Vấn đề phòng, chống bạo lực giữa vợ chồng và áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 73)

6. Kết cấu của luận văn

3.3. Vấn đề phòng, chống bạo lực giữa vợ chồng và áp dụng pháp luật

luật xử lý hành vi bạo lực nhằm thực hiện quyền bình đẳng giới giữa vợ chồng tại Đà Nẵng

- Quan điểm, chính sách của Thành ủy, UBND thành phố Đà Nẵng về việc phòng chống BLGĐ.

Ngay sau khi Luật PCBLGĐ được ban hành, Đà Nẵng là một địa phương tuyên chiến mạnh mẽ với nạn BLGĐ, trong đó có bạo lực giữa vợ và chồng. Trên cơ sở Chỉ thị số 16, ngày 30-5-2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức triển khai thi hành LPCBLGĐ, ngày 23-12-2008, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 10699 về kế hoạch thực hiện Luật PCBLGĐ, trong đó giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ban ngành, đoàn thể và các địa phương trên địa bàn thành phố. Và ngày 20 tháng 10 năm 2009, Thành ủy Đà Nẵng đã ban hành Chỉ thị số 25-CT/TU về “phòng, chống BLGĐ trên địa bàn thành phố”. Trên cơ sở đó, chỉ đạo các ngành, các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức trong các cấp lãnh đạo, các ngành, các đoàn thể và từng tổ dân phố, hộ gia đình về Luật PCBLGĐ, Luật BĐG, về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng trong gia đình.

- Những biện pháp phòng, chống BLGĐ tại thành phố Đà Nẵng đã được thực hiện.

cả hệ thống chính trị của thành phố Đà Nẵng đã vào cuộc, từ việc ban hành các công văn gửi các tổ dân phố, cụm dân cư, đến việc các ngành liên quan tiến hành xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp, nhằm trợ giúp nạn nhân BLGĐ và kiểm soát, giáo dục người có hành vi BLGĐ có hiệu quả. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước về việc thực hiện Luật PCBLGĐ trên địa bàn đã chủ trì, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng triển khai nhiều hoạt động trên lĩnh vực thông tin, giáo dục, tuyên truyền và phổ biến Luật này đến với người dân. Theo đó, nhiều mô hình liên quan đến việc triển khai Luật PCBLGĐ đã được hình thành tại một số địa bàn ở cơ sở, phát huy khá tích cực, tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức của người dân đối với vấn đề BLGĐ.

Thành lập các tổ phản ứng nhanh với BLGĐ, thành viên là đại diện Ban nhân dân, các tổ chức Mặt trận - đoàn thể. Các thành viên trong tổ phản ứng nhanh có nhiệm vụ tuyên truyền Luật PCBLGĐ cho người dân ở các khu dân cư; gặp gỡ, tiếp xúc và hòa giải những gia đình có nguy cơ xảy ra bạo lực; nhận giáo dục cảm hóa những đối tượng có hành vi BLGĐ...

Xây dựng các mô hình phòng chống BLGĐ, mô hình Câu lạc bộ gia đình không bạo lực, mô hình nhà tạm lánh. Thành lập đường dây nóng, các địa chỉ tin cậy để tiếp nhận thông tin về BLGĐ nhằm xử lý kịp thời và hỗ trợ khẩn cấp các nhu cầu của nạn nhân BLGĐ khi cần thiết. Nếu cuối năm 2011, toàn TP có 49/56 xã, phường xây dựng đường dây nóng và địa chỉ tin cậy tiếp nhận thông tin liên quan đến BLGĐ, thì đến tháng 6-2012, đường dây nóng này đã được phủ kín ở 56 xã, phường.

Hướng dẫn, tạo điều kiện để các tổ chức hòa giải ở cơ sở thực hiện hòa giải mâu thuẫn, giải quyết tranh chấp giữa các thành viên gia đình kịp thời, chủ động… kèm theo đó là các hoạt động hỗ trợ nguồn vốn làm kinh tế đối với những trường hợp vì lý do hoàn cảnh kinh tế khó khăn mà dẫn đến tình trạng

BLGĐ. Chính quyền, các đoàn thể thành phố đã tiến hành rà soát, lập danh sách những cặp vợ chồng có bạo lực thuộc diện hộ đặc biệt nghèo, hộ nghèo; trực tiếp đối thoại để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ. Từ đó, định hướng cho họ cách làm ăn, phát triển kinh tế; tổ chức dạy nghề miễn phí, hỗ trợ tiền hoặc các phương tiện sinh kế (xe máy để đi thồ, máy khâu cho thợ may, xe nước mía, bơm hơi...) phù hợp với khả năng cũng như nguyện vọng của họ.

