Sửa đổi,bổ sung một số quy định cụ thể tại Điều 1 Nghị quyết số

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 108)

số 01/2010/NQ-HĐTP hƣớng dẫn áp dụng quy định tại điều 248 Bộ luật hình sự

* Về cơ cấu của quy định hướng dẫn Điều 248 BLHS năm 1999

Cơ cấu hiện nay tại Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 còn một số bất hợp lý và đây là nguyên nhân ảnh hƣởng đến việc áp dụng trong thực tiễn. Vì vậy

chúng tôi kiến nghị, cơ cấu của Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 cần chia ra làm ba phần dựa theo cách phân chia 02 hình thức đánh bạc là “không xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc” và “xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc”. Cụ thể nhƣ sau:

Phần chung: Chứa đựng các quy định mang tính bao quát mà các hình thức đánh bạc đều có nhƣ: (1) khái niệm đánh bạc trái phép; (2) cách xác định tiền hoặc hiện vật dùng để đánh bạc; (3) việc phân chia các hình thức đánh bạc (dựa theo việc có xác định đƣợc số tiền, hiện vật mà từng ngƣời đánh bạc tham gia hay không), vv...

Phần quy định đối với “hình thức đánh bạc không xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc” bao gồm: (1) khái niệm “hình thức đánh bạc không xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc” và liệt kê một vài hình thức phổ biến tƣợng trƣng; (2) cách xác định số tiền đánh bạc của từng ngƣời đánh bạc; (3) khái niệm “ván”, “lần” đánh bạc trong trƣờng hợp này; (4) vấn đề đồng phạm trong hình thức này…

Phần quy định đối với “hình thức đánh bạc xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc” bao gồm: (1) khái niệm “hình thức đánh bạc xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc” và liệt kê một vài hình thức phổ biến tƣợng trƣng; (2) cách xác định số tiền đánh bạc của từng con bạc; (3) khái niệm “đợt”, “lần” đánh bạc trong trƣờng hợp này; (4) vấn đề đồng phạm trong hình thức này...

Với cách hƣớng dẫn áp dụng Điều 248 BLHS nhƣ trên, Nghị quyết số 01/2010 sẽ dễ dàng áp dụng trong thực tiễn, hạn chế bất cập nhƣ hiện nay.

* Về các quy định cụ thể của Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP

Thứ nhất, bổ sung vào khoản 3 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ- HĐTP căn cứ xác định tiền hoặc hiện vật đánh bạc nhƣ sau: “d) Tiền hoặc hiện vật khác mặc dù không bị thu giữ nhưng có căn cứ đã được hoặc sẽ được dùng vào việc đánh bạc”.

Thứ hai, sửa đổi, bổ sung quy định mục 5.1 và mục 5.2 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP theo hƣớng bỏ quy định việc tính tiền đánh bạc dựa vào thời điểm phát hiện hành vi phạm tội mà chỉ dựa vào thời điểm hành vi phạm tội đã hoàn thành. Do vậy, mục 5.1 và mục 5.2 khoản 5 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ - HĐTP đƣợc sửa đổi, bổ sung nhƣ sau:

5.1. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của ngƣời chơi đề, cá độ dùng đánh bạc. Số tiền mà ngƣời chơi số đề, cá độ dùng đánh bạc là tổng số tiền mà họ đã bỏ ra để mua số đề, cá độ.

5.2. Xác định số tiền hoặc giá trị hiện vật của chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc: "Số tiền chủ đề, chủ cá độ dùng đánh bạc là toàn bộ số tiền thực tế mà chủ đề, chủ cá độ đã nhận của những ngƣời chơi số đề, cá độ.

Chúng tôi kiến nghị bổ sung vào khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ - HĐTP nội dung mới nhƣ sau:

5.3. Trƣờng hợp khi hành vi đánh bạc trái phép bị phát hiện mà có kết quả thắng thua thì số tiền thắng thua không tính vào tổng số tiền hoặc hiện vật để truy cứu TNHS mà cần áp dụng Điều 41 BLHS và Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự để xử lý.

Thứ ba, cần quy định hình thức cộng dồn đối với số tiền các lần đánh bạc trên mức khởi điểm và đối với việc đánh bạc nhiều lần nhƣng các lần đều dƣới mức khởi điểm. Cụ thể, cần sửa đổi, bổ sung các điểm a, b khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ- HĐTP nhƣ sau:

Khi xác định TNHS đối với ngƣời đánh bạc không đƣợc tính tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để đánh bạc của tất cả các lần đánh bạc, mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xem xét; cụ thể nhƣ sau:

a) Trƣờng hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng lần đánh bạc đều dƣới mức tối thiểu để truy cứu TNHS (dƣới

2.000.000 đồng) và không thuộc một trong các trƣờng hợp khác để truy cứu TNHS (đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của BLHS, chƣa đƣợc xoá án tích mà còn vi phạm) thì ngƣời đánh bạc không phải chịu TNHS về tội đánh bạc. Trừ trƣờng hợp các lần đánh bạc đƣợc thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian mà tổng số tiền các lần đánh bạc trên 2.000.000 đồng.

b) Trƣờng hợp tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của lần đánh bạc nào bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu TNHS (từ 2.000.000 đồng trở lên) thì ngƣời đánh bạc phải bị truy cứu TNHS về tội đánh bạc đối với lần đánh bạc đó. Trong trƣờng hợp này, số tiền các lần đánh bạc trên mức tối thiểu đƣợc cộng lại để xem xét việc định khung hình phạt.

