Thực trạng mở rộng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Phòng giao dịch Lý Nam Đế-Ngân hàng Thương mại Cổ phần MB (Trang 40)

và nhỏ

• Số lượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.4: Số lượng khách hàng là DNVVN vay vốn tại PGD Lý Nam Đế- Ngân hàng TMCP Quân đội

Năm 2010 2011 2012

Tổng số DN 408 432 530

DNVVN 389 414 523

(Nguồn số liệu: Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Lý Nam Đế-MB) Sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tạo ra thị trường tín dụng lớn cho Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và cho PGD Lý Nam Đế nói riêng.Từ bảng số liệu 2.7 cho thấy,số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ có quan hệ tín dụng với PGD Lý Nam Đế-Ngân hàng TMCP Quân đội tăng lên qua các năm.Từ đó cho thấy việc mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang được phát triển,mở rộng mạng lưới,thu hút thêm khách hàng,phát triển thêm sản phẩm.

Biểu đồ 2.1: Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD Lý Nam Đế- Ngân hàng TMCP Quân đội

•Doanh số cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bảng 2.5: Doanh số cho vay theo loại hình doanh nghiệp

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DS Tỷ trọng DS cho vay DNVVN 1476.7 100% 1633.7 100% 1924.3 100% DS cho vay ngắn hạn 819.6 55.5% 1089.7 66.7% 1145 59.5% DS cho vay trung-dài

hạn

657.1 44.5% 544 33.3% 779.3 40.5% (Nguồn số liệu:Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Lý Nam Đế-MB)

Doanh số cho vay tăng lên qua các năm,cụ thể năm 2010 cho vay 1476.7 tỷ đồng,năm 2011 là 1633.7 tỷ và năm 2012 tăng lên tới 1924.3 tỷ đồng.Có thể nói cho vay ngắn hạn vẫn được các ngân hàng lựa chọn hơn là cho vay trung-dài hạn,bởi lẽ các khoản vay ngắn hạn thường có mức độ rủi ro thấp hơn,thu hồi vốn nhanh hơn,còn khả năng dự báo và phòng ngừa rủi ro cho khoản vay trung và dài hạn thường còn một số hạn chế.Đẩy mạnh việc cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của PGD Lý Nam Đế-MB có ý nghĩa to lớn đối với các DNVVN vì nó giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ duy trì hoạt động sản xuất một cách liên tục,giúp doanh nghiệp tìm được chỗ đứng trên thị trường trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn.

•Dư nợ cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ theo ngành kinh tế

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng

Tổng 386 100% 426 100% 498.2 100% DNNN 66.2 17.15% 79.3 18.6% 93.6 18.79% DNNQD 215.7 55.9% 231.9 54.4% 284.2 57.05% Hộ sản xuất 104.1 26.95% 114.8 27% 120.4 24.16% (Nguồn số liệu:Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Lý Nam Đế-MB)

dịch chuyển cơ cấu thành phần kinh tế theo hướng sắp xếp lại và đổi mới khu vực kinh tế nhà nước, phát huy tiềm năng của khu vực kinh tế nhân doanh, kinh tế hợp tác và các thành phần kinh tế khác. Trong bảng số liệu trên các DNVVN ngoài quốc doanh bao gồm các DN cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, DN tư nhân.

Thực hiện nhất quán chủ trương phát triển chung của nền kinh tế Ngân hàng TMCP Quân đội nói chung và PGD Lý Nam Đế nói riêng đã ngày càng đa dạng hóa đối tượng khách hàng, chủ động mở rộng cho vay với mọi loại hình doanh nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động. Đối với các DNVVN, phòng giao dịch đã có được một cơ cấu tài trợ theo thành phần kinh tế rất tiến bộ với tỷ trọng tín dụng đối với các Doanh nghiệp Nhà nước thấp,tỷ trọng tín dụng đối với hộ sản xuất ở mức trung bình, tỷ trọng tài trợ cho các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cao và tăng lên hàng năm.

