Tạo lập môi trường

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam (Trang 105)

e/ Cung cầu dầu khí của Việt Nam

3.3.2.Tạo lập môi trường

Hành lang pháp lý

Đối với quản lý Nhà nước cần nghiên cứu hoàn thiện khung pháp lý nhằm đảm bảo cho các hoạt động dầu khí có điều kiện phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu ở cả trong và ngoài nước đối với tất cả các lĩnh vực thượng, trung và hạ nguồn. Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các nhà đầu tư triển khai các hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác ở vùng nước sâu, xa bờ. Nâng cao năng lực tổ chức, quản lý và đưa ra những các quyết định chính xác, kịp thời phù hợp với thực tế tạo ra môi trường pháp lý chặt chẽ và thông thoáng cho sản xuất, kinh doanh trong Ngành dầu khí. Tổ chức chỉ đạo thực hiện cần nhanh nhậy nắm bắt kịp thời những vướng mắc và các rào cản về mặt chính sách, luật pháp để thao gỡ, sửa chữa bổ sung. Không ngừng hoàn thiện chính sách đối ngoại, hội nhập quốc tế thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dầu khí đầu tư ra nước ngoài, vùng chồng lấn trong nước, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò...

Tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất kinh doanh của các cơ quan quản lý và sản xuất kinh doanh trong Ngành Dầu

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

khí. Tập trung chức năng quản lý nhà nước về Dầu khí vào một đầu mối (một bộ quản lý).

Ngoài ra, cần có lộ trình cụ thể sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực dầu khí trên cơ sở Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước trong Ngành Dầu khí, trên cơ sở cổ phần hóa cũng cần nghiên cứu sửa đổi cho hiệu qủa hơn, bảo đảm được vốn của Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo.

Các doanh nghiệp cần được bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý kinh doanh trong cơ chế thị trường. Nâng cao năng lực quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cung là một yếu tố quan trọng, quyết đính sự phát triển bền vững và có hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế nói chung và Ngành dầu khí nói riêng.

Đối với khoa học công nghệ và chuyển giao công nghệ:

Nhà nước mà đại diện là Tập đoàn dầu khí VN cần đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành và hoạt động sản xuất kinh doanh; tăng khả năng cạnh tranh của Ngành Dầu khí; bảo vệ tài nguyên, môi trường cho sự phát triển bền vững. Nghiên cứu lựa chọn, ứng dụng, làm chủ và phát triển các công nghệ tiên tiến của nước ngoài trong các lĩnh vực: tìm kiếm thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế biến Dầu khí, sử dụng khí nhằm khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn trữ lượng Dầu khí hiện có, tiếp tục gia tăng trữ lượng Dầu khí xác minh; phát triển các mỏ nhỏ, mỏ nước sâu xa bờ, các mỏ khí có hàm lượng CO2 cao; nâng cao hệ số thu hồi dầu của các mỏ đang khai thác; áp dụng các giải pháp công nghệ mới làm giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành các sản phẩm dầu khí.

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

Thời gian tới, cần phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ một cách đồng bộ, từng bước từ ứng dụng đến cải tiến công nghệ nước ngoài và tiến tới sáng tạo công nghệ của Việt Nam. Sắp xếp lại các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ và đào tạo theo hướng vừa tập trung vừa chuyên sâu. Đồng thời bổ sung chỉnh sửa các tiêu chuẩn kỹ thuật, quy định an toàn công trình dầu khí phù hợp với trình độ phát triển khoa học và công nghệ đang và sẽ áp dụng.

Đối với việc đảm bảo hài hòa các lợi ích phát triển thị trường:

Tìm hiểu các điều khoản liên quan hoạt động kinh doanh của Ngành dầu khí Việt Nam khi gia nhập WTO để triển khai cho các đơn vị nhằm tìm các giải pháp thích hợp để tăng khả năng cạnh tranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nhà nước có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong nước mở rộng hợp tác, liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài để mở rộng thị trường ra nước ngoài, lập các chi nhánh, đại diện ở nước ngoài để quảng bá sản phẩm và mở rộng thị trường. Xây dựng lộ trình từng bước tự do hóa thị trường xăng dầu trong phạm vi cả nước phù hợp với lộ trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đồng thời xây dựng lộ trình từng bước thị trường hóa giá khí để tạo cơ sở triển khai nhập khẩu khí khô qua đường ống xuyên ASEAN sau năm 2016 và nhập khẩu khí LNG/DME, .. với mục tiêu đồng nhất giá khí thế giới sau năm 2010, nghiên cứu xây dựng cơ chế định giá sản phẩm cho các NMLHD tại Việt Nam trong cơ cấu thị trường vừa có sản phẩm nhập khẩu vừa có sản phẩm cung cấp nội địa.

Ngoài ra Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các các doanh nghiệp thành lập trung tâm xúc tiến thương mại và tư vấn đầu tư (Liên doanh, Công ty cổ phần) để nghiên cứu và tư vấn: đầu tư, tài chính, thị trường,

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

pháp luật…, Dự báo sự phát triển thị trường, nghiên cứu chiến lược cạnh tranh... nhằm tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Ngành dầu khí Việt Nam và các nhà đầu tư trong nước đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực hoạt động dầu khí.

Đối với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường:

Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức về môi trường đến mọi cán bộ công nhân viên. Khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để bảo vệ môi trường. Kiểm soát chặt chẽ quá trình tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; tuân thủ nghiêm ngặt qui trình, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Bổ sung, sửa đổi các tiêu chuẩn về môi trường cho phù hợp với tiêu chuẩn môi trường Việt Nam; xây dựng mục tiêu dài hạn về môi trường theo hướng thống nhất với tiêu chuẩn môi trường của Việt Nam, khu vực và thế giới. Quản lý chặt chẽ công nghệ Dầu khí về phương diện môi trường, các công nghệ được lựa chọn phải tân tiến, hiệu suất cao, ít ảnh hưởng đến môi trường.

Tất cả các dự án, hoạt động dầu khí đều được đánh giá tác động đến môi trường sinh thái, kinh tế xã hội và văn hoá ngay từ khâu đầu của quá trình triển khai, các sản phẩm và dịch vụ cung ứng đều đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, thường xuyên tổ chức giám sát môi trường, tổ chức thu gom và xử lý chất thải phù hợp với các yêu cầu của pháp luật.

Ban hành và tổ chức thực hiện Lộ trình Nhiên liệu Sạch của VN từ nay đến 2015 và 2025, trong đó lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhiên liệu của VN có lộ trình hướng tới hội nhập quốc tế cho từng loại sản phẩm: Xăng dầu sạch, LPG, CNG, City Gas, Nhiên liệu sinh học tương ứng với hệ thống tiêu chuẩn ERO IV, V, VI….; Đồng bộ hóa các tiêu

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

chuẩn kỹ thuật liên quan đến nhiên liệu sạch và bảo vệ môi trường trong các lĩnh vực chế tạo xe cộ, thiết bị, vật liệu…

Mở cửa hội nhập sâu rộng Thu hút đầu tư nước ngoài:

Các cơ quan quản lý nhà nước sửa chữa, nâng cấp Luật dầu khí, bổ sung các điều kiện phù hợp theo kinh nghiệm của nước ngoài để khuyến khích đầu tư vào các khu vực còn mở, nước sâu, xa bờ, khai thác các mỏ nhỏ,

mỏ khí có hàm lượng CO2 cao và các đối tượng hydrocacbon phi truyền

thống. Xây dựng cơ chế, chính sách, đa dạng hóa các hình thức đầu tư, cải cách các thủ tục hành chính…, để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư các công trình Dầu khí.

Nhà nước công bố công khai quy hoạch, danh mục các dự án đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực Dầu khí. Ban hành các chính sách ưu đãi đối với vùng nước sâu xa bờ, các mỏ hiệu quả thấp, áp dụng các sắc thuế ưu đãi đủ hấp dẫn để kích thích đầu tư nước ngoài. Ban hành chính sách hỗ trợ về cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy chế biến Dầu khí, về thuế, chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực chế biến Dầu khí.

Khuyến khích các nước có nguồn dầu thô xuất khẩu tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy lọc và hóa dầu tại Việt Nam.

Khuyến khích các nhầ đầu tư trong nước và nước ngoài hình thành và triển khai các dự án hợp tác sản xuất LNG ở nước ngoài vận chuyển và phân phối tại Việt Nam.

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam” (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện nay, chính sách và cơ chế quản lý đối với hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài còn chưa đầy đủ và chưa phù hợp với thông lệ hoạt động thăm dò khai thác dầu khí quốc tế. Chính phủ cầ

ống nhấ

ớc ngoài

Nhà nước khuyến khích các công ty trong nước tăng cường đầu tư TKTD dầu khí ở nước ngoài trên cơ sở định hướng lựa chọn các khu vực có tiềm năng dầu khí, thuận lợi về quan hệ chính trị, ngoại giao như Nga, Nam Mỹ, Trung Đông, Châu Phi, Đông Nam Á và các nước thuộc Liên Xô cũ. Ưu tiên tìm kiếm để mua các mỏ đang khai thác, các hợp đồng đã có phát hiện chuẩn bị phát triển. Linh hoạt, đa dạng các hình thức đầu tư kể cả việc mua mỏ hoặc tham gia cổ phần các mỏ đang khai thác.

Các Công ty cần chọn đối tác tin cậy và có đủ tiềm lực về uy tín quốc tế, khoa học, công nghệ và tài chính để thành lập liên minh chiến lược cùng tham gia đấu thầu các dự án thăm dò, khai thác dầu khí ở nước ngoài, đặc biệt đối với vùng nước sâu nhưng có nhiều tiềm năng và triển vọng dầu khí.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam (Trang 105)