e/ Cung cầu dầu khí của Việt Nam
2.4.1. Đánh giá tổng hợp hiện trạng
Thành công
Công nghiệp dầu khí đã trở thành ngành Kinh tế - Kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước, đóng vai trò mũi nhọn trong công cuộc Công nghiệp hóa và hiện đại hóa và là động lực trong phát triển kinh tế của Việt Nam, điều này được thể hiện ở: tỷ lệ đóng góp ngân sách quốc gia, thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam, đưa đầu tư ra nước ngoài, gia tăng trữ lượng dầu khí, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Cụ thể những thành công cơ bản mà ngành Dầu Khí đạt được:
Công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí đã phát triển và đạt được kết quả khả quan ngang tầm khu vực. Sản lượng khai thác tăng từ 1 triệu tấn năm 1996 lên 24 triệu tấn trong những năm gần đây. Trong hoạt động TK-TD-KT thì PVN là doanh nghiệp chủ đạo, các nhà thầu nước ngoài hoạt động theo phương thức liên doanh, hợp đồng phân chia sản phẩm, hợp đồng điều hành chung...
Đã hình thành cơ sở hạ tầng cho phát triển công nghiệp khí ở Đông Nam Bộ (hệ thống đường ống Nam Côn Sơn, đường ống Bạch Hổ- Dinh Cố-Phú Mỹ), Tây Nam Bộ (hệ thống đường ống PM3-Cà Mau), Bắc Bộ (hệ thống phân phối khí Tiền Hải). Hệ thống hạ tầng công nghiệp khí phát triển tương đối tốt, mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt trong 10 năm qua.
Hệ thống kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của thị trường.
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Hoạt động dịch vụ dầu khí đã có bước phát triển rõ rệt và đã hình thành ngành dịch vụ dầu khí ở Việt Nam
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khoa học công nghệ và công nhân kỹ thuật trong ngành dầu khí phát triển nhanh chóng, thay thế được nhiều chức danh trong lĩnh vực TKTD và KT, công nghiệp khí và dịch vụ mà trước đây phải thuê chuyên gia nước ngoài thực hiện.
Tồn tại
Sự phát triển của Ngành Dầu khí trong hơn 30 năm qua còn chậm và chưa đồng bộ. So với yêu cầu, mục tiêu của Nghị quyết 15 - NQ/TW ngày 07/07/1988 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2000 và các Nghị quyết Đại hội Đảng VIII, IX thì còn một số mục tiêu chưa đạt. So với một số nước trong khu vực thì chúng ta còn yếu hơn nhiều về tốc độ phát triển,, tiềm lực vốn và năng lực điều hành kinh doanh… Cụ thể là:
Mức độ gia tăng trữ lượng dầu khí chưa đáp ứng yêu cầu đề ra; chưa khẳng định được tiềm năng dầu khí ở các bể trầm tích nước sâu từ 200m trở lên; công tác tự đầu tư và tự lực điều hành các dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong nước còn triển khai chậm; thu hút đầu tư nước ngoài vào tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ở trong nước vẫn còn thấp so với nhu cầu; việc triển khai đầu tư tìm kiếm thăm dò dầu khí ra nước ngoài còn lúng túng; do vậy, kết quả đánh giá tổng thể tiềm năng dầu khí còn nhiều yếu tố giả định, chưa xác minh được đầy đủ tiềm năng dầu khí để làm cơ sở chắc chắn cho việc hoạch định chiến lược dài hạn.
Sản lượng khai thác dầu khí hàng năm có tăng nhưng chưa đạt được mục tiêu Đại hội VIII và IX đã đề ra.
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Triển khai xây dựng các dự án trong điểm của nhà nước về dầu khí và của Ngành chậm.
So với nhu cầu dịch vụ dầu khí thì công tác dịch vụ vẫn chưa đáp ứng được hoàn toàn 100% nhu cầu trong nước, đặc biệt là công tác tư vấn, thiết kế, xây lắp và quản lý dự án các công trình trọng điểm quốc gia, đều do các nhà thầu tư vấn nước ngoài thực hiện.
Đội ngũ cán bộ chưa đủ và chưa đồng bộ. Các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, các cơ sở chế tạo và cơ sở vật chất kỹ thuật khác phục vụ cho công tác tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí chưa đủ mạnh để đảm đương toàn bộ nhu cầu công việc.
Sự tham gia của các thành phần kinh tế khác vào lĩnh vực dầu khí chiếm tỷ lệ rất nhỏ, khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập chưa cao.
Những bài học kinh nghiệm
Khi triển khai các dự án lớn, dự án quốc gia (ví dụ như các công trình NMLD) cần có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp, các địa phương nơi triển khai các dự án, các định chế tài chính nhằm tập trung các nguồn lực để thự hiện dự án.
Việc hình thành các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp bao gồm tư vấn đầu tư, thiét kế và xây dựng, quản lý dự án đáp ứng được nhu cầu phát triển của các công trình dầu khí đang là một yêu cầu hết sức cấp bách. Các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp sẽ giúp các cơ quan quản lý Nhà nước đề ra các chế độ, chính sách quản lý các công trình đặc thù dầu khí và sẽ giúp các doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư đảm bảo được mục tiêu, tiến độ và chất lượng của dự án.
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Việc xây dựng một đội ngũ quản lý dự án đủ năng lực để đáp ứng được công tác quản lý dự án có quy mô lớn là rất cấp thiết, Do đó cần có cơ chế đặc biệt để có thể thu hút nguồn nhân lực có chuyên môn cao, đồng thời có chính sách và kế hoạch chuẩn bị nhân lực tổng thể phù hợp với từng dự án bao gồm cả việc sử dụng cán bộ sau khi hoàn thành dự án. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực là chính và các đơn vị là nhân tố quan trọng đảm bảo thành công của các doanh nghiệp.
Sử dụng hợp lý nguồn vốn đào tạo,đặc biệt nguồn ngoại tệ, và có chương trình kế hoạch cụ thể là tạo điều kiện phát triển công tác đào tạo lâu dài và có chất lượng.