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ theo thành phần kinh tế

• Dư nợ tín dụng DNVVN phân theo lĩnh vực hoạt động

Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng DNVVN phân theo lĩnh vực hoạt động

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Tổng 386 100% 426 100% 498.2 100% Công nghiệp 123.52 32% 142.71 33.5% 169.39 34% Nông nghiệp 30.88 8% 34.08 8% 44.83 9% Thương mại – dịch vụ 231.6 60% 249.21 58.5% 283.98 57% (Nguồn số liệu:Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Lý Nam Đế-MB)

Ngân hàng tài trợ tín dụng cho các DNVVN hoạt động sản xuất kinh doanh trên ba lĩnh vực : công nghiệp, nông nghiệp và thương mại – dịch vụ. Nhìn chung dư nợ tín dụng đối với các DNVVN ở cả ba lĩnh vực đều tăng lên hàng năm.

Bảng 2.8: Tỷ trọng dư nợ DNVVN theo loại hình kinh tế so với tổng dư nợ chung

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu/năm 2010 2011 2012

Dư nợ DNVVN 386 426 498.2

Tổng dư nợ 512.5 625.8 664.2

Tỷ trọng 75.3% 68% 75%

Biểu đồ 2.4 : tỷ trọng dư nợ DNVVN theo loại hình kinh tế so với tổng dư nợ chung

Qua bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy được hoạt động tín dụng đối với DNVVN đang ngày càng được chú trọng phát triển tại chi nhánh. Năm 2010, dư nợ tín dụng đối với DNVVN đạt 386 tỷ đồng chiếm 75.3% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011, dư nợ tín dụng đối với DNVVN đạt 426 tỷ đồng chiếm 68% tổng dư nợ tín dụng. Năm 2012 dư nợ tín dụng đối với DNVVN là 498.2 tỷ đồng chiếm 75% tổng dư nợ tín dụng. Như vậy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNVVN năm 2011 là 10%, năm 2012 là 17%. Những con số trên phần nào phản ánh được định hướng phát triển của phòng giao dịch trong hoạt động tín dụng.

• Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.9: Doanh số thu nợ và vòng quay vốn tín dụng

Đơn vị: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012

Doanh số thu nợ đối với DNVVN 492.24 504.23 593.92 Dư nợ bình quân đối với DNVVN 309.58 317.13 371.2

Vòng quay vốn tín dụng của PGD Lý Nam Đế khá ổn định qua các năm,bình quân 3 năm từ 2010-2012 vòng quay vốn tín dụng là 1.59%.Điều này cho thấy hoạt động thu hồi nợ đối với các DNVVN khá là ổn định,so với các ngành khác thì vòng quay vốn tín dụng đối với các DNVVN khá cao tuy nhiên nó vẫn thấp so với đặc điểm luân chuyển vốn của đối tượng này.

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong xu hướng vận động phát triển của nền kinh tế nhận thức được vai trò quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ là thị trường mà ngân hàng thương mại cổ phần quân đội nói chung và PGD Lý Nam Đế nói riêng lựa chọn để phát triển trong thời gian tới.Với sự chủ động của mình,phòng giao dịch đã phần nào đáp ứng được nhu cầu vốn phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Đồng thời hoạt động mở rộng tín dụng được phòng giao dịch xác định là mối quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng nói chung và cũng như hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng.Phòng giao dịch đã tập trung mở rộng tín dụng đối với hệ thống và đối với khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ.Và đã đạt được một số thành tựu như sau:

Số lượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ giao dịch với phòng giao dịch Lý Nam Đế tăng lên qua các năm.

Nhận thức được tầm quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thị trường,những năm qua,PGD Lý Nam Đế không chỉ quan tâm đến các doanh nghiệp lớn mà còn chú trọng mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ được phòng giao dịch cho vay vốn đều tăng qua các năm và ngày càng đa dạng trong các ngành nghề khác nhau.Năm 2012 PGD Lý Nam Đế đã cung ứng vốn tín dụng kịp thời cho một số lượng lớn DNVVN: 523 doanh nghiệp.

nhiều lợi nhuận cho phòng giao dịch lý Nam Đế

Việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng ngày càng phát triển.Dư nợ cho vay và doanh số cho vay tăng lên qua các năm đã đóng góp lớn vào thu nhập của PGD Lý Nam Đế.Phòng giao dịch đã và đang hướng tới đa dạng hóa phương thức cho vay để phân tán rủi ro tín dụng.Dư nợ tín dụng đối cua khách hàng là DNVVN chiếm đa số trong tổng số dư nợ và tăng trưởng đều đặn qua các năm.Do đó góp phần đáng kể vào tăng lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cho PGD Lý Nam Đế-MB.

Mở rộng quan hệ tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp phòng giao dịch thu hút them được nhiều đối tượng khách hàng sử dụng các dịch vụ của phòng giao dịch,làm tăng them các khoản thu phí đối với phòng giao dịch.

Hoạt động tín dụng đối với DNVVN của PGD Lý Nam Đế ngày càng đa dạng,phong phú với các phương thức cho vay linh hoạt,đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng,giúp phòng giao dịch mở rộng them được thị phần,nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh của bản than phòng giao dịch.

2.3.2. Những tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được thì PGD Lý Nam Đế-Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội vẫn còn một số tồn tại sau:

Tỷ lệ nợ xấu của phòng giao dịch tuy đã ở mức tương đối hợp lý và thấp hơn mặt bằng những ngân hàng khác song vẫn cao hơn tỷ lệ nợ xấu của mọi đối tượng khách hàng.Điều này cho thấy tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn so với các đối tượng khác.

Thời hạn vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ mới chủ yếu tập trung vào ngắn hạn,tỷ trọng dư nợ trung,dài hạn chưa thật cao trong khi nhu cầu nguồn vốn trung,dài hạn cho đầu tư xây dựng máy móc,thiết bị kỹ thuật hiện đại,xây dựng khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế.Dư nợ tín dụng đối với các DNVVN ngoài quốc doanh thật

sự vẫn chưa cao,nhiều doanh nghiệp chưa tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng.Và do sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn nên một số khách hàng truyền thống đã chạy sang quan hệ tín dụng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán với ngân hàng khác.

Về khả năng mở rộng khách hàng thì phòng giao dịch đã thực sự quan tâm đến việc phát triển tín dụng đối với DNVVN nhưng ngược lại chính bản thân các doanh nghiệp lại tạo ra những khó khăn cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng.Nhiều doanh nghiệp có cơ cấu vốn không hợp lệ,tỷ lệ vốn vay khá lớn,hiệu quả kinh doanh thấp.Trong khi đó việc lập các báo cáo tài chính thì lại không trung thực gây khó khăn cho quá trình thẩm định xét duyệt cho vay.Những điều này đặt ra rất nhiều khó khăn cho phòng giao dịch Lý Nam Đế trong việc tìm kiếm các dự án,phương án kinh doanh khả thi,có hiệu quả,khách hàng tin cậy để đầu tư vốn mở rộng khách hàng cũng như mở rộng tín dụng.

2.3.3. Nguyên nhân

Những mặt tồn tại đã phân tích ở trên là kết quả tổng hợp của rất nhiều các nguyên nhân khác nhau.Ngoài những nguyên nhân mang tính khách quan như: tác động của cơ chế thị trường,sự biến động của nền kinh tế,môi trường pháp lý… thì vẫn còn có rất nhiều những nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân ngân hàng và doanh nghiệp:

•Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Tuy đã có chủ trương mở rộng tín dụng đối với các DNNVV nhưng bản thân Phòng giao dịch còn rất thận trọng trong việc cấp tín dụng cho các DNNVV, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bởi vì tỷ lệ rủi ro của thành phần kinh tế này khá cao. Vì vậy về mặt tâm lý và hiệu quả kinh tế Phòng giao dịch vẫn tập trung cho vay chủ yếu khách hàng có nhu cầu vốn lớn, độ tin cậy cao.

