0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Các quan điểm phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí VN

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 96 -96 )

e/ Cung cầu dầu khí của Việt Nam

3.2. Các quan điểm phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí VN

Hiện nay, nước ta cũng như hầu hết các nước trên thế giới đều đứng trước xu thế chung của toàn cầu hoá. Để tận dụng được các cơ hội mới và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, yêu cầu đặt ra đối với ngành dầu khí nước ta là nhanh chóng tạo dựng thế và lực mới trong quan hệ sản xuất kinh doanh dầu khí, tận dụng tốt những cơ hội tốt của luật chơi trong nền kinh tế thị trường để tranh thủ thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến của nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, làm chủ thị trường nội địa, đứng vững trên thị trường dầu khí quốc tế, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dựa trên mục tiêu và chiến lược phát triển KT-XH của Đảng, Nhà nước; những nghiên cứu trong Chương 2 về tổng kết thực trạng phát triển ngành công nghiệp dầu khí VN để phân tích, đánh giá những thế mạnh/điểm yếu, cơ hội/thách thức (mô hình SWOT) trong việc phát triển ngành công nghiệp dầu khí VN; Chương 3 về bối cảnh chung phát triển dầu khí trên thế giới cũng như dự báo nhu cầu dầu khí trong nước và khả năng cạnh tranh của ngành dầu khí trong thời gian tới và nghiên cứu tham khảo kinh nghiệm phát triển công nghiệp dầu khí của một số nước trong khu vực

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

trong Chương 1, tôi xin mạnh dạn đề xuất một số quan điểm phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam theo các nội dung sau:

Phát triển ngành dầu khí Việt Nam trên cơ sở khai thác và sử dụng hiệu

quả nguồn tài nguyên trong nước, vừa đáp ứng nhu cầu trước mắt của nền kinh tế vừa đảm bảo phát triển ổn định và lâu dài và đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế:

Định hướng chung để vượt qua các thách thức, bảo đảm an ninh năng lượng là tăng cường khai thác tiềm lực nội địa, đa dạng nguồn nhập khẩu, phát triển nhiên liệu thay thế, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm, hiệu quả, ứng dụng khoa học công nghệ tiến bộ trong tất cả các hoạt động liên quan đến sản xuất - phân phối - sử dụng nhiên liệu gốc dầu khí và cải tiến thể chế pháp lý, tổ chức, quản lý phù hợp với nền kinh tế thị trường mở cửa hòa nhập khu vực và toàn cầu đồng thời giữ vững được đặc điểm phát triển xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Vì tiềm năng dầu khí trong nước không lớn nên cần thống nhất quan điểm không xem dầu khí là nguồn thu ngoại tệ để phát triển kinh tế quốc gia mà chỉ xem là nguồn đảm bảo nhu cầu xăng dầu trong nước. Nếu thống nhất được quan điểm này thì sẽ không tìm mọi cách khai thác ồ ạt để bán mà là khai thác hợp lý trong một giai đoạn dài, ít nhất phải 30 - 40 năm để giảm thiểu nhu cầu nhập khẩu nhất là cho những năm sau 2020 vì lúc đó chắc chắn giá dầu sẽ rất cao do sản lượng thế giới không đủ đảm bảo nhu cầu trong lúc nguồn nhiên liệu thay thế chưa đóng vai trò chủ đạo trong năng lượng, đặc biệt là trong các loại hình giao thông vận tải.

Để đảm bảo sản lượng đáp ứng được nhu cầu trong nước là phải đầu tư nghiên cứu đầy đủ, chính xác tiềm năng dầu khí trên toàn diện tích đất nước, bao gồm phần đất liền và biển, từ dầu khí truyền thống đến khí than, khí hydrat, khí đệ tứ, phiến thạch/đá vôi ngậm dầu.

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

Tiếp theo, kế hoạch phát triển mỏ và khai thác các mỏ phải được thiết lập một cách hợp lý, phù hợp với kế hoạch nhu cầu nhiên liệu của quốc gia, tránh tình trạng khi thì ồ ạt khi thì giảm sút, không những không dảm bảo tính hài hòa trong cung cầu mà còn gây ra những khó khăn nhiều mặt về quản lý, công nghệ, vốn đầu tư.

Trong lĩnh vực trung nguồn, một giải pháp phải đặc biệt chú trọng là xây dựng cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại cho các hoạt động xử lý, vận chuyển, tàng trữ để giảm thiểu thất thoát cả về hiện vật lẫn giá trị của dầu khí. Đây chính là khâu có nhiều rủi ro về cháy nổ, tràn dầu, v.v… gây rất nhiều thiệt hại cho ngân sách và môi trường.

