Lịch sử hình thành ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam (Trang 46)

Các hoạt động Dầu khí của Việt Nam thực chất bắt đầu từ những năm 60 của thế kỷ 20 nhưng cho tới những năm 90 vẫn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thượng nguồn tức là trong lĩnh vực tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí. Song song hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác, lĩnh vực công nghiệp khí cũng đã được tích cực triển khai. Năm 1976, ngành Dầu khí đã phát hiện nguồn khí thiên nhiên đầu tiên tại giếng khoan số 61 ở Vùng Trũng Sông Hồng. 5 năm sau, vào tháng 6 năm 1981, dòng khí công nghiệp ở mỏ khí Tiền Hải đã được khai thác để đưa vào phục vụ sản xuất; và 10 năm sau ngày thành lập, ngày 26/6/1986, Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt – Xô đã khai thác tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ, ghi nhận một một mốc dấu quan trọng - Việt Nam đã có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn của cho ngành công nghiệp dầu khí đất nước.

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, với tiền thân là Tổng cục Dầu khí VN (1975), Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam (1990) và nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) được Thủ tướng thành lập theo Quyết định số 199/2006/QĐ-TTg ngày 29/8/2006, hoạt động đa Ngành trong lĩnh vực dầu khí ở trong nước và ở nước ngoài.

- Giai đoạn 1975 – 1985: Trong thập niên đầu tiên của Ngành Dầu khí, công tác thương mại chủ yếu phục vụ cho giai đoạn tìm kiếm thăm dò nên mang nặng ý nghĩa phục vụ cho sản xuất là chính, vì vậy Ngành Dầu khí chưa có bất kỳ sản phẩm nào là đặc trưng của Ngành. Thời kỳ này đặc trưng cho giai

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

đoạn bao cấp và hàng năm Nhà nước cấp cho Ngành Dầu khí số vốn đủ để thực hiện nhiệm vụ được giao. Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) đã thành lập Công ty Xuất nhập khẩu kỹ thuật Dầu khí (gọi tắt là Petechim) để đảm nhận công tác nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ nhiệm vụ của Ngành. Trong các năm 1981 - 1985, Ngành Dầu khí chủ yếu nhập khẩu vật tư thiết bị phục vụ cho tìm kiếm thăm dò. Mỗi năm số lượng vật tư thiết bị nhập từ Liên Xô cũ khoảng 120.000 - 150.000 tấn, trị giá hàng trăm triệu rúp chuyển nhượng. Để trang bị cho các cơ sở nghiên cứu dầu khí (gồm 11 phòng thí nghiệm của Viện Dầu Khí VN và các Trung tâm nghiên cứu của Ngành sau này), Ngành Dầu khí cũng nhập số trang thiết bị từ các nước khác trị giá lên đến 5 - 10 triệu đô la Mỹ/năm.

- Giai đoạn 1986 – 1995: Giai đoạn này được coi là giai đoạn bước ngoặt và PVN đã bước sang trang mới trong sự nghiệp dầu khí của mình sau 10 năm thành lập. Sau nhiều nỗ lực phấn đấu, năm 1986, những tấn dầu đầu tiên đã được khai thác lên từ mỏ Bạch Hổ, đánh dấu cho một tương lai đầy triển vọng của Ngành Dầu khí. Lô dầu thô Việt Nam đầu tiên được xuất khẩu vào tháng 4/1987. Tính đến hết năm 2004, PVN đã khai thác và xuất khẩu gần 4.000 lô dầu thô với tổng khối lượng khoảng 173 triệu tấn dầu thương phẩm. Tổng giá trị tiền thu được khoảng 40 tỷ đôla Mỹ. Ngành Dầu khí đã đóng góp vào nguồn thu ngân sách Nhà nước Việt Nam trên phân nửa doanh thu từ công tác bán dầu kể trên (khoảng trên 20 tỷ đôla Mỹ).

- Giai đoạn 1996 – 2005: Hoà nhịp với xu thế của thời đại, trong giai đoạn này, PVN cũng như nhiều doanh nghiệp lớn khác phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường mở và sự cạnh tranh khốc liệt. Phù hợp với chủ trương mới của Nhà nước là xây dựng những tập đoàn kinh tế mạnh và đa dạng hoá ngành nghề, đa dạng hoá sản phẩm, công tác xuất nhập khẩu dầu khí đứng trước nhiều thử thách mới. Hoạt động dầu khí được trải dài từ khâu đầu,

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

khâu giữa và khâu cuối, do đó hàng loạt các sản phẩm mới được đưa ra thị trường trong và ngoài nước. Ngoài các sản phẩm truyền thống là dầu thô, khí thiên nhiên, LPG, condensat, nhiều sản phẩm mới đã ra đời như sản phẩm nhựa mang nhãn hiệu PMPC, đạm của Nhà máy đạm Phú Mỹ, sợi bazan siêu mỏng, bột đá vôi siêu mịn của Công ty Hóa phẩm dầu khí (DMC) và điện thương phẩm của tổ hợp các Nhà máy điện tại Phú Mỹ.

Với ngành dâu khí Việt Nam, năm 2006 cũng là một năm đánh dấu một bước chuyển lớn lao của ngành, đó là việc Bộ chính trị, Chính phủ đã chính thức phê duyệt Chiến lược phát triển ngành Dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng phát triển đến 2025, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 99/QĐ-TTg ngày 29/8/2006, về việc thành lập Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành trong năm 2006 đã tiếp tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, với tổng doanh thu đạt 168,7% kế hoạch, tăng 17,5% so với năm 2005; nộp ngân sách tăng 26,7% so với năm trước, chiếm xấp xỉ 28,5% tổng thu ngân sách Nhà nước; hoạt động hợp tác đầu tư về công nghiệp dầu khí ở trong nước và nước ngoài tiếp tục được đẩy mạnh và thu những kết quả tốt; công tác hoàn thiện bộ máy tổ chức, đưa hoạt động của ngành vận hành theo cơ chế tập đoàn đang tích cực thực hiện, mở ra những yếu tố tích cực để ngành tiếp tục phát triển bền vững, hội nhập có hiệu quả.

Năm 2007, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chính thức ra mắt và bắt đầu triển khai hoạt động theo cơ chế vận hành mới “Công ty mẹ - Công ty con”, bao gồm 50 đơn vị thành viên và các công ty liên doanh với lực lượng lao động hơn 25.000 người; hoạt động trong lĩnh vực dầu khí và các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác không chỉ ở trong nước mà còn ở cả nước ngoài. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu dầu lớn thứ 3 trong khu vực. Trong tương lai, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục trở

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

thành một tập đoàn kinh tế mạnh, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)