Việc nghiên cứu những vấn đề về CTTP, chính vì thế, có ý nghĩa pháp lý hình sự rất quan trọng đối với quá trình ĐTD, vì ĐTD chính xác tức là xác định đúng sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định nào đó đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tƣơng ứng –
các dấu hiệu đƣợc quy định tại một quy phạm PLHS cụ thể của Phần các tội phạm BLHS. Nhƣ vậy, trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay để có đầy đủ căn cứ xác đáng và đảm bảo sức thuyết phụ trong việc khẳng định cho luận điểm đúng đắn rằng: CTTP là cơ sở khoa học của việc ĐTD.
Vai trò của CTTP. Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm PLHS về ĐTD, chúng ta có thể nhận thấy vai trò của CTTP thể hiện rõ trên năm bình diện nhƣ sau:
CTTP là một trong những điều kiện chung và quan trọng nhất để ĐTD chính xác – vì nếu nhƣ trong hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP nào đó đƣợc quy định trong PLHS thực định, thì không thể đặt ra việc ĐTD.
CTTP là một khái niệm khoa học và là sự trừu tƣợng về mặt pháp lý –
vì một loạt các thuật ngữ và phạm trù đƣợc sử dụng Có liên quan đến CTTP (nhƣ: “khách thể”, “chủ thể”, “mặt chủ quan”, “mặt chủ quan”, v.v...) đều đƣợc cá nhà lý luận soạn thảo ra trong khoa học luật hình sự, còn nếu nhƣ chúng có đƣợc quy định trong luật thực định đi chăng nữa thì cũng là dƣới dạng các quy phạm PLHS trừu tƣợng.
CTTP là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy cứu TNHS ngƣời phạm tội – vì khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của một
CTTP tƣơng ứng nào đó đƣợc quy định trong Phần các tội phạm BLHS, thì cũng có nghĩa là các cơ quan tƣ pháp hình sự đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS người phạm tội.
CTTP là căn cứ để Tòa án lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với
người bị kết án – vì nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa các dấu hiệu của một CTTP cụ thể (nhƣ: CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ) mà trong đó ghi nhận khung hình phạt tƣơng ứng (với loại và mức cụ thể) tại một Điều (hoặc khoản của một Điều) trong Phần các tội phạm BLHS, thì Tòa án cũng không thể có căn cứ để lựa chọn loại và mức hình phạt để áp dụng đối với ngƣời bị kết án.
CTTP là yếu tố để đảm bảo các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, đồng thời hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế và củng cố trật tự pháp luật trong NNPQ – vì với tất cả sự thể hiện trên
bốn bình diện trên đây đã cho phép khẳng định vai trò có tính chất tổng hợp
này của CTTP.
Yếu tố của CTTP có thể đƣợc định nghĩa là bộ phận hợp thành của cấu trúc trong cấu thành ấy và bao gồm một nhóm các dấu hiệu tương ứng với các phương diện (các mặt) của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (tức là hành vi bị nhà làm luật coi là tội phạm). Quan điểm truyền thống đƣợc thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự là: CTTP có bốn yếu tố –
khách thể (1), mặt khách quan (2), chủ thể (3) và mặt chủ quan (4) của tội phạm. Nhƣ vậy ở tội Đánh bạc chúng ta có thể thấy 4 yếu tố CTTP gồm:
- Khách thể của tội phạm – đó là quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ
tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhƣng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc có thể gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định.
- Mặt khách quan của tội phạm – đó là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể đƣợc bảo vệ bằng PLHS, tức là
sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan.
- Chủ thể của tội phạm – đó là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định (ngoài ra, trong một số trƣờng hợp cụ thể còn là có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm PLHS tƣơng ứng quy định).
- Mặt chủ quan của tội phạm – đó là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể đƣợc bảo vệ bằng PLHS lỗi, tức là
thái độ tâm lý của chủ thểđược thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi).