mại cổ phần quân đội
PGD Lý Nam Đế là ngân hàng trực thuộc chi nhánh Hoàn Kiếm-Ngân Hàng TMCP Quân đội bao gồm 3 tổ nghiệp vụ chính là : Tổ quản trị tín dụng, tổ quan hệ khách hàng và tổ dịch vụ - kho quỹ. Tổng số cán bộ công nhân viên tính đến hiện nay là 20 người.
Hoạt động của PGD Lý Nam Đế-MB cũng như các NHTMCP khác là huy động vốn để cấp tín dụng. Trong những năm gần đây cùng với sự đổi mới của hệ thống Ngân hàng TMCP nói chung. Phòng giao dịch Lý Nam Đế-MB nói riêng đã có những thay đổi đáng kể từ công tác huy động vốn để cho vay, để phát triển kinh tế nhiều thành phần.
Mô hình tổ chức của phòng giao dịch
Hoạt động của Phòng giao dịch Lý Nam Đế được bố trí sắp xếp theo GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng quản trị tín dụng Phòng dịch vụ ngân quỹ Phòng quan hệ khách hàng
phương thức hoạt động của ngân hàng.
Đứng đầu là Giám đốc : Là cấp cao nhất có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành và giám sát mọi hoạt động của ngân hàng.
Đứng thứ hai là phó Giám đốc : Phụ trách kế toán tài chính ngân quỹ Sau đó là các phòng ban, mỗi phòng có nhiệm vụ và công việc khác nhau : Phòng quản trị tín dụng : Nhiệm vụ chính là trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định quy trình của chi nhánh như : Tiếp nhận kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ, cấp tín dụng, bảo lãnh hồ sơ thế chấp từ các phòng liên quan. Nhập dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến khoản vay ( tập hồ sơ, cài đặt hạn mức, gia hạn, tài sản đảm bảo, lãi suất ….). Từ phân hệ tín dụng vào phân hệ tài trợ thương mại vào hệ thống quản lý và chịu trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ theo quy định. Chịu trách nhiệm kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ chính xác của hồ sơ tín dụng theo đúng quy định. Tiếp nhận ( từ Phòng quan hệ khách hàng ) hồ sơ giải ngân, cấp bảo lãnh kiểm tra, rà soát đảm bảo tính đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp các điều kiện giải ngân cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã ký
Phòng quan hệ khách hàng: Nhiệm vụ chính là giao dịch hàng ngày với khách hàng, tìm hiểu cặn kẽ và thẩm định kỹ càng tình hình tài chính, uy tín cuả khách hàng để tránh được tình trạng tiêu cực trong cho vay. Sau khi cho vay cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng của mình trả lãi và gốc khi đến hạn.
Phòng dịch vụ - kho quỹ : Có nhiệm vụ chính là: Trực tiếp bán sản phẩm, dịch vụ tại quầy, giao dịch với khách hàng và thực hiện tác nghiệp theo quy định. Quản lý tài khoản, nhập thông tin khách hàng và hoạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng ( mở tài khoản tiền gửi và xử lý giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, hướng dẫn thủ tục giao dịch, mở tài khoản gửi tiền, rút tiền , thanh toán, chuyển khoản ). Thu đổi, mua bán ngoại tệ, đối chiếu, xác nhận số dư tiền gửi, tiền vay và các dịch vụ khác.
2.1.3. Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính của phòng giao dịch Lý Nam Đế
Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là hoạt động “đầu vào” của ngân hàng thương mại,có làm tốt công tác này thì công tác tiếp theo mới có hiệu quả.Bởi vì đây là một trong các nghiệp vụ cơ sở,là tiền đề quyết định đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Hiểu rõ vấn đề này,phòng giao dịch Lý Nam Đế-Ngân hàng TMCP Quân đội đã chủ động,tích cực khai thác các nguồn vốn bằng nhiều biện pháp thích hợp nên Ngân hàng đã có sự tăng trưởng ổn định nguồn vốn của mình.
Bảng 2.1: Diễn biến huy động vốn
Đơn vị : tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Tổng nguồn vốn huy động 986 1003 1160
I. Phân theo đối tượng khách hàng
- Tiền gửi của dân cư 467.2 472.6 503.7
- Tiền gửi của tổ chức KT-XH 518.8 530.4 656.3 II. Phân theo kỳ hạn
- Không kỳ hạn 243.7 236.2 254,5
- Có kỳ hạn 742.3 766.8 905.5
III. Phân theo loại tiền
- VNĐ 808.52 842.4 997.6
- Ngoại tệ 177.48 160.6 162.4
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của PGD Lý Nam Đế-MB)
Theo số liệu cho thấy,nguồn vốn huy động năm 2010 là 986 tỷ đồng.Năm 2011 là 1003 tỷ đồng,tăng 1.7% so với năm 2010.Trong năm 2012 tổng nguồn vốn huy động là 1160 tỷ đồng,tăng 15.7% so với năm 2011.Từ những con số trên cho thấy phòng giao dịch Lý Nam Đế-MB ngày càng chú trọng hơn đến công tác huy động vốn,uy tín của phòng giao dịch đối với khách hàng không ngừng tăng lên.Trong đó tập trung chủ yếu vào tiền gửi của các cá nhân và các tổ chức KT-XH
Mặt khác tốc độ tăng của nguồn vốn huy động chủ yếu là do tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn,đây là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng và tăng trưởng ổn định qua các năm,cụ thể trong năm 2011 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn tăng 3.3% so với năm 2010. Nhưng đến năm 2012 thì số tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn đã tăng lên 18.09% so với năm 2011.Bên cạnh đó ta thấy tiền gửi không kỳ hạn tăng nhẹ qua các năm.Có thể thấy chiến lược huy động vốn của Ngân hàng tập trung nhiều hơn vào những khoản vốn ổn định,có thời gian sử dụng vốn lâu dài.
Hoạt động cấp tín dụng
Trước sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt và những khó khăn của nền kinh tế vĩ mô từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008,ngân hàng đã trăn trở tìm hướng đi mới cho đơn vị trong bối cảnh và tình hình mới. Thay vì chỉ tập trung vào một số lĩnh vực truyền thống trước đây (xây dựng cơ bản,đầu tư dài hạn,…) ngân hàng thương mại cổ phần quân đội đã mở rộng và đa dạng hóa các lĩnh vực và ngành nghề tài trợ,nhất là những ngành nghề được nhà nước ưu tiên,khuyến khích phát triển: sản xuất và kinh doanh thiết bị y tế,giáo dục,sản xuất và kinh doanh thiết bị điện,điện tử,bưu chính viễn thông…Và PGD Lý Nam Đế-MB đã áp dụng các biện pháp,chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn nhằm đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn,nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Bảng 2.2: Diễn biến cơ cấu dư nợ qua các năm Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Tổng dư nợ 512.5 625.8 664.2 I. Phân theo thành phần kinh tế - DNNN 163.49 196.5 215.87 - DNNQD 253.68 327.29 350.7 - Hộ gia đình,cá thể 95.33 102.01 97.63 II. Phân theo kỳ hạn
- Dư nợ ngắn hạn 338.25 438.06 484.866
- Dư nợ trung-dài hạn 174.25 187.74 179.334
- Nợ xấu 7 9 10
III. Phân theo loại tiền
- Ngoại tệ 61.5 62.58 92.99
- VNĐ 451 563.22 571.21
(Nguồn:Số liệu thống kê qua các năm của PGD Lý Nam Đế-MB)
Theo bảng số liệu tổng dư nợ của ngân hàng luôn tăng trưởng qua các năm,tuy nhiên trong năm 2011 tỉ lệ tăng trưởng dư nợ cao hơn so với năm 2012.Cụ thể Năm 2011 tổng dư nợ tăng 113.3 tỷ đồng,tăng 22.1% so với năm 2010.Trong khi năm 2012 tổng dư nợ là 664.2 tỷ đồng,chỉ tăng 6.1% so với năm 2011.
•Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Dư nợ đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm gần đây chiếm một tỷ trọng đáng kể.Dư nợ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh năm 2010 là 253.68 tỷ đồng,năm 2011 là 327.29 tỷ đồng,tăng 73.61 tỷ đồng,tăng 29.02% so với năm 2010.Năm 2012 con số dư nợ đối với DNNQD là 350,7 tỷ đồng,tăng 7.2% so với năm 2011.Điều này cho thấy xu hướng phát triển quan hệ tín dụng với khu vực doanh nghiệp này cũng tăng lên nhanh chóng trong thời gian tới khi mà PGD Lý Nam Đế-MB đã ý thức rõ
tiềm năng của khối doanh nghiệp này cùng định hướng của nhà nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này phát huy được vai trò của mình trong nền kinh tế xã hội.