Lãnh đạo thành phố đã tổ chức gặp mặt, nói chuyện với những ông chồng thường xuyên có hành vi bạo lực đối với vợ, trực tiếp tuyên truyền, giải thích hành vi bạo lực đối với vợ là vi phạm pháp luật, yêu cầu ký cam kết “không tái diễn tình trạng bạo hành vợ”, nếu tái phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các quận, huyện xây dựng các đề án phòng, chống BLGĐ và thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống BLGĐ tại địa phương.

Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố phát động các chi hội phụ nữ cơ sở thực hiện mô hình “3 trong 1” (nghĩa là 3 hội viên của 3 đoàn thể cùng giúp đỡ 1 gia đình có BLGĐ), “Đi thăm các hộ thường xảy ra BLGĐ vào giờ các ông chồng đi nhậu về” để ngăn ngừa bạo hành…Thành Đoàn Đà Nẵng tổ chức các buổi sinh hoạt trang bị các kỹ năng quản lý sự tức giận, xác định chuẩn mực nam giới, nhận diện và phân biệt các dạng bạo lực… nhằm xây dựng, uốn nắn hình ảnh người chồng, người cha trong tương lai ở các gia đình trẻ.

Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp tuyên truyền, tư vấn pháp luật về nội dung Luật PCBLGĐ và các luật liên quan: Luật BĐG, Luật HN&GĐ… Cơ quan công an kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi bạo lực giữa vợ chồng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nạn nhân. Tòa án tổ chức xét xử lưu động nhiều vụ án BLGĐ nói chung, bạo lực giữa vợ chồng nói riêng nhằm răn đe, giáo dục và nâng cao nhận thức của cộng đồng…

- Vấn đề áp dụng pháp luật xử lý hành vi BLGĐ

pháp nhằm ngăn chặn bạo lực xảy ra, thành phố đặc biệt chú trọng vấn đề áp dụng pháp luật xử lý hành vi bạo lực giữa vợ chồng. Công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến BLGĐ, trong đó có bạo lực giữa vợ và chồng được các cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án thực hiện đúng quy định của pháp luật. Những vụ án gây hậu quả nghiêm trọng, được xã hội và dư luận quan tâm được tòa án tổ chức xử lưu động. Điển hình như vụ Phạm Phú Lên (34 tuổi, trú tổ 2B phường Thọ Quang, Sơn Trà, Đà Nẵng) dùng xăng đốt vợ cùng ba con vào ngày 13/7/2011, khiến con gái 6 tuổi chết vì bị bỏng 100%, vợ bị bỏng 46%, hai con còn lại bị bỏng trên dưới 10% đã được Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng tổ chức xét xử lưu động ngay tại trụ sở UBND phường Thọ Quang, hình phạt dành cho Lên là mức án 20 năm tù giam, hình phạt này đã thể hiện được sự nghiêm minh của pháp luật.

Tuy nhiên, công tác áp dụng pháp luật xử lý hành vi bạo lực giữa vợ và chồng tại thành phố Đà Nẵng cũng còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất, ở các xã miền núi, xa trung tâm thành phố vẫn có những vụ việc bạo lực giữa vợ và chồng chưa được xử lý kịp thời, đúng pháp luật, bỏ lọt tội phạm. Ví dụ như trường hợp Lê Văn Thân (sinh 1983, trú Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng) thường xuyên nhậu nhẹt rồi đánh đập hành hạ vợ con, đã 4 lần Thân đánh vợ là chị Phạm Thị Kiêm phải đi cấp cứu tại bệnh viện, 1 lần đánh chị Kiêm gãy xương đòn tay trái phải điều trị dài ngày. Ngày 11/4/2011, trong lúc cả nhà đang ngồi ăn cơm, chỉ vì vợ không vâng lời, Thân đã ném thẳng chén cơm bằng sứ vào mặt chị Kiêm gây thương tích nặng. Chị Kiêm phải vào Bệnh viện Đà Nẵng điều trị, với tình trạng mắt phải vết thương mi trên và mi dưới bị đa chấn thương, đứt gần góc ngoài sụn mi trên và dưới, rách mi trên và dưới phức tạp, mất tổ chức, nhãn cầu ẩn mềm vừa, xuất huyết và phù mạc, vết thương trán. Ngày 13/6/2011, Trung tâm Pháp y Đà Nẵng có Bản kết luận giám định pháp y số 236/PY về thương tích đối với chị Phạm

Thị Kiêm, trong đó Hội đồng giám định pháp y thành phố kết luận tỉ lệ thương tích của chị Kiêm là 15%. Vụ việc gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của chị Kiêm, hành vi của Lê Văn Thân đã có đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS 1999: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%..., thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”. Nhưng các cơ quan bảo vệ pháp luật của huyện Hòa Vang vẫn không kịp thời tiến hành khởi tố, xét xử vụ án [40]. Đến khi chị Kiêm gửi đơn tố cáo hành vi bạo lực của chồng đối với mình, TAND huyện Hòa Vang mới đưa vụ việc ra xét xử vào ngày 10/11/2011, tại bản án hình sự sơ thẩm số 56/2011/HSST.

