Lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)

Số lượng công nhân lao động làm việc trong các khu công nghiệp Tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng có xu hướng tăng lên do sự phát triển khu công nghiệp và sự mở rộng quy mô đầu tư của các doanh nghiệp.

Từ năm 2002 trở về trước chỉ thu hút được khoảng hơn 20.000 công nhân lao động trong các khu cụm công nghiệp, sau khi thành lập Ban quản lý các khu công nghiệp năm 2003 đến nay với chủ trương đúng hướng và chính sách ưu đãi của tỉnh nên đã thu hút số lượng dự án đầu tư ngày càng nhiều do đó số lượng công nhân cũng tăng lên nhanh chóng. Đến nay số công nhân làm việc trong tỉnh là 90.000 lao động, trong đó có khoảng 81.200 người làm việc trong các khu công nghiệp, khoảng 54.404 lao động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 26.797 lao động của các dự án đầu tư trong nước (DDI).Theo dự kiến của tỉnh với tốc độ thu hút đầu tư và mở rộng, hình thành các khu công nghiệp các khu công nghiệp mới đến năm 2015 sẽ thu hút khoảng 20 – 22 vạn lao động.

Số lượng công nhân tập trung nhiều nhất ở 4 khu công nghiệp tập trung là khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Kim Hoa, Khu công nghiệp Quang Minh, Khu công nghiệp Bình Xuyên.

Bảng 2.2: Số lượng lao động trong một số khu công nghiệp tập trung ở Vĩnh Phúc tăng lên qua các năm trong giai đoạn 2002 – 2008

Khu công nghiệp Năm So sánh (%) 2007 2008 2009 2010 2011 08/07 09/08 10/09 11/10 BQ Kim Hoa 11.508 13.258 15.016 15.789 19.845 115,21 113,26 105,15 125,69 114,59 Quang Minh I và II 13.500 15.100 16.842 16.598 17.456 111,85 111,54 98,55 105,17 106,64 Khai Quang 8.500 10.085 11.354 12.597 13.985 118,65 112,58 110,95 111,02 113,26 Bình Xuyên 9.507 12.138 13.546 17.895 17.398 127,67 111,60 132,11 97,22 116,31 Tổng Cộng 43.015 50.581 56.758 62.879 68.684 117,59 112,21 110,78 109,23 112,41

Nguồn: số liệu Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Biểu đồ 2.1: Tổng số lao động ở một số khu công nghiệp tại Vĩnh Phúc

Tổng số LĐ ở một số KCN tại Vĩnh Phúc 0 20.000 40.000 60.000 80.000 2007 2008 2009 2010 2011 Tổng số LĐ ở một số KCN

Nhìn vào bảng trên và biểu đồ trên ta thấy số lượng lao động ở 4 khu công nghiệp này tăng đều qua các năm, trong đó tăng mạnh nhất là năm 2008. Bình quân qua 5 năm tốc độ tăng lên là 12,41%. Trong đó lao động ở khu công nghiệp Bình Xuyên là tăng mạnh nhất, bình quân qua 5 năm tăng lên hơn 16%, cụ thể là năm 2007 số lao động chỉ có 9.507 lao động nhưng đến năm 2011 đã tăng lên 17.398 lao động. Có thể nói rằng khi các khu công nghiệp tập trung của Vĩnh Phúc ngày càng mở rộng quy mô sản xuất thì số lượng công nhân ngày càng tăng lên đó là một tất yếu.

2.1.2.2 Độ tuổi lao động tại các khu công nghiệp

Theo số liệu thống kê của công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc nguồn lao động làm việc trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc hầu hết là lao động trẻ tuổi từ 16 đến 30 chiếm khoảng 70%, từ 30 đến 35 tuổi chiếm

10%, trên 35 tuổi khoảng 20%

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ theo độ tuổi lao động tại các khu công nghiệp Vĩnh Phúc 70% 10% 20% 16 - 30 30 - 35 Trên 35 e

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Qua biểu đồ ta thấy trong các khu công nghiệp Vĩnh Phúc tỷ lệ lao động trẻ chiếm đại đa số lao động của tỉnh. Họ là những lao động trẻ, phần lớn chưa có gia đình.

Số lượng lao động tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc hầu hết là nông dân sau khi bị thu hồi đất nông nghiệp, họ được tạo việc làm trong các khu công nghiệp, do đó trình độ của họ rất thấp chủ yếu là trình độ lao động phổ thông. Trong đó lao động trình độ trung học phổ thông chiếm 84.9%, trình độ cao đẳng đại học chiếm 9.6%, trung cấp chiếm 5.5%.

Biểu đồ 2.3: Trình độ lao động trong các khu công nghiệp

10% 6% 85% ĐH, CĐ TC PTTH

Nguồn: Theo số liệu thống kê của Công đoàn các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc.

Đây là một trong những vấn đề mà các nhà đầu tư đặc biệt là đầu tư nước ngoài còn chưa hài lòng, chưa đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của họi khi mà công nghệ được sử dụng lại là những công nghệ hiện đại. Vì vậy, đây là một vấn đề đặt ra đối với tỉnh cần phải thúc đẩy đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao chất lượng nguồn lao động.

Một phần của tài liệu Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)