1.3.1.1 Kinh nghiệm của nhật bản
Vào thập kỷ 70 với sự phát triển thần kỳ của mình nước Nhật đã trở thành một nền kinh tế hàng đầu thế giới.trong đó,nhờ một phần quan trọng là Nhật Bản dã đặc biệt quan tâm đến phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Chương trình “hiện đại hóa” các doanh nghiệp vừa và nhỏ trở thành một nhiệm vụ và Nhật Bản đã có hàng loạt các chính sách về nhiều mặt được ban hành.Nội dung chương trình “hiện đại hóa “các doanh nghiệp vừa và nhỏ chủ yếu tập trung vào bốn lĩnh vực:
-Xúc tiến hiện đại hóa doanh nghiệp vừa và nhỏ
-Hiện đại hóa các thể chế quản lí doanh nghiệp vừa và nhỏ. -Các hoạt động tư vấn doanh nghiệp vừa và nhỏ
-Các giải pháp tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong đó dành một sự chú ý đặc biệt đối với sự hỗ trợ tài chính nhằm giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ tháo gỡ những khó khăn,cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng tiếp cận tín dụng thấp,khả năng bảo đảm tiền vay thấp…
Các biện pháp hỗ trợ này đã được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng thương mại bằng cách hỗ trợ tín dụng.Hệ thống này giúp các DNVVN tiếp cận được với nguồn vốn tín dụng,tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng thông qua sự bảo lãnh của hiệp hội bảo lãnh tín dụng.Các ngân hàng thương mại mở rộng cho vay trên cơ sở xây dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phân tích tình hình tài chính và mức độ rủi ro tín dụng của loại hình doanh nghiệp.
1.3.1.2 Kinh nghiêm của Đài Loan
và nhỏ.Tại đây,loại doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có từ 5-10 công nhân,vốn trung bình 1,6 triệu USD là rất phổ biến.Chúng chiếm khoảng 96% tổng số doanh nghiệp,tạo ra khoảng 40% sản lượng công nghiệp,hơn 50% giá trị xuất khẩu và chiếm hơn 70% chỗ việc làm.Để đạt được thành tựu to lớn này,Đài Loan đã dành những nỗ lực trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ công nghệ,nghiên cứu và phát triển,chính sách quản lí và đào tạo…và chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng.
Chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm: -Khuyến khích các Ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn.Ngân hàng trung ương Đài loan yêu cầu các ngân hàng thương mại thành lập phòng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ,tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tiếp cận được vốn của ngân hàng.
-Thành lập Quỹ phát triển cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: các quỹ được thành lập như Quỹ phát triển,Quỹ Sino-US,Quỹ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để cung cấp vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ qua hệ thống ngân hàng,Nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
-Thành lập quỹ bảo lãnh tín dụng: Nguyên tắc hoạt động của quỹ này là cùng chia sẻ rủi ro với các tổ chức tín dụng.Từ đó,tạo long tin đối với các tổ chức tín dụng khi cấp tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Kể từ khi thành lập đến nay,quỹ đã bảo lãnh cho 1,5 triệu trường hợp với tổng số tiền tương đối lớn.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua phân tích kinh nghiệm một số nước trong việc mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thế giới,đặc biệt có một số nước láng giềng,đã cho ta những bài học quý giá về vấn đề phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
trường pháp lí ổn định,có những chính sách hỗ trợ cụ thể đối với sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.Vì vậy,Chính phủ cần sớm thành lập các phòng,cơ quan chuyên phụ trach doanh nghiệp vừa và nhỏ để tạo điều kiện đưa ra các chương trình trợ giúp,điều phối,tư vấn phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ hai,các ngân hàng cần có sự bình đẳng trong quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp đủ mọi thành phần,đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các ngân hàng thương mại nên thành lập các kênh tài chính riêng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ ba,cần nhanh chóng triển khai mô hình Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Quỹ sẽ đứng ra bảo lãnh cho các khoản vay không đủ điều kiện về thế chấp tài sản và cam kết trả nợ thay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thứ tư,Ngân hàng thương mại nên mở rộng hình thức tín dụng thuê mua.Đây là biện pháp tài trợ vốn trung dài hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất hiệu quả.Với hình thức này,ngân hàng giảm bớt được rủi ro vì tránh được tình trạng đóng băng vốn.
Thứ năm,thành lập quỹ hỗ trợ đầu tư cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm giúp các doanh nghiệp này vay vốn trung và dài hạn bằng nguồn vốn của nhà nước,hoặc kết hợp với các tổ chức cá nhân khác.Ngoài ra,chính phủ cần có các biện pháp nhằm tạo điều kiện về mặt tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ như trợ cấp vốn không hoàn lại,cho vay với lãi xuất thấp cho các dự án ở vùng sâu,vùng xa,các trọng điểm kinh tế nông nghiệp nông thôn.
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Tín dụng là hoạt động quan trọng, tạo ra thu nhập chủ yếu cho các NHTM, vì vậy, việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng trở thành một nội dung quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của NHTM.
Nội dung của chương này đã đề cập một số lý luận cơ bản về mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM, đồng thời cũng xác định các chỉ
tiêu đánh giá việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng, các nhân tố tác động đến việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của NHTM. Tham khảo kinh nghiệm trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng của các NHTM trong và ngoài nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc mở rộng tín dụng ở nước ta nói chung và cho NHTM nói riêng
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DNVVN TẠI PHÒNG GIAO DỊCH LÝ NAM ĐẾ-NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI