Sự cần thiết của việc phòng, chống, và xử lý hành vi bạo lực giữa

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.3. Sự cần thiết của việc phòng, chống, và xử lý hành vi bạo lực giữa

giữa vợ và chồng nhằm thực hiện bình đẳng giới

Theo Điều 4 Luật BĐG: “Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.

Sự phân biệt đối xử về giới giữa vợ và chồng đem lại hậu quả bất lợi cho cả 2 bên vợ - chồng, dù đó là hành vi do ai thực hiện. Bởi vì trong gia đình, lợi ích của mỗi bên vợ - chồng gắn liền, có quan hệ với nhau và tạo nên hạnh phúc, sự bền vững và củng cố lợi ích chung của gia đình. Hành vi bạo lực giữa vợ chồng vừa thể hiện sự bất BĐG, vừa gây ra sự bất ổn, mất bền vững trong gia đình. Do đó, cần nhận thấy rằng, có xóa bỏ bạo lực giới giữa vợ và chồng nói riêng hay BLGĐ nói chung, thì mới thực hiện được mục tiêu BĐG thực chất. Vì vậy, việc phòng, chống và xử lý hành vị bạo lực giữa vợ và chồng là một yêu cầu tất yếu để thực hiện BĐG giữa vợ và chồng.

Như đã phân tích, bạo lực giữa vợ và chồng thể hiện sự bất bình đẳng về vai trò, vị trí giữa chồng và vợ trong quan hệ hôn nhân gia đình; hạn chế cơ hội phát triển, khả năng thụ hưởng thành quả của cá nhân là nạn nhân của hành vi bạo lực giữa vợ và chồng; để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm cho người vợ và người chồng; ảnh

hưởng đến sự phát triển bình thường, lành mạnh của trẻ em; phá vỡ bình yên, hạnh phúc của mỗi gia đình. Có xóa bỏ bạo lực giới giữa vợ và chồng thì mới thực hiện được BĐG thực chất.

Việc phòng, chống, xử lý bạo lực giữa vợ và chồng nhằm ngăn chặn kịp thời hành vi bạo lực hoặc nguy cơ gây ra hành vi bạo lực, bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các chủ thể, đặc biệt là nạn nhân của bạo lực (mà chủ yếu là phụ nữ); răn đe, trừng phạt kịp thời người có hành vi bạo lực, giáo dục và nâng cao hiểu biết của cộng đồng, xã hội về BĐG.

Phòng, chống bạo lực giữa vợ và chồng trước hết là nhằm ngăn chặn để hành vi bạo lực không xảy ra, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn, hiểu lầm nhỏ giữa vợ - chồng, giúp vợ chồng điều chỉnh hành vi của bản thân để không xảy ra bạo lực. Không có hành vi bạo lực giữa vợ, chồng thì không xảy ra tình trạng bị xâm phạm, bị chà đạp về thân thể, nhân phẩm, danh dự giữa vợ và chồng, vợ chồng tôn trọng nhau đầy đủ, tạo nền tảng để xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc, bền vững.

Phòng, chống bạo lực giữa vợ và chồng đem lại những hiểu biết, nhận thức về tác động xấu của hành vi bạo lực tới những người xung quanh, đặc biệt là với trẻ em sẽ giúp mọi người nâng cao khả năng tự bảo vệ bản thân và gia đình. Với trẻ em là con của những cặp vợ chồng có hành vi bạo lực thì việc phòng, chống bạo lực là một cách để đảm bảo quyền trẻ em, bảo đảm cho các em có một môi trường tốt, an toàn, lành mạnh để phát triển nhân cách. Với những chủ thể gây ra bạo lực, việc được thông tin về hậu quả của bạo lực, về quyền và nghĩa vụ của các thành viên gia đình, về những trách nhiệm bị xử lý theo quy định của pháp luật vì hành vi bạo lực của mình… có tác động rất lớn trong giáo dục, răn đe thậm chí là cải tạo làm thay đổi nhận thức của họ. Bắt đầu bằng việc nhận ra hậu quả của hành vi bạo lực, những quyền và nghĩa vụ của mình với hành vi bạo lực trong gia đình, trách nhiệm pháp lý mà người

gây ra hành vi bạo lực phải gánh chịu, các cặp vợ chồng sẽ có ý thức sâu sắc hơn việc cần phải tôn trọng lẫn nhau, cần có sự quan tâm đúng cách tới nhau, có những ứng xử hợp lý khi nảy sinh mâu thuẫn...

Việc phòng, chống, xử lý bạo lực giữa vợ và chồng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng, góp phần xóa bỏ quan niệm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”, sự thiếu quan tâm tới hành vi BLGĐ cũng như thái độ thờ ơ với nạn nhân của BLGĐ. Từ đó, thay đổi nhận thức của mỗi thành viên về vai trò của mình trong gia đình, đặc biệt là vai trò của người vợ - phụ nữ được nâng lên.

Việc xử lý hành vi bạo lực một cách kịp thời, kiên quyết, với những chế tài đủ mạnh, đủ sức cứng rắn mới có thể ngăn chặn hành vi bạo lực có thể xảy ra trong tương lai. Qua đó, có thể thiết lập kỷ cương trật tự trong gia đình và xã hội, tạo môi trường an toàn không có bạo lực trong gia đình, cộng đồng, xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới thực chất, cũng như đảm bảo một xã hội dân chủ, văn minh.

Tóm lại, bạo lực giữa vợ và chồng với các hình thức khác nhau và ở các mức độ khác nhau là biểu hiện của sự bất BĐG trong gia đình. Việc xoá bỏ sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, giúp phụ nữ thực hiện quyền bình đẳng của mình với chồng trong gia đình cũng chính là một cách thức nhằm xoá bỏ bạo lực trong quan hệ vợ chồng. Những biểu hiện của bạo lực và hậu quả của chúng đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa vợ và chồng trong gia đình. BLGĐ hạn chế vai trò, cơ hội phát triển, khả năng thụ hưởng thành quả của cá nhân là nạn nhân của BLGĐ. Điều này là hậu quả bất lợi xảy ra đối với cả vợ và chồng khi họ là nạn nhân trực tiếp của nạn bạo lực chứ không chỉ đối với một bên người vợ.

Chương 2

HÀNH VI BẠO LỰC GIỮA VỢ CHỒNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH VI BẠO LỰC NHẰM THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI

THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu Pháp luật về bình đẳng giới và vấn đề phòng chống bạo lực giữa vợ chồng qua thực tiễn tại thành phố Đà Nẵng (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)