Sự phát triển các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, giáp thủ đô Hà Nội, có nhiều tiềm năng và lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, thuận lợi cho việc hình thành, phát triển các khu công nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội nói chung.

Trong chiến lược phát triển công nghiệp, tỉnh Vĩnh Phúc đã xác định nhiệm vụ trọng tâm là đầu tư, phát triển mở rộng các khu công nghiệp trên địa bàn. Năm 2010 tỉnh Vĩnh Phúc có 4.500 đến 5.000 ha đất công nghiệp với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật đồng bộ. Vĩnh Phúc đã có chủ trương hướng vào phát triển các ngành mũi nhọn có tính cạnh tranh cao như ngành cơ khí chế tạo, điện tử tin học, công nghệ dệt may, chế biến thực phẩm… trong đó đặc biệt ưu tiên thu hút các dự án công nghệ cao.

Hiện nay, Vĩnh Phúc đang tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức vận động, đổi mới và nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến đầu tư, tăng cường hoạt động thông tin liên lạc, tuyên truyền chính sách thu hút phát triển công nghiệp chú trọng khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Ban quản lý các khu công nghiệp và thu hút đầu tư phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh trong công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật các khu công nghiệp, tăng cường công tác quản lý, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn. Các khu công nghiệp trên địa bản tỉnh Vĩnh Phúc đã trở thành điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hoàn thành mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc, phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015.

Tính đến tháng 11 năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc đã có 20 khu công nghiệp được phê duyệt; trong đó có 8 khu công nghiệp đi vào hoạt động; gồm có:

Bảng 2.1. Danh mục khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc

Khu công

nghiệp DT Nhóm dự án thu hút đầu tư Địa điểm

Kim Hoa 105 ha Sản xuất và lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy Thị xã Phúc Yên Phúc Yên 149,03

ha

Thiết bị phục vụ ngành hàng không, sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị y tế, điện, điện lạnh, phụ tùng ô tô xe máy

Thị xã Phúc Yên Bình Xuyên 271 ha Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện,

hóa chất, sản xuất các loại vật liệu mới…

Khu công nghiệp Bình Xuyên Sơn Lôi 300 ha Sản xuất máy móc thiết bị dịch vụ vận chuyển, sửa chữa đóng

mới container, cơ khí, thiết bị điện, sản xuất thiết bị nâng hạ cỡ lớn.

Khu công nghiệp Sơn Lôi, Bình Xuyên Bình Xuyên II 485ha Sản xuất điện thoại, linh kiện điện tử, sản xuất sản phẩm điện tử Khu công

nghiệp Bình Xuyên II, Bình Xuyên Bá Thiện 326.9

ha

Sản xuất máy tính, thiết bị thông tin, viễn thông, internet và sản phẩm công nghệ thông tin.

Khu công nghiệp Bá Thiện, Bình Xuyên Bá Thiện II 308 ha Sản xuất máy tính, công nghệ thông tin, internet và sản phẩm

công nghệ thông tin trọng điểm; sản xuất vật liệu mới, năng lượng mới.

Huyện Bình Xuyên Nam Bình

Xuyên

304 ha Sản xuất phụ tùng ô tô, xe máy, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại…

Huyện Bình Xuyên Khai Quang 262 ha Sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, điện tử, điện lạnh,

thiết bị phụ tùng ô tô, xe máy; sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại…

Thành phố Vĩnh Yên Chấn Hưng 131,31

ha

Cơ khí chế tạo, chế tạo động cơ, sản xuất khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại

Chấn Hưng, Bình Xuyên Hội hợp 150 ha Sản xuất các linh kiện điện tử, linh phụ kiện máy tính, thiết bị

thông tin, viễn thông

Phía tây thành phố Vĩnh Yên Tam Dương I 700 ha Sản xuất thiết bị điện, chế tạo máy nông nghiệp, thang máy,

thang cuốn, khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại…

Huyện Tam Dương Tam Dương II 750 ha Sản xuất chế tạo thiết bị cơ khí chính xác, thiết bị điện, chế tạo

máy nông nghiệp, thiết bị, phụ tùng ô tô, xe máy, khuôn mẫu cho các sản phẩm kim loại và phi kim loại

Huyện Tam Dương Vĩnh Tường 200 ha Sản xuất phụ tùng ô tô xe máy, công nghiệp phụ trợ, thực phẩm

đồ uống, chế biến nông sản thực phẩm, may mặc, da giày.

Huyện Vĩnh Tường Vĩnh Thịnh 270 ha Sản xuất sản phẩm công nghệ cao, vật liệu xây dựng, cơ khí chế

tạo, máy móc thiết bị phục vụ đường thủy, đóng tàu…

Huyện Vĩnh Tường Lập Thạch I 150 ha Sản xuất hàng tiêu dung, chế biến thực phẩm, vật liệu xây huyện Lập

dựng, cơ khí chế tạo, cấu kiện xây dựng, thiết bị y tế, dược phẩm

Thạch Lập Thạch II 250 ha Sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện

lạnh, thực phẩm, may mặc, da giầy, thiết bị y tế, dược phẩm

Huyện Lập Thạch Thái Hóa Liên

Sơn,Liên Hòa

370 ha Sản xuất vật liệu xây dựng, may mặc, da giầy, thực phẩm, đồ uống, chiến biến nông sản thực phẩm, hàng tiêu dung.

Huyện Lập Thạch Sông Lô I 200 ha Sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, thiết bị điện, hàng

tiêu dung, may mặc, phụ tùng ô tô, xe máy, điện tử, điện lạnh; máy móc thiết bị phục vụ ngành xây dựng, thực phẩm, may mặc; thiết bị y tế.

Huyện Sông Lô

Sông Lô II 180 ha cơ khí chế tạo, máy móc thiết bị y tế, thiết bị điện. Huyện Sông Lô

Nguồn: bqlkvnvp.gov.vn

Theo quy hoạch các khu công nghiệp định hướng đến năm 2020: đến năm 2020 bổ sung thêm 10 khu công nghiệp với tổng diện tích là 3.176 ha gồm khu công nghiệp: Đồng Cương, Trung Nguyên, Bình Dương, Đại Đồng, Tân Tiến – Yên, Duy Phiên, Cao Phong, Đức Bác – Đồng Thịnh, Đình Chu, Vĩnh Tường.

Như vậy, để tạo mặt bằng cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế của tỉnh, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 là 29 khu công nghiệp với tổng diện tích khoảng 11.000 ha.

Có thể nói các khu công nghiệp trên địa bàn của tỉnh đã thu hút được số lượng lớn các dự án đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho phát triển kinh tế của tỉnh.

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp vào năm 2015, thời gian tới tỉnh cần đặc biệt chú trọng thu hút các dự án điện tử công nghệ cao và công nghiệp phụ trợ nhằm từng bước hình thành một trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ cao; đồng thời, tập trung khai thác các dự án đến từ các quốc gia, vùng lãnh thổ truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, hướng tới các dự án đầu tư từ Mỹ và khối EU.

Một phần của tài liệu Thị trường nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)