dịch,nhưng ngân hàng chưa thực sự quan tâm đúng mức đến chiến lược khách hàng,đến hoạt động Marketing,chăm sóc khách hàng nên việc thu hút thêm khách hàng mới gặp nhiều khó khăn đặc biệt là chiến lược khách hàng. Trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng đã chủ động tiếp cận khách hàng từ việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng nhanh chóng, thuận tiện với thái độ phục vụ tận tình chu đáo. Trong khi đó thì phòng giao dịch mới quan hệ với khách hàng theo quan hệ một chiều do vậy đã gây nên sự ách tắc trong quan hệ tín dụng. Trước đây ngân hàng tập trung cho vay chủ yếu là các doanh nghiệp lớn,DNVVN có quan hệ lâu dài.Nhưng nay chuyển hướng sang các DNVVN nên có những chính sách tín dụng chưa hợp lý.Các quy trình về tài sản đảm bảo là những trở ngại rất lớn của các DNVVN,các chính sách tín dụng thiếu linh hoạt đã khiến cho các DNVVN khó tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng.Mặt khác,một số DNVVN có tài sản thế chấp nhưng cũng không được vay vốn ngân hàng vì cán bộ tín dụng định giá tài sản thấp,không đủ vốn mà họ cần.

Nguồn nhân lực của phòng giao dịch còn hạn chế, một cán bộ tín dụng phải theo dõi nhiều khách hàng,do vậy việc quản lý khách hàng,quản lý khoản vay còn gặp phải khó khăn.Hơn nữa do mức dư nợ bình quân đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cao nên điều này gây ra những hạn chế,rủi ro đối với chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội nói chung và phòng giao dịch Lý Nam Đế nói riêng.

•Nguyên nhân từ phía các DNVVN

Hiện nay đang có rất nhiều bức xúc trong mối quan hệ tín dụng của các DNVVN với ngân hàng,mà một phần nguyên nhân từ chính các doanh nghiệp này.Trong nền kinh tế bùng nổ như hiện nay số lượng các DNVVN ra đời rất nhiều,nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả,nên làm mất lòng tin đối với Ngân hàng

Nguồn vốn của DNNVV là rất thấp nhưng nhu cầu tín dụng cho sản xuất kinh doanh lại lớn. Vốn chủ sở hữu nhỏ nên các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải dựa vào nguồn vốn từ bên ngoài là chủ yếu. Do vậy, tăng các khoản phải trả, khả năng thanh toán và tự tài trợ là thấp. Điều này sẽ gây lên rất nhiều rủi ro nếu Phòng cho vay các doanh nghiệp này.

Một nguyên nhân nữa là các DNVVN không đủ tài sản thế chấp.Đây là khó khăn chung của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.Hầu hết các doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng kinh doanh thấp kém,máy móc thiết bị thì lạc hậu.Trong khi đó Ngân hàng yêu cầu rất cao về tài sản thế chấp để vay vốn,uy tín của các DNVVN thì còn hạn chế.

Trong khi đó,các DNVVN không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh.Nhiều doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện vì sổ sách kế toán của họ rất đơn giản,không cập nhật,số liệu thiếu chính xác,gây khó khăn cho quá trình đánh giá,thẩm định vay vốn.

•Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Môi trường pháp lý còn khá nhiều bất cập. Mặc dù đã có nhiều văn bản luật lien quan đến hoạt động tín dụng nhưng về tổng thể thì môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng tại Việt Nam còn nhiều bất cập, chưa tạo ra được một hành lang pháp lý đủ để bảo vệ cho hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, trong đó đặc biệt là hoạt động tín dụng. Như ở trên đã đề cập và phân tích thì tín dụng đối với các DNVVN phải linh hoạt thì mới đáp ứng được những yêu cầu của khách hàng, nhưng hành lang pháp lý tại Việt Nam chưa thực sự phù hợp với yêu cầu này. Hay nói cách khác nếu như các NHTM hoạt động linh hoạt theo hướng tăng tính thỏa thuận với KH để đạt được các phán quyết tín dụng hợp lý thì lại có thể đối mặt với nguy cơ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Phòng giao dịch Lý Nam Đế-Ngân hàng Thương mại Cổ phần MB (Trang 40)