Dư nợ đối với các doanh nghiệp nhà nước cũng được ngân hàng chú trọng.Cụ thế năm 2010 dư nợ đối với DNNN là 163.49 tỷ đồng,năm 2011 là 196.5 tỷ đồng,tăng 33.01 tỷ đồng,tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.2%.Đến năm 2012 la 215.87 tỷ đồng,tăng 19,37 tỷ đồng,tăng 9.9% so với năm 2011.Dư nợ đối với hộ gia đình và cá thể năm 2010 là 95.33,năm 2011 là 102.01,tăng 7% so với năm 2010.Năm 2012 dư nợ đối với hộ gia đình và cá thể giảm còn 97.63 tỷ đồng,giảm 4.3% so với năm 2011
•Dư nợ phân theo kỳ hạn
Dư nợ ngắn hạn chiếm tỉ trọng lớn hơn dư nợ trung-dài hạn và tăng lên đáng kể,cụ thể năm 2010 dư nợ ngắn hạn là 338.25 tỷ đồng,năm 2011 là 438.06 tỷ đồng,tăng 99.81 tỷ đồng,tăng 28.5% so với năm 2010.Năm 2012 là 484.866 tỷ đồng,tăng 10.7% so với năm 2011.
Trong khi đó dư nợ trung-dài hạn năm 2010 là 174.25 tỷ đồng,năm 2011 là 187.74 tỷ đồng,tăng 7.7% so với năm 2010.Năm 2012 con số dư nợ này giảm xuống còn 179.334 tỷ đồng,giảm 4.5% so với năm 2011.
Tình hình nợ xấu của phòng giao dịch năm 2010 là 7 tỷ đồng,chiếm tỷ lệ 1.3%,năm 2011 là 9 tỷ đồng,chiếm tỷ lệ 1.4%.Năm 2012 do ảnh hưởng của nền kinh tế nợ xấu của phòng là 10 tỷ đồng,chiếm tỷ lệ 1.5%.Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của phòng giao dịch được duy trì ở mức trung bình là 1.4%,không vượt quá mức giới hạn cho phép của ngân hàng là 1.5%.
•Dư nợ phân theo loại tiền
Trong tổng dư nợ của ngân hàng thì dư nợ bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu và tăng trưởng qua các năm.Cụ thể năm 2010 dư nợ băng VNĐ đạt 451 tỷ đồng,năm 2011 đạt 563.22 tỷ đồng,tăng 24.9% so với năm 2010.Năm 2012 đạt 571.21 tỷ đồng,tăng 1.4% so với năm 2011.
Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ngày càng tăng,năm 2010 đạt 61.5 tỷ đồng,năm 2011 đạt 62.58 tỷ đồng,tăng 1.8% so với năm 2010.Năm 2012 đạt 92.99 tỷ đồng,tăng 48.6% so với năm 2011,điều này dễ hiểu bởi nhiều doanh nghiệp khách hàng có nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại,tiên tiến để tăng khả năng cạnh tranh,nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng tăng lên.
Kết quả hoạt động kinh doanh
PGD Lý Nam Đế-MB đã nỗ lực phấn đấu không ngừng,đã và đang từng bước khắc phục những khó khăn,thu hút khách hàng,nâng cao uy tín trên thị trường và đã đạt được những kết quả nhất định.
Bảng 2.3: Diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Lý Nam Đế
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Doanh thu 80.29 85.712 99.45
Chi phí 61.79 66.252 77.45
Lợi nhuận 18.5 19.46 22
(Nguồn:số liệu thống kê qua các năm của PGD Lý Nam Đế-MB)
Nhìn vào bảng kết quả ta thấy lợi nhuận của PGD Lý Nam Đế hàng năm đều đạt kết quả cao..Năm 2010 đạt 18.5 tỷ đồng,năm 2011 đạt 19.46 tỷ đồng,tăng 0.96 tỷ đồng so với năm 2010 tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.2%.Năm 2012 lợi nhuận đạt 22 tỷ đồng tăng 2.54 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.05%.