e/ Cung cầu dầu khí của Việt Nam
3.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển ngành
Giai đoạn 2006-2007 có ý nghĩa đặc biệt đối với quá trình phát triển của Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, đây là giai đoạn đầu Tập đoàn triển khai thực hiện Quyết định số 386/QĐ-TTg ngày 09/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phát triển ngành dầu khí đến năm 2015 với mục tiêu: Phát triển ngành dầu khí trở thành ngành kinh tế-kỹ thuật quan trọng, đồng bộ từ khâu thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn. Xây dựng Tập đoàn dầu khí mạnh, kinh doanh đa ngành trong nước và quốc tế.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra nhanh chóng, đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và sau 2 năm triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành Tập đoàn đã thu được kết quả rất đáng tự hào, có đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên thực tế phát tiển ngành dầu khí trong thời gian qua cho thấy: Điều kiện triển khai công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí ngày càng khó khăn và đòi hỏi chi phí cao hơn nhiều so với trước đây. Các dự án trọng điểm quốc gia như nhà máy lọc dầu Dung Quất, Nghi Sơn, khí-điện Nhơn Trạch) là các dự án có độ phức tạp cao về công nghệ, quy mô đầu tư lớn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư chưa cao, giá cả của nhiều loại thiết bị luôn có xu hướng tăng và khó dự báo. Tập đoàn đang trong giai đoạn đầu chuyển đổi mô hình hoạt động sang hoạt động theo cơ chế Tập đoàn trong
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
khi hệ thống các cơ chế, chính sách liên quan đến công tác đổi mới doanh nghiệp đang trong quá trình được bổ sung và hoàn chỉnh.
Thời gian tới, với sự tăng tốc phát triển của ngành dầu khí và sự chuyển mình sâu sắc của tình hình kinh tế-xã hội trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn nhanh chóng cho thấy một số chỉ tiêu kế hoạch đề ra cho giai đoạn tới không còn phù hợp với tình hình phát triển thực tế hiện nay của toàn ngành như: sản lượng khai thác dầu khí chưa đạt được như chỉ tiêu kế hoạch, tiến độ triển khai các dự án trọng điểm dầu khí còn chậm, …
Đứng trước những yêu cầu trên và để có những định hướng, giải pháp hiệu quả cho sự phát triển của Ngành Dầu khí, phù hợp với năng lực của Ngành, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng, phù hợp với tiến trình hội nhập của đất nước; công tác dự báo và xây dựng quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dầu khí trên cơ sở xem xét, hiệu chỉnh lại các chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2010, mục tiêu phát triển đến năm 2015, 2025 là hết sức cần thiết.
Việc tính toán, đưa ra những dự báo về khả năng khai thác dầu khí trong nước, dự báo nhu cầu dầu thô đáp ứng cho các Nhà máy lọc hóa dầu, dự báo nhu cầu tiêu thụ dầu khí trong thời gian tới sẽ là những căn cứ quan trọng để Nhà nước và Tập đoàn dầu khí đề ra chiến lược và chính sách cụ thể phát triển ngành dầu khí. Xây dựng Quy hoạch phát triển ngành dầu khí Việt nam là bước tiếp theo của chiến lược để xác định rõ khả năng phát triển của từng lĩnh vực riêng cấu thành Ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam đến năm 2015 và định hướng khả năng phát triển đến năm 2025. Quy hoạch phải đảm bảo tính lâu dài như trong Chiến lược đề ra, vừa linh hoạt lại vừa có thể điều chỉnh thích ứng với những thay đổi không thể tránh
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
khỏi của môi trường kinh doanh. Quy hoạch phát triển Ngành dầu khí sẽ cung cấp những thông tin làm căn cứ cho sự chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Công Thương, các bộ Ngành liên quan phê duyệt kế hoạch phát triển Ngành dầu khí trên phạm vi cả nước, hướng dẫn sự phát triển Ngành dầu khí Việt Nam thu được những lợi ích tối đa, đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững “trên cơ sở nguồn tài nguyên trong nước, đồng thời tích cực mở rộng đầu tư ra nước ngoài; khai thác và sử dụng dầu khí một cách hợp lý”.