nhưng không phải là không có nhược điểm. Nhược điểm ở đây là:

- Nhận thức của cán bộ định mức về việc khảo sát thời gian làm việc còn chưa chính xác. Cho nên việc khảo sát để tính hao phí thời gian làm việc cho một công đoạn sản phẩm được cán bộ định mức tiến hành theo phương pháp chụp ảnh khoảng thời gian thực hiện công đoạn, chứ không chụp ảnh cá nhân người lao động.

- Việc tiến hành chụp ảnh thời gian làm việc chỉ được tiến hành chụp có 1 lần bấm giờ bước công việc, cán bộ định mức chỉ tiến hành bấm 3 lần cho mỗi bước công việc dẫn đến việc xác định chính xác số thời gian để thực hiện một công đoạn là rất khó khăn, khả năng tìm ra thời gian lãng phí chưa thật chính xác gây khó khăn cho việc định mức lao động. Đây cũng là một hạn chế của công ty.

- Với công ty lớn, số lượng sản phẩm đa dạng và phong phú trong khi đó số lượng người làm công tác định mức hiện tại của công ty đang thiếu. Nên khả năng để tiến hành khảo sát thời gian làm việc của cán bộ định mức có phần hạn chế, thiếu chính xác.

- Do nhận thức về công tác định mức lao động còn hạn chế nên khi tiến hành khảo sát thời gian làm việc cán bộ định mức đã chưa quan tâm đúng mức đến các điều kiện tổ chức kỹ thuật, tổ chức phục vụ nơi làm việc và tình hình máy móc...dẫn đến tổng hợp các loại thời gian tính vào mức vẫn còn hàm chứa nhiều thời gian lãng phí. Do đó, mức xây dựng chưa phải là mức hợp lý.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các phương pháp định mức lao động tại công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (Trang 36)