Trong lĩnh vực hạ nguồn, nhất thiết phải có những giải pháp mạnh để đẩy nhanh công tác xây dựng, đưa vào vận hành các nhà máy lọc dầu, chế biến khí (tách LPG, tách condensat, nén khí, kể cả hóa lỏng khí hoặc chuyển đổi khí thành nhiên liệu lỏng (GTL). Các giải pháp cụ thể là tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài kết hợp với huy động vốn trong nước dưới hình thức cổ phần vì các nhà máy lọc dầu, chế biến khí tuy có vai trò quan trọng trong kinh tế - quốc phòng nhưng không nhất thiết phải là doanh nghiệp quốc doanh với vốn đầu tư 100% vốn ngân sách mà Nhà nước chỉ cần đóng vai trò cổ đông chi phối, thậm chí là cổ đông thiểu số. Nếu là liên doanh với nước ngoài cần cân nhắc tạo điều kiện cho bên nước ngoài tham gia vào khâu phân phối hoặc kết hợp với một loại hình kinh doanh khác có khả năng mang lại lợi nhuận tương đối vì lợi nhuận biên trong lọc dầu, chế biến khí thường rất thấp, không đủ khuyến khích thu hút nhà đầu tư. Cần lưu ý rằng, cho đến nay chủ trương giữ độc quyền nhà nước đối với khâu lưu thông, phân phối sản phẩm xăng dầu thực tế là không hợp lý. Trong vài năm tới khi thị trường mở cửa hoàn toàn thì điều bất hợp lý này sẽ khó có thể kéo dài không những do những ràng buộc trong các hiệp định toàn

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

cầu hoặc ASEAN mà còn do lực bất tòng tâm dù các doanh nghiệp quốc doanh muốn giữ độc quyền.

Trong cán cân năng lượng nói chung, dầu thô, xăng dầu nên tập trung đáp ứng nhu cầu vận tải và một phần dành cho nguyên liệu hóa dầu, khí đốt nên tập trung cho phát điện và các nhu cầu công nghiệp tiêu thụ năng lượng nhiệt lớn cũng như các nhu cầu dân sinh. Giải pháp sử dụng khí đốt thay thế xăng dầu trong giao thông vận tải cũng rất đáng khuyến khích phát triển vì tiềm năng khí đốt của nước ta lớn hơn dầu thô, đồng thời mức độ phát thải khí độc hại khi sử dụng khí đốt cũng thấp hơn nhiều lần so với khi sử dụng xăng dầu truyền thống.

Tích cực đẩy nhanh tỷ trọng doanh thu từ dịch vụ dầu khí. Tăng cường triển khai các dự án đóng mới giàn khoa, tàu dầu,… Chú trọng phát triển khoa học công nghệ, đầu tư trang thiết bị để nhanh chóng hiện đại hóa, xây dựng lực lượng quản lý mạnh cả về chất và lượng. PVN cần phải bám sát kế hoạch để triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp nhằm góp phần tích cực và tăng trưởng của đất nước.

Phát triển công nghiệp dầu khí trên cơ sở kinh tế thị trường mở cửa, có sự

điều tiết của Nhà nước

Trữ lượng và tiềm năng dầu khí chưa phát hiện còn lại đủ lớn song được dự báo tập trung chủ yếu ở vùng nước sâu xa bờ, vùng có cấu trúc địa chất phức tạp, rủi ro cao và chi phí TKTD rất lớn. Cần chủ động tự

tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh TKTD gia tăng trữ lượng tại các khu vực tiềm năng này.

Với đặc thù của ngành Dầu khí: Hoạt động dầu khí không bao giờ đứng riêng lẻ và độc lập trong phạm vi một quốc gia mà hợp tác quốc tế trở thành đặc trưng riêng có và không thể thiếu trong hoạt động dầu khí. Đặc

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

trưng đó đúng không chỉ với VN mà được thực hiện với mọi quốc gia có hoạt động dầu khí.

Trên thực tế, ngay sau khi hoà bình lập lại (1954), Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương hợp tác với nước ngoài trong hoạt động dầu khí. Như vây, sự hội nhập trong giới hạn hẹp đã được thực hiện trong ngành Dầu khí gần nửa thế kỷ nay. Trong thời gian đầu hội nhập thực hiện hẹp trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò và nhằm mục đích: tận dụng công nghệ, huy động vốn, đào tạo nhân lực. Phạm vi quan hệ lúc đầu trong khối các nước xã hội chủ nghĩa và một số nước không liên kết. Sau này sự hợp tác được mở rộng ra toàn thế giới. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các quốc gia vì hoà bình, độc lập và phát triển. Hiện nay, tất cả các chính sách ưu tiên hợp tác với nước ngoài để phát triển kinh tế, dầu khí luôn được đặt vào vị trí ưu tiên hàng đầu. Thực tế cũng đã chứng minh cho chủ trương đúng đắn đó - qua hợp tác, đã tạo điều kiện phát triển ngành công nghiệp Dầu khí VN.

Đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam luôn có chủ trương mở rộng và khuyến khích hợp tác đầu tư với nước ngoài để phát triển ngành công nghiệp khí ở Việt Nam. Như vậy, ngay từ đầu Việt Nam đã có chủ trương không bó gọn hoạt động dầu khí trong khuôn khổ quốc gia. Sự hội nhập đối với ngành dầu khí đã thực hiện ngay từ khi nó còn là xa lạ với các ngành kinh tế khác. Sự hợp tác và hội nhập này được thực hiện trong hầu hết các lĩnh vực của hoạt động dầu khí từ thượng nguồn đến trung nguồn và hạ nguồn.

Đối với việc mở rộng đầu tư các hoạt động dầu khí ra nước ngoài:

Ở trong nướ

. Do đó, v ầ

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

bền vững của PVN . Trong giai đoạn

2000-2007, Tập đoàn DKVN luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Chính phủ, đặc biệt là sự hỗ trợ của các Bộ, Ban Ngành trung ương có liên quan trong việc triển khai các dự án đầu tư dầu khí ra nước ngoài. Trên cơ sở kinh nghiệm thu được từ những dự án đã và đang thực hiện ở nước ngoài cho đến thời điểm hiện tại và cân nhắc năng lực hiện có, xem xét môi trường kinh doanh chúng ta có thể xác định được định hướng phát triển kinh doanh tại thị trường nước ngoài trong các năm tiếp theo. Ví dụ như:

Tích cực tham gia cung cấp dịch vụ cho các dự án thăm dò, khai thác do Tập đoàn đầu tư hoặc tham gia đầu tư ở nước ngoài, tập trung vào các dự án tại các khu vực chồng lấn/khai thác chung giữa VN và các nước láng giềng.

Ưu tiên các thị trường khu vực Đông Nam Á và lân cận đặc biệt là các thị trường mà PVN đã thâm nhập thành công như thị trường Malaysia, Thái Lan. Dành sự quan tâm thích đáng và từng bước phát triển ra các thị trường khác như Angieria, Cuba, Vezenuela, …

Ưu tiên các dịch vụ mũi nhọn có hàm lượng kỹ thuật cao, đạt giá trị thặng dư lớn.

Phát triển đi đôi với bảo vệ môi trường

Công nghiệp dầu khí cũng như một số ngành mũi nhon mang tính thời đại khác phải là trường học để thay đổi nếp sống, tư duy của xã hội nước ta vốn còn mang nhiều tập tính của xã hội nông nghiệp. Tác phong công nghiệp và ý thức bảo vệ môi trường phải được coi là ưu tiên hàng đầu.

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

Để bảo đảm cho Ngành Dầu khí phát triển bền vững, góp phần tích cực bảo vệ môi trường sống (bao gồm cả môi trường địa chất, môi trường sinh học và môi trường văn hóa - xã hội) cần phải quan tâm đến những vấn đề về môi trường như:

Bất kỳ đề án công nghệ nào trong tất cả các lĩnh vực thượng nguồn, trung nguồn hay hạ nguồn đều phải có đề án bảo vệ môi trường đi kèm. Các đề án môi trường phải được xây dựng nghiêm túc và được triển khai dưới sự kiểm soát, giám sát, thanh tra chặt chẽ của bản thân ngành dầu khí cũng như các cơ quan có trách nhiệm từ địa phương đến trung ương.

Tiến hành các nghiên cứu phòng chống sự cố, dự báo sự cố, lập bản đồ trạng thái môi trường và diễn biến môi trường theo thời gian; nghiên cứu, thử nghiệm các biện pháp xử lý và khắc phục hậu quả khi các tai họa xảy ra gây ảnh hưởng đến môi trường.

Thành lập hệ thống quản lý xử lý sự cố dầu khí từ cấp địa phương đến cấp quốc gia và cấp liên khu vực.

Xây dựng, quản lý chặt chẽ hệ thống bãi thải rác cũng như thực hiện quy trình chôn rác, xử lý rác thải, xử lý hậu quả ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Giảm, tiến tới chấm dứt đốt bỏ khí đồng hành và tổ chức thu gom khí đồng hành sử dụng cho các mục đích công nghệ, kinh tế.

Trong bất kỳ đề án công nghệ nào trong các hoạt động dầu khí đều có đề án thu dọn, tiêu hủy di vật có ảnh hưởng đến môi trường sau khi hoạt động dầu khí kết thúc.

Triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong công nhân viên chức Ngành Dầu khí một cách thường xuyên cũng như đưa nội dung giám sát

“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”

các hoạt động bảo vệ môi trường vào các hoạt động đoàn thể, xã hội có liên quan đến Ngành Dầu khí.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP DẦU KHÍ VIỆT NAM (Trang 96 -96 )

×