Chi phí thuê tƣ vấn xây dựng nƣớc ngoài:

Một phần của tài liệu Sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam (Trang 29)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Chi phí thuê tƣ vấn xây dựng nƣớc ngoài:

Thời điểm xác định chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài

Theo quy định tại Thông tƣ 09/2007/TT-BXD thì “chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài phải dự tính ngay trong TMĐT của dự án” [9, tr.2]. Quy định nhƣ trên tức là tách riêng dịch vụ tƣ vấn lập DAĐT và các dịch vụ tƣ vấn tiếp theo (thiết kế, lập và đánh giá HSDT, giám sát, hỗ trợ quản lý dự án…) không thực hiện đồng thời và khi thực hiện lựa chọn tƣ vấn nƣớc ngoài (thiết kế, lập và đánh giá HSDT, giám sát, hỗ trợ quản lý dự án…) thì đã có cơ sở lập giá gói thầu. Nhƣng thực tế vẫn còn những bất cập sau:

Một số DAĐT xây dựng lựa chọn tƣ vấn nƣớc ngoài thực hiện đồng thời dịch vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi và các dịch vụ tƣ vấn khác (dự án đƣờng sắt đô

thị Hà Nội tuyển chọn tƣ vấn SYSTRA Pháp thực hiện các dịch vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công, giám sát xây dựng, lắp đặt, hỗ trợ quản lý dự án…; dự án công trình xây dựng Trụ sở Bộ Ngoại giao tuyển chọn tƣ vấn nƣớc ngoài lập dự án và thiết kế xây dựng công trình…). Nhƣ vậy chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài trong trƣờng hợp này không thể thực hiện theo quy định trên.

Theo Quyết định số 49/2007/QĐ-TTg thì “Sau khi có kết quả thi tuyển, chủ đầu tƣ và tác giả phƣơng án thiết kế kiến trúc đƣợc lựa chọn trực tiếp đàm phán, ký kết hợp đồng để thực hiện lập DAĐT xây dựng công trình và thiết kế xây dựng…” [13, tr.1]. Nhƣ vậy tƣ vấn lập dự án có thể đồng thời thực hiện công việc thiết kế đồng nghĩa với việc không thể dự tính ngay chi phí thiết kế trong TMĐT nhƣ quy định.

Luật số 38/2009/QH12 ngày 19/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng cơ bản đã bỏ quy định “Nhà thầu tƣ vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi không đƣợc tham gia đấu thầu cung cấp dịch vụ tƣ vấn lập thiết kế kỹ thuật của dự án, nhà thầu tƣ vấn đã tham gia thiết kế kỹ thuật của dự án không đƣợc tham gia đấu thầu các bƣớc tiếp theo” trong luật Đấu thầu số 61. Điều này cho phép tƣ vấn lập dự án và thiết kế có thể đƣợc thực hiện đồng thời và tƣơng tự nhƣ trên chúng ta cũng không thể dự tính ngay chi phí thiết kế trong TMĐT nhƣ quy định.

Nhƣ vậy vấn đề xác định chi phí tƣ vấn nƣớc ngoài vào thời điểm nào là phù hợp cũng là vấn đề cần xem xét nhằm bảo đảm tính sát thực, hợp lý phù hợp với tổ chức tƣ vấn nƣớc ngoài thực tế dự định sử dụng.

Về cách thức xác định chi phí tƣ vấn nƣớc ngoài

Theo quy định tại Thông tƣ số 09/2007/TT-BXD thì “chủ đầu tƣ xác định giá gói thầu thuê tƣ vấn nƣớc ngoài trên cơ sở chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài đã dự tính trong TMĐT”[9, tr.2] và cách xác định có thể là:

+ Theo chi phí của loại công việc tƣ vấn của DAĐT xây dựng công trình tƣơng tự do tƣ vấn nƣớc ngoài thực hiện;

+ Theo tỷ lệ phần trăm (%) chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong TMĐT của dự án;

+ Theo dự toán tháng - ngƣời (man - month) hoặc ngày - ngƣời, giờ - ngƣời. Thực tế thực hiện cho thấy có một số vấn đề làm cho các hƣớng dẫn này khó có thể thực hiện đƣợc. Cụ thể là:

