6. Kết cấu của luận văn
2.2. Áp dụng pháp luật xử lý hành vi bạo lực giữa vợ và chồng nhằm
nhằm thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật hiện hành
Như đã phân tích, bạo lực giữa vợ và chồng xâm phạm các quyền cơ bản của con người, vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 10 Luật BĐG, là biểu
hiện của sự phân biệt đối xử về giới. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ ngăn chặn, điều tra và trừng phạt một cách kịp thời những hành vi bạo lực. Pháp luật Việt Nam cũng quy định rất rõ và đầy đủ quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, thân thể, danh dự, uy tín, nhân phẩm của công dân trong đó có phụ nữ và nam giới với tư cách là vợ - chồng của nhau, chống mọi hành vi bạo lực nói chung và bạo lực đối với phụ nữ, đặc biệt trong quan hệ vợ chồng. Các chế tài cũng được quy định rõ ràng trong pháp luật về Hình sự, pháp luật về Dân sự, Luật HN&GĐ, Luật BĐG, Luật PCBLGĐ.
Điều 42, Luật PCBLGĐ quy định về xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ như sau:
“1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi BLGĐ nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống BLGĐ, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ.”
Như vậy, người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống BLGĐ có thể bị xử lý bằng các biện pháp khác nhau, bao gồm: xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, xử lý dân sự, xử lý hình sự.