Tác động của buôn bán dầu khí khu vực và thế giới tới Việt Nam
Nhu cầu về dầu khí ngày càng lớn để đáp ứng cho sự phát triển của các quốc gia đã thúc đẩy hoạt động buôn bán dầu khí ở khu vực và thế giới ngày càng sôi động. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, thị trường dầu thô trên thế giới có thể khái quát lại theo một số điểm chính sau đây:
- Thị trường dầu khí thế giới tăng trưởng rất mạnh và có xu hướng chuyển
dần về hướng Đông với thị trường rộng lớn thuộc khu vực Châu Á Thái Bình Dương.
- Các thị trường dầu lớn nhất nằm ở Phương Tây, đóng một vai trò rất
quan trọng trong kinh tế thương mại dầu khí.
- Các nước Trung Đông có tỷ trọng sản xuất lớn nhất thế giới nhưng đồng
thời là khu vực có tính bất ổn cao nhất và cũng là nơi được nhiều quốc gia để ý tới (đặc biệt là các nước lớn).
- Saudi Arabia là nước xuất khẩu dầu khí lớn của OPEC và trên thế giới;
bên cạnh đó Nga cũng đang nổi lên như một quốc gia xuất khẩu lớn ngoài OPEC.
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
- Các khu vực sản xuất dầu và các trung tâm tiêu thụ phần lớn cách xa
nhau và thuộc quyền sở hữu của các quốc gia khác nhau nên tạo ra đặc tính “hay thay đổi” của khu vực sản xuất có thể gây ra biến động lớn về cung cũng như giá cả. Điều đó thúc đẩy sự can thiệp của các chính phủ vào thị trường dầu khí.
- Sự hợp tác, liên kết chặt chẽ giữa các quốc gia, các tổ chức trở thành xu
thế tất yếu. Các công ty cũng như các quốc gia không chỉ hợp tác trong sản xuất, kinh doanh dầu thô mà còn hợp tác nhằm đi đến một thoả thuận để ổn định thị trường dầu thô hay tạo ra một sự biến đổi thị trường có lợi cho họ.
Nằm trong khu vực phát triển “nóng” về kinh tế và “khát” về năng lượng, Việt nam chịu nhiều ảnh hưởng như thiếu nguồn cung cấp khi các quốc gia lớn như Trung Quốc, Indonesia mua dầu. Do vậy cần có các chính sách hợp lý để có thể liên kết với thị trường thế giới, đồng thời củng cố an ninh năng lượng trong nước tạo sự phát triển lâu dài.
Tác động của các yếu tố chính trị khu vực và thế giới
Chính sách của một số quốc gia sản xuất hoặc tiêu thụ một sản lượng lớn dầu thô có thể làm ảnh hưởng tới giá dầu thô trên thị trường thế giới. Nhận thức được tầm quan trọng của loại năng lượng này, người ta sử dụng nó như một công cụ phục vụ cho mục tiêu chính trị. Các nước, đặc biệt là nước lớn luôn đề ra các chính sách nhằm phục vụ cho lợi ích của chính họ. Động thái của các nước này như: thay đổi mức dự trữ dầu quốc gia, thái độ chính trị đối với nước cung cấp một lượng dầu thô lớn cho thế giới v.v... có thể làm thay đổi giá dầu thô.
Do vậy, giá dầu thô luôn không ổn định, nhiều sự biến động bất thường. Điều này càng làm cho các nhà kinh tế rất khó dự đoán vì nó không chỉ
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
đơn thuần mang tính kỹ thuật mà đã mang ý định chủ quan của quốc gia, tổ chức hay một nhóm người.
Bên cạnh những yếu tố chính trị truyền thống, như chiến tranh, xung đột sắc tộc, tôn giáo, khủng bố đang nổi lên như một yếu tố có ảnh hưởng nhanh và mạnh tới giá dầu. Ngoài ra, phải nói rằng giá dầu trong những năm gần đây dường như chịu tác động của thiên tai (bão, khí hậu nóng lạnh), sự cố của cơ sở hạ tầng dầu khí.v.v... một cách rõ rệt hơn.
Không nằm ngoài xu thế của thế giới, Việt nam chịu tác động về chính trị và khủng khoảng của nền kinh tế thế giới, do vậy ngành dầu khí cần có quy hoạch phát triển hợp lý nhằm hạn chế các tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới.
Chính sách năng lượng của các nước trong khu vực và thế giới:
Trong vài năm trở lại đây, thị trường dầu mỏ đã trải qua nhiều biến động, nhu cầu dầu tăng cao tại các nước châu Á và châu Mỹ. Cùng với đó là hàng loạt những căng thẳng địa chính trị như cuộc chiến tranh chống Irac của Mỹ, khủng hoảng hạt nhân ở Iran, cuộc đình công ở Venezuela; các cơn bão lớn đổ bộ vào châu Mỹ trong năm 2005 và tình trạng đầu cơ tích trữ trên thị trường giao sau. Tất cả những yếu tố trên kết hợp lại khiến giá dầu liên tục tăng cao, có lúc lên tới gần 100 USD/thùng, đe doạ tới sự phát triển nền kinh tế thế giới. Trước tình hình đó, tất cả các quốc gia và các tổ chức dầu khí buộc phải có những chính sách dầu mỏ phù hợp nhằm đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển.
Chính sách dầu khí của các nước OPEC
Từ thời điểm thành lập đến nay, tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC luôn giữ vai trò tiên phong trong các chương trình hành động nhằm bình ổn thị trường dầu mỏ. Mục tiêu mà OPEC đề
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
.
ủ
ẽ . Ngược lạ
. Nội dung chính trong các chính sách của các nước thành viên OPEC tập trung vào các điểm sau:
-
. OPEC giữ giá dầu ở mức hợp lý bằng cách điều chỉnh
sản lượng chỉ để mức cung xấp xỉ mức cầu.
- ể
ể đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu dầu và khí gia tăng của thế giới đặc biệt là từ các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Indonesia, …
- Tăng cường hợp tác, phối hợp chặt chẽ giữa tất cả các đối tác liên quan
trong ngành công nghiệp dầu khí - các nước sản xuất dầu, các nước tiêu thụ dầu, giữa các chính phủ, các công ty dầu khí và các tổ chức tài chính.
“Phát triển Ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam”
Chỉ bằng cách hợp tác với nhau mới có thể đảm bảo thị trường dầu toàn cầu ổn định và hoạt động với mức giá hợp lý đối với cả nước sản xuất dầu và nước tiêu thụ dầu, đặc biệt là các nước đang phát triển.