- Việc “xác định giá gói thầu trên cơ sở chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài đã dự tính trong TMĐT” đƣợc hiểu là phải xác định giá gói thầu trên cơ sở đã có dự tính chi phí thuê tƣ vấn trong TMĐT hay dùng chính dự tính trong TMĐT này làm giá gói thầu. Một số dự án nhƣ dự án cấp nƣớc và vệ sinh (ADB1, ADB2, 3 và 4… do Bộ Xây dựng quản lý) đã dùng chính dự tính thuê tƣ vấn nƣớc ngoài trong TMĐT để làm giá gói thầu trong khi một số dự án khác nhƣ dự án Cải thiện môi trƣờng nƣớc Nam Bình Dƣơng (vốn JIC) mặc dù có giá dự tính thuê tƣ vấn nƣớc ngoài trong TMĐT (172 tỷ VN, không thuế và dự phòng) nhƣng vẫn lập và phê duyệt giá gói thầu tƣ vấn nƣớc ngoài này là 131 tỷ (không thuế và dự phòng).

- Khó có thể xác định chi phí của “loại công việc tƣ vấn của DAĐT xây dựng công trình tƣơng tự do tƣ vấn nƣớc ngoài thực hiện”. Có thể xem ví dụ sau đây:

Xác định giá thuê tƣ vấn nƣớc ngoài lập dự án, thiết kế (kỹ thuật và bản vẽ tho công) công trình xây dựng Trụ sở làm việc Bộ A. Công trình có diện tích xây dựng 130.000m2 sàn, 02 tầng hầm và 24 tầng nổi, thời gian thực hiện dịch vụ tƣ vấn là 12 tháng.

Bảng 2.1 - Các dự án Tên công trình Năm thực hiện Loại công trình Phạm vi công việc Đặc điểm dự án Giá trị hợp đồng tƣ vấn (USD) Tổ hợp KS 5 sao của Pettro Việt Nam

01/2008-8/2010 Dân dụng

Lập dự án, thiết kế kỹ thuật và thiết kế chi tiết

Diện tích sàn 255.240m2, 30 tầng và 02 tầng hầm 14.100.000 Dự án phát triển tổng hợp tại Hà Nội 8/2007-12/2008 Dân dụng Lập dự án, thiết kế kỹ thuật và thiết kế chi tiết

Diện tích sàn 578.000m2, 03 toà nhà từ 48-70 tầng

11.805.022

Văn phòng EVN tại Việt Nam

11/2005-5/2007 Dân dụng

Lập dự án, thiết kế kỹ thuật và thiết kế chi tiết

Diện tích sàn 123.157m2, 30 tầng và 03 tầng hầm

2.451.800

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

Phân tích cho thấy dự án Văn phòng EVN Việt Nam có tính chất gần tƣơng đƣơng (diện tích sàn, tầng hầm, số chiều cao tầng, tính chất công trình là văn phòng làm việc, thời gian thực hiện dịch vụ tƣ vấn…).

Xác định giá thuê tƣ vấn công trình xây dựng Trụ sở làm việc Bộ A nhƣ sau: + Lựa chọn, xác định chi phí tƣ vấn tính theo diện tích sàn của công trình có tính tƣơng đƣơng (trụ sở EVN Việt Nam) là 20USD/m2 sàn.

+ Xác định các yếu tố bổ sung, điều chỉnh thêm là: 50 % = 20USD x 150% = 30USD/m2.

+ Giá xác định dự kiến thuê tƣ vấn là: 130.000m3 x 30USD/m2 = 4.900.000USD.

Thực tế giá nhà thầu đề xuất là 7.900.000USD và đàm phán giá cuối cùng là 7.100.000USD (tƣơng đƣơng 54USD/m2 sàn) >> 4.900.000USD.