Thứ hai, vẫn còn một số phụ nữ là nạn nhân bạo lực do chồng gây ra cho biết họ có nghe về Luật PCBLGĐ nhưng không nắm được chi tiết Luật. Thế nên đa số chỉ quan tâm tới quyền của nạn nhân khi xảy ra bạo lực hơn nghĩa vụ của họ, vì vậy, họ chưa nhận thức được nghĩa vụ cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng khi có BLGĐ xảy ra, dù đây là nghĩa vụ mà pháp luật quy định để bảo vệ quyền lợi cho họ.

Thứ ba, có không ít người vẫn còn quan niệm chỉ khi dẫn đến hậu quả nặng nề về mặt thể chất thì mới xem đó là hành vi bạo lực. Một số hành vi như gây tổn hại về tinh thần, cô lập, xua đuổi, cưỡng ép tình dục… chưa được nhận biết rõ. Ở một vài thôn, thậm chí là cán bộ chính quyền, đoàn thể nhưng vẫn xem những hành vi như: chồng lấy gậy đánh, tát, đấm, chửi bới khi vợ không đẻ được con trai; chồng chửi mắng, dọa dẫm, “chiến tranh lạnh” khi không được quan hệ tình dục… chỉ là mâu thuẫn trong gia đình, còn gọi là BLGĐ thì phải là những vụ việc nghiêm trọng, có sự can thiệp của y tế.

Thứ tư, việc áp dụng “Biện pháp cấm tiếp xúc” được quy định tại Điều 19, 20, 21, 22 của Luật PCBLGĐ vẫn còn thấp vì hầu hết nạn nhân không có

đơn yêu cầu hoặc không có sự đồng ý của nạn nhân, nếu có áp dụng cũng không đem lại hiệu quả thiết thực.

- Những kết quả đã đạt được

Tỉ lệ cán bộ và nhân dân thành phố có kiến thức, hiểu biết về Luật PCBLGĐ và có ý thức trong việc ngăn chặn, đấu tranh, tố giác hành vi bạo lực tương đối cao. Từ khi các đường dây nóng, các địa chỉ tin cậy được thiết lập và thông báo rộng rãi tại các cuộc họp tổ dân phố, hội đoàn thể, người dân không còn tỏ thái độ im lặng trước tình trạng BLGĐ.

Nhờ được chính quyền hướng dẫn, hỗ trợ phát triển kinh tế, nhiều cặp vợ chồng có bạo lực đã giảm hoặc chấm dứt hẳn hành vi bạo lực. Đến đầu năm 2012, toàn thành phố có 208 gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực được giúp đỡ bởi mô hình “3 trong 1” của Hội Liên hiệp phụ nữ, trong đó có 128 gia đình giảm hẳn hoặc không còn BLGĐ. Sau khi được lãnh đạo thành phố gặp và trực tiếp tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống BLGĐ, về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình có 75/130 ông chồng thường xuyên có hành vi bạo lực đã tiến bộ: “Đến nay, nhờ chính quyền, các cấp hội phụ nữ giúp đỡ và khuyên giải, tôi đã đươc vay vốn làm ăn, dựng lại nhà, còn chồng tôi đi làm nghề thợ xây. Tôi chỉ cầu mong sao cuộc sống sẽ yên bình như lúc này, để còn đủ sức lo cho hai đứa con còn tuổi ăn tuổi học” [5, tr.29]. Các cấp Hội phụ nữ của thành phố nắm rõ và thường xuyên cập nhật danh sách những gia đình có hành vi bạo lực để kịp thời tư vấn, hòa giải. Được sự quan tâm, động viên, gần gũi của cán bộ Hội Phụ nữ, đồng thời được trang bị kiến thức về BLGĐ, nên phần lớn phụ nữ bị bạo lực đã mạnh dạn chia sẻ và đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng về cả vật chất lẫn tinh thần. Hiểu biết, kiến thức của các cặp vợ chồng về hôn nhân và gia đình, phòng chống BLGĐ, bình đẳng giới được nâng lên, góp phần hạn chế bạo lực giữa vợ và chồng do thiếu hiểu biết về pháp luật.

Tóm lại, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã rất quyết tâm và có nhiều biện pháp, hành động tích cực trong phòng, chống BLGĐ và đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn chưa thật sự làm thay đổi tình hình BLGĐ nói chung, bạo lực trong quan hệ vợ chồng nói riêng trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)