Thứ tư, đối với 02 trƣờng hợp đánh bạc trái phép, kiến nghị cần dựa vào cùng một tiêu chí để phân loại và có sự giải thích rõ trƣờng hợp nào là hình thức đánh bạc xác định đƣợc tiền đánh bạc của từng ngƣời đánh bạc, trƣờng hợp nào là hình thức đánh bạc không xác định đƣợc tiền đánh bạc của từng ngƣời đánh bạc. Cụ thể, kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định tại các điểm a, b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 01/2010 nhƣ sau:

a) Đối với hình thức đánh bạc trái phép không xác định đƣợc tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng ngƣời đánh bạc (nhƣ các hình thức 3 cây, đỏ đen...) thì tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc là tổng số tiền, giá trị hiện vật của những ngƣời cùng đánh bạc đƣợc hƣớng dẫn tại khoản 3 Điều này. Việc xem xét 01 lần đánh bạc trong trƣờng hợp này là từ khi việc đánh bạc bắt đầu cho đến khi kết thúc việc đánh bạc. Trong 01 lần đánh bạc thì ngƣời đánh bạc có thể chơi làm nhiều ván.

Hình thức đánh bạc không xác định đƣợc tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng ngƣời đánh bạc đƣợc hiểu là giữa những ngƣời đánh bạc trực tiếp ăn thua với nhau hoặc trƣờng hợp trong số những ngƣời tham gia đánh bạc có ngƣời đứng ra làm cái đánh bạc với những ngƣời đánh bạc khác nhƣng số tiền mà ngƣời làm cái hoặc những ngƣời đánh bạc khác có sự dịch chuyển qua lại.

b) Đối với hình thức đánh bạc xác định đƣợc tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc của từng ngƣời đánh bạc (nhƣ chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua chó, đá gà,vv..) thì một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ chó...(tính là một lần đánh bạc) đƣợc hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa... trong đó ngƣời chơi có thể chơi làm nhiều đợt. TNHS đƣợc xác định đối với ngƣời chơi một lần đánh bạc trong các trƣờng hợp này là tổng số tiền, giá trị hiện vật dùng để chơi trong các đợt đó. Tổng số tiền, giá trị hiện vật của những ngƣời cùng đánh bạc đƣợc hƣớng dẫn nhƣ tại khoản 3 Điều này.

Trong trƣờng hợp, ngƣời đánh bạc tham gia đánh bạc nhiều đợt trong cùng một lô đề, một trận bóng đá, một kỳ đua ngựa nhƣng không phải với 01 chủ đề, chủ cá độ… mà với nhiều chủ đề, chủ cá độ thì cách xác định một lần đánh bạc không dựa vào số ngƣời chủ đề, chủ đua ngựa… mà dựa vào số lô đề, số trận bóng đá, số kỳ đua ngựa.

Thứ năm, bổ sung vào Điều 1 Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP quy định về đồng phạm trong tội đánh bạc nhƣ sau:

6. Đồng phạm trong vụ án đánh bạc

Song song với việc áp dụng quy định tại Điều 20 BLHS thì việc áp dụng quy định về đồng phạm trong vụ án đánh bạc cần lƣu ý:

6.1. Trong trƣờng hợp không xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc thì những ngƣời tham gia vào vụ đánh bạc là đồng phạm đối với tổng số tiền hoặc hiện vật đƣợc xác định dùng vào việc đánh bạc. Mặc dù vậy, tùy theo tính chất, mức độ của những ngƣời đánh bạc có số tiền mang theo dƣới mức định lƣợng (2.000.000 đồng) thì có thể xem xét áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS năm 1999 hiện hành, không truy cứu TNHS đối với họ.

6.2. Trƣờng hợp xác định đƣợc tiền hoặc hiện vật của từng ngƣời đánh bạc thì những ngƣời tham gia vào vụ đánh bạc cũng là đồng phạm của nhau. Tuy nhiên, đối với những ngƣời đánh bạc mà số tiền họ tham gia vào vụ đánh bạc dƣới mức khởi điểm (2.000.000 đồng) thì áp dụng khoản 4 Điều 8 BLHS năm 1999 hiện hành, không truy cứu TNHS đối với họ.

Một phần của tài liệu Định tội danh đối với tội đánh bạc theo Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn thành phố Hà Nội) (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)