Việc xác định chi phí thiếu chính xác nhƣ trên là do khó có thể xác định tính tƣơng đƣơng về loại hình công trình, phạm vi công việc tƣ vấn, trình độ tƣ vấn, xuất xứ tƣ vấn, thời gian thực hiện, điều kiện cung cấp của chủ đầu tƣ… dẫn tới việc loại

trừ hoặc tính bổ sung chi phí thiếu cơ sở thực hiện một cách chính xác khi so sánh, đối chiếu hoàn cảnh, đặc điểm sử dụng tƣ vấn ở các dự án khác nhau nhằm bảo đảm tính “tƣơng tự” khi xác định chi phí tƣ vấn thuê nƣớc ngoài theo hƣớng dẫn trên.

- Việc thực hiện tính chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài theo tỷ lệ phần trăm (%) chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trong TMĐT của dự án cũng có nhiều hạn chế trong quá trình thực hiện:

+ Thứ nhất, chƣa có hệ thống định mức chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài để tham khảo thực hiện (giống nhƣ các định mức chi phí tƣ vấn đầu tƣ xây dựng công trình trong nƣớc công bố theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng).

+ Thứ hai, mức độ chính xác không cao do vậy chỉ có thể dùng trong việc xác định, dự trù vốn chứ khó có thể làm giá xét thầu hoặc giá ký hợp đồng. Ví dụ: Chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài dự án xây dựng trụ sở Bộ Ngoại giao, chủ đầu tƣ tính toán trình thẩm tra là 8% TMĐT, cơ quan thẩm tra xác định là 6,5% nhƣng thực tế khi đề xuất ký hợp đồng chỉ khoảng 5,8%. Chi phí thuê tƣ vấn nƣớc ngoài tại công trình xây dựng trụ sở Bộ Công an là khoảng 6,15% chi phí xây dựng và thiết bị đƣợc coi là hợp lý nhƣng do sự biến động của giá vật liệu (chi phí xây dựng và thiết bị tăng) nên dù tỷ lệ này đã giảm xuống dƣới 6% nhƣng thực tế giá trị hợp đồng tƣ vấn không hề giảm.

+ Thứ ba, chƣa phản ánh đƣợc đặc thù của nguồn gốc tƣ vấn sử dụng. Tỷ lệ này có thể phù hợp và chấp nhận đƣợc nếu sử dụng các nƣớc đang phát triển (Trung Quốc, Ấn Độ, Philipin…) nhƣng chƣa phù hợp với tƣ vấn châu Âu hoặc Nhật Bản (mức LCB cao, CPXH và CPQL, lợi nhuận… thƣờng cao hơn so với tƣ vấn các nƣớc đang phát triển).

- Việc xác định dự toán theo dự toán tháng-ngƣời (hoặc ngày-ngƣời, giờ- ngƣời) nhƣ hƣớng dẫn thực tế cho thấy đƣợc áp dụng nhiều và cho giá trị chi phí tƣ vấn xác định là khả thi hơn cả. Tuy nhiên, phƣơng pháp này cũng có những nhƣợc điểm sau:

+ Việc xác định chi phí tƣ vấn căn cứ chủ yếu trên cơ sở tháng-ngƣời của chuyên gia (trong nƣớc và quốc tế). Số lƣợng tháng-ngƣời dự kiến này dựa trên nhiệm vụ tƣ vấn (Điều khoản tham chiếu) với các dự kiến cụ thể đầu vào nhân sự (số lƣợng chuyên gia, loại chuyên gia, số tháng-công cho mỗi loại chuyên gia…) mà điều này đòi hỏi ngƣời chuẩn bị dự toán phải có kinh nghiệm về lĩnh vực tƣ vấn dự kiến thuê chuyên gia. Thực tế cho thấy chỉ có những chủ đầu tƣ sử dụng tƣ vấn chuyên nghiệp lập dự toán này (cũng là tƣ vấn chuẩn bị HSMT) thì dự toán trên mới có cơ sở sát thực. Còn nói chung giá trị dự toán lập ra thƣờng có sự khác biệt khá lớn so với đề xuất tài chính của nhà thầu. Nhƣ trong dự án môi trƣờng nƣớc Nam Bình Dƣơng ở bảng sau:

Bảng 2.2 - Dự án môi trƣờng nƣớc Nam Bình Dƣơng Dự toán đã thẩm tra,

phê duyệt (làm cơ sở giá gói

thầu)

Đề xuất tài chính của

nhà thầu Tăng

Tỷ lệ sai khác

132.903.906.933 VNĐ 176.048.171.326 VNĐ 43.144.264.393 VNĐ 33%

Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả

+ Việc chênh lệch quá nhiều nhƣ trên có nhiều nguyên nhân nhƣng trong đó có các yếu tố nhƣ phân tích ở trên và cũng là một trong các nguyên nhân làm chậm quá trình thực hiện do điều chỉnh, thay đổi giá xét thầu cũng nhƣ kéo dài thời gian đàm phán tài chính.

Về cơ cấu tiền lƣơng tháng chuyên gia tƣ vấn nƣớc ngoài

Quy định tại Thông tƣ số 09/2007/TT-BXD lƣơng tháng chuyên gia tƣ vấn nƣớc ngoài bao gồm: LCB, CPXH, CPQL, chi phí bảo hiểm, các khoản phụ cấp khác và lợi nhuận. Cụ thể nhƣ sau:

Bảng 2.3 - Cách xác định chi phí tiền lƣơng chuyên gia theo Thông tƣ số 09/2007/TT-BXD Tên Chuyên gia LCB tháng Chi phí xã hội (CPXH) Chi phí quản lý (CPQL) Chi phí bảo hiểm Phụ cấp khác Lợi nhuận Lƣơng tháng (1) (2) (3) = % x (2) (4) =% x (2) (5) = x (2) (6) = % x (2) (7) = % x (2) (8) = (2)+…(7) Chuyên gia A Chuyên gia B….

Nguồn: Thông tư số 09/2007/TT-BXD

Theo thông lệ quốc tế chi phí bảo hiểm (bảo hiểm sản phẩm tƣ vấn và các loại bảo hiểm bắt buộc khác) không là một khoản mục riêng cấu thành chi phí tiền lƣơng chuyên gia. Chi phí bảo hiểm tƣ vấn thƣờng đƣợc thể hiện nhƣ một khoản chi phí cấu thành giá hợp đồng tƣ vấn (hoăc dự toán chi phí tƣ vấn). Các hãng tƣ vấn thƣờng căn cứ theo yêu cầu của chủ đầu tƣ (thể hiện trong dự thảo hợp đồng kèm theo HSMT hoặc hồ sơ yêu cầu) để xác định chi phí này căn cứ theo yêu cầu phải mua bảo hiểm của ai (trong nƣớc hay quốc tế). Chẳng hạn dịch vụ tƣ vấn lập dự án, thiết kế công trình trụ sở Bộ Ngoại giao yêu cầu về bảo hiểm nhƣ sau:

Giá trị bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp: ít nhất bằng giá trị hợp đồng;

Khiếu nại về thƣơng tật, hƣ hỏng tài sản và thiết hại về tiền bạc: 2.000.000USD/trƣờng hợp.

Tổng số tiền bảo hiểm phải trả cho tất cả các trƣờng hợp mất mát của ngƣời đƣợc bảo hiểm: 6.000.000USD.

Dựa trên yêu cầu cụ thể trên mới có thể xác định đƣợc giá trị chi phí bảo hiểm (bằng cách tham khảo hoặc báo giá của các Công ty bảo hiểm).

Việc quy định chi phí bảo hiểm nhƣ là một nội dung thuộc chi phí lƣơng tháng của chuyên gia nhƣ trên là chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế thực hiện. Mặt khác việc quy định “chi phí bảo hiểm tính theo tỷ lệ % của chi phí tiền LCB

của chuyên gia…” cũng chƣa phù hợp bởi chi phí bảo hiểm phụ thuộc vào nội dung công việc cần bảo hiểm và mức yêu cầu bảo hiểm do chính chủ đầu tƣ yêu cầu.

Theo Quyết định số 957/QĐ-BXD ngày 29/09/2009 của Bộ Xây dựng công bố Định mức CPQL dự án và tƣ vấn ĐTXD công trình thì chi phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp không nằm trong thành phần của dự toán chi phí tƣ vấn nhƣ sau:

Bảng 2.4 - Tổng hợp chi phí tƣ vấn

STT NỘI DUNG CHI PHÍ GIÁ TRỊ

1 Chi phí chuyên gia 2 Chi phí quản lý 3 Chi phí khác

4 Thu nhập chịu thuế tính trƣớc 6% x (1+2+3+4) 5 Thuế giá trị gia tăng: % x (1+2+3+4+5)

6 Chi phí dự phòng: 5 % x (1+2+3+4+5+6) TỔNG CỘNG: 1+2+3+4+5+6+7

Nguồn: Quyết định số 957/QĐ-BXD

Bảng 2.5 - Thù lao cho chuyên gia nƣớc ngoài cho phần việc áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian theo Thông tƣ số 06/2010/TT-BKH&ĐT

Họ tên chuyên

gia

Chức

danh Lƣơng cơ bản

Chi phí hội Chi phí quản Cộng (6)=(3) +(4)+( 5) Lợi nhuận CP trả cho chuyên gia / tháng Số tháng - ngƣời Thù lao cho chuyên gia (1) (2) (3) (4) = % x (3) (5) = % x (3) (6) (7) = % x (6) (8)= (6) + (7) (9) (8)x(9) (10) = Chuyên gia A Chuyên gia B….

Nguồn: Thông tư số 06/2010/TT-BKH&ĐT

Nhƣ vậy có thể thấy rằng việc quy định chi phí bảo hiểm nhƣ một nội dung cấu thành chi phí tiền lƣơng tháng chuyên gia và xác định trên cơ sở tiền LCB

chuyên gia nhƣ quy định tại Thông tƣ số 09/2007/TT-BXD là chƣa phù hợp với thông lệ quốc tế và mâu thuẫn ngay với một số các quy định khác hiện hành.

Về cách xác định lợi nhuận trong chi phí tƣ vấn

Thông tƣ số 09/2007/TT-BXD hƣớng dẫn: “Lợi nhuận là khoản chi phí dự tính để bảo đảm sự phát triển của tổ chức tƣ vấn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận xác định theo tỷ lệ % của chi phí tiền LCB của chuyên gia”.

Theo thông lệ quốc tế, cũng nhƣ các văn bản liên quan đến lựa chọn nhà thầu tƣ vấn quốc tế hiện hành thì hƣớng dẫn về lợi nhuận nhƣ Thông tƣ số 09/2007/TT- BXD trên có những điểm chƣa phù hợp:

Thứ nhất là hƣớng dẫn trên không chỉ rõ “tỷ lệ %” lợi nhuận là bao nhiêu và xác định nhƣ thế nào? Đối với việc lập dự toán chi phí tƣ vấn nhằm để dự trù vốn, xác định giá gói thầu trong trƣờng hợp đấu thầu thì có thể dự tính (thông lệ nƣớc ngoài có thể tính từ 10-15% LCB) nhƣng trong trƣờng hợp chỉ định thầu khi nhà thầu tƣ vấn nƣớc ngoài đề xuất tài chính thì mức lợi nhuận này xác định nhƣ thế nào bởi các nhà thầu khác nhau thì mức lợi nhuận khác nhau và mức tỷ lệ % bao nhiêu là hợp lý vẫn chƣa có hƣớng dẫn cụ thể.

Thứ hai là cách tính lợi nhuận. Theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ số 09/2007/TT- BXD thì lợi nhuận tính trên cơ sở tỷ lệ % x LCB chuyên gia. Nhƣng tham khảo một số hƣớng dẫn khác cho thấy có những điểm khác biệt trong việc xác định lợi nhuận này. Có thể tham khảo:

* Theo biểu mẫu xác định Thù lao cho chuyên gia nƣớc ngoài cho phần việc áp dụng hình thức hợp đồng theo thời gian theo Thông tƣ số 06/2010/TT-BKH&ĐT ở trên, lợi nhuận đƣợc tính trên tổng LCB + CPXH + CPQL.

Qua biểu mẫu này cũng cho thấy lợi nhuận đƣợc tính bằng định mức % tính trên tổng LCB, CPXH và CPQL và có sự khác biệt với hƣớng dẫn tại Thông tƣ 09/2007/TT-BXD là tính trên LCB.

Một phần của tài liệu Sử dụng hiệu quả dịch vụ tư vấn nước ngoài trong các dự án đầu tư xây dựng công trình tại Việt Nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(180 trang)