Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Phòng giao dịch Lý Nam Đế-Ngân hàng Thương mại Cổ phần MB (Trang 65)

Xu hướng hội nhập quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ đặt các DNNVV đứng trước những thách thức mới, nếu không có sự hỗ trợ của Đảng, của Nhà nước, của Chính Phủ thì các DNNVV khó đứng vững ở thị trường trong nước.

Do thị trường tài chính trong nước còn nhỏ bé và non trẻ, đại đa số các DNNVV có quy mô khá khiêm tốn, tài sản đảm bảo khá nhỏ so với nhu cầu

tín dụng và quy mô phát triển dự án. Mặc dù, Nhà nước đã đánh giá đúng vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế và cũng ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển các DNNVV nhưng quá trình tiếp xúc vẫn còn chậm. Ví dụ với chính sách về mặt bằng sản xuất. Tuy đã được nêu trong nghị định các cấp, các ngành tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV có mặt bằng sản xuất nhưng hiện nay đa số các DNNVV hoạt động có hiệu quả mong muốn mở rộng sản xuất kinh doanh đều nằm trong tình trạng thiếu đất để làm mặt bằng. Việc xin cấp đất hoặc thuê đất của DNNVV bị cản trở bởi hồ sơ, thủ tục khác phức tạp.

Nhìn chung, các cơ quan quản lý Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa các chính sách hỗ trợ các DNNVV, tạo điều kiện hơn nữa cho Phòng giao dịch trong việc thực hiện mở rộng tín dụng đối với các DNNVV. Nhà nước nên nới rộng và cụ thể hóa các quy định về cho vay tín chấp đối với các DNNVV, quy định này bắt buộc các doanh nghiệp phải hoạt động có lãi 2 năm liên tục, trong khi các DNNVV đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất gây khó khăn cho Phòng giao dịch khi ra quyết định cho vay. Thiết nghĩ cho vay tín chấp nên cởi mở hơn theo hướng các NHTM được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay tín chấp trên cơ sở xem xét đánh giá thời gian quan hệ, uy tín của DNNVV khi giao dịch với Phòng, có chú trọng đến thương hiệu của DNNVV, Việt nam đã công nhận là tài sản vô hình, có giá trị bằng tiền. Vì vậy pháp luật cần có quy định rõ ràng, cụ thể về giá trị thương hiệu nhằm hỗ trợ cho PGD Lý Nam Đế an tâm đầu tư vào các DNNVV, nâng cao mức đóng góp của doanh nghiệp này cho nền kinh tế nước nhà

Bên cạnh đó, không ngừng hoàn thiện các dự án nghiên cứu cải tiến cách định giá tài sản đảm bảo bằng việc xem xét khung giá đối với quyền sử dụng đất sao cho phản ánh được giá cả thị trường và xây dựng đội ngũ chuyên trách trong việc đánh giá bất động sản. Sớm ban hành luật sở hữu tài sản để thống nhất các chuẩn mực về giấy tờ sở hữu tài sản của tất cả các thành phần kinh tế. Thông qua

đó thúc đẩy việc chuyển quyền sở hữu tài sản nhanh chóng tạo điều kiện cho các NHTM trong việc nhận tài sản đảm bảo và phát mại tài sản đảm bảo.

Thúc đẩy nhanh sự hình thành và hoạt động của các quỹ bảo lãnh cho các DNNVV. Đó là một trong những công cụ tài chính phối hợp thực hiện việc tiếp cận tín dụng của các DNNVV có uy tín hoặc những dự án khả thi mà không đủ tài sản thế chấp, đồng thời chia sẻ rủi ro với các NHTM cho vay các DNNVV để hỗ trợ tổ chức bảo lãnh tín dụng DNNVV hoạt động có hiệu quả thì cần lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV thuộc các bộ, ngành, địa phương và lập các hiệp hội DNNVV tạo ra sự phối hợp thống nhất vận hành hệ thống tổ chức bảo lãnh tín dụng DNNVV đạt hiệu quả.

Để thực hiện chính sách đào tạo và chuyển giao công nghệ, Nhà nước cần có các chương trình, các lớp đào tạo chuyên môn quản lý cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và đào tạo nâng cao tay nghề cho người công nhân đảm bảo chất lượng kỹ thuật của sản phẩm. Bồi dưỡng các kiến thức pháp luật, các chương trình liên kết xuất nhập khẩu, chương trình kích cầu cho doanh nghiệp, tổ chức các hội chợ thương mại nội địa và quốc tế để các doanh nghiệp giới thiệu năng lực sản xuất kinh doanh và giới thiệu sản phẩm.

Nhà nước cần có những chính sách quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với việc thành lập và hoạt động của các DNNVV do việc cấp giấy phép kinh doanh cho các doanh nghiệp này còn khá lỏng lẻo và dễ dãi. Trong quá trình hoạt động lại không có sự giám sát thường xuyên của các cơ quan chức năng nên nhiều trường hợp doanh nghiệp thành lập nên để vay vốn của ngân hàng rồi giải thể. Do vậy rất khó khăn cho Phòng giao dịch trong quá trình thẩm định.

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Phòng giao dịch Lý Nam Đế-Ngân hàng Thương mại Cổ phần MB (Trang 65)