1.2.1. Cơ sở pháp lý của việc định tội danh đối với tội đánh bạc
* Bộ luật hình sự – cơ sở pháp lý trực tiếp của việc ĐTD nói chung và Điều 248 là cơ sở pháp lý trực tiếp của việc ĐTD đối với tội đánh bạc nói riêng. Nhƣ vậy trong quá trình ĐTD nếu hiểu theo nghĩa hẹp (chỉ về nội dung) thì BLHS có ý nghĩa quyết định và quan trọng nhất, vì nó đóng vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất (trực tiếp) của việc ĐTD. Sự khẳng định nhƣ vậy là vì có những lý do đứng đắn nhƣ sau:
Hiện nay theo pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam, thì BLHS năm 1999 hiện hành đƣợc coi là nguồn trực tiếp và duy nhất ghi nhận toàn bộ hệ thống các qui phạm PLHS đƣợc áp dụng trong thực tiễn đấu tranh phòng và chống tội phạm nói chung, cũng nhƣ quá trình ĐTD và quyết định hình phạt nói riêng.
Bản chất của việc ĐTD tội đánh bạc là so sánh, đối chiếu và kiểm tra để xác định xem các dấu hiệu của hành vi đánh bạc đƣợc thực hiện trong thực tế khách quan có phù hợp với các dấu hiệu tƣơng ứng của Điều 248 đƣợc qui định trong Phần riêng BLHS hay không.
Nhà làm luật khi xây dựng hệ thống các qui phạm của Phần các tội phạm BLHS – trong quá trình tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội
– đã tìm xem các dấu hiệu nào là đặc trƣng cơ bản nhất, phổ biến nhất và hay đƣợc lặp đi lặp lại nhiều nhất trong những hành vi ấy, sau đó điển hình hóa và qui định chúng trong BLHS với tính chất là các dấu hiệu bắt buộc tƣơng ứng của các cấu thành tội phạm (CTTP) cụ thể (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ) để các cơ quan tƣ pháp hình sự dùng làm mô hình pháp lý của ĐTD.
BLHS qui định và liệt kê tất cả những hành vi nguy hiểm cho xã hội thƣờng xảy ra trong thực tế bị nhà làm luật nhân danh Nhà nƣớc coi là tội phạm. Nói một cách khác, BLHS với tính chất là cơ sở pháp lý duy nhất của việc ĐTD chứa đựng những mẫu (mô hình) pháp lý của các tội phạm, mà dựa vào đó những ngƣời có thẩm quyền tiến hành việc ĐTD xác định sự phù hợp của các dấu hiệu của những hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể tƣơng ứng đƣợc thực hiện.
BLHS bao gồm hệ thống các nhóm qui phạm pháp luật đƣợc nhà làm luật sắp xếp thành hai Phần – Phần chung và Phần các tội phạm, – mà những ngƣời có thẩm quyền tiến hành việc ĐTD đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc thực hiện trong thực tế khách quan phải đồng thời dựa vào cả hai nhóm qui phạm PLHS này bởi các lý do nhƣ sau:
Hai nhóm qui phạm PLHS này có mối liên quan chặt chẽ, thống nhất và hữu cơ với nhau trong quá trình ĐTD – xác định CTTP tƣơng ứng đƣợc luật quy định để làm căn cứ pháp lý cho việc giải quyết vấn đề TNHS của ngƣời có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể. Chẳng hạn, khi tìm các quy phạm PLHS để ĐTD đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội nhƣ bạo loạn và hoạt động phỉ, thì không thể áp dụng các điều 82-83 tại Phần các tội phạm BLHS năm 1999 (quy định hai tội phạm tƣơng ứng với những hành vi này), mà còn phải áp dụng Điều 20 tại Phần chung BLHS đó (đề cập đến chế định đồng phạm) để xác định mức độ
TNHS khác nhau của các loại ngƣời đồng phạm cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm cụ thể tƣơng ứng.
Trong quá trình ĐTD nếu các quy phạm PLHS tại Phần các tội phạm quy định TNHS đối với tội phạm tƣơng ứng giúp cho chúng ta xác định sự giống nhau của các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể đƣợc thực hiện, thì các quy phạm PLHS tại Phần chung về lỗi, các giai đoạn thực hiện tội phạm, đồng phạm, v.v... giúp cho chúng ta nhận biết đƣợc một cách nhanh chóng và chính xác các dấu hiệu của CTTP cụ thể (CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hay CTTP giảm nhẹ) của tội phạm tƣơng ứng đó.
* Bộ luật tố tụng hình sự – cơ sở pháp lý gián tiếp của việc ĐTD. Trong quá trình ĐTD khi hiểu theo nghĩa rộng, nếu các quy phạm BLHS đóng vai trò là cơ sở pháp lý duy nhất trực tiếp (về nội dung), thì các quy phạm PLTTHS (dĩ nhiên không phải là tất cả mà chỉ có một số quy phạm) – là cơ sở pháp lý gián tiếp (về hình thức) không kém quan trọng. Bởi lẽ:
Mặc dù các quy phạm PLTTHS ở một chừng mực nhất định có ý nghĩa gián tiếp (bổ trợ) trong việc ĐTD, nhƣng chúng có ý nghĩa pháp lý quan trọng đối với việc bảo vệ các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền ở Việt Nam hiện nay. Chẳng hạn, Tòa án cấp phúc thẩm hoặc cấp giám đốc thẩm sau khi đã nghiên cứu một cách tổng hợp, khách quan, toàn diện và đầy đủ mọi chứng cứ thu thập đƣợc trong vụ án hình sự cụ thể nhận thấy rằng: tội danh mà bị cáo bị Tòa án cấp dƣới xét xử là không có căn cứ – các dấu hiệu của hành vi phạm tội tương ứng với các dấu hiệu của CTTP cơ bản mà trong bản án của Tòa án cấp dƣới lại định tội theo các dấu hiệu của CTTP tăng nặng, thì theo các quy định của Bộ luật TTHS năm 1988 (các khoản 1 và 2 Điều 221, Điều 257) Toà án hai cấp này có quyền sửa lại bản án đã tuyên của Tòa án cấp dƣới
để áp dụng điều khoản BLHS về tội danh nhẹ hơn, tức là tiến hành việc định lại tội danh.
1.2.2. Cơ sở khoa học của việc định tội danh đối với tội đánh bạc
Việc nghiên cứu những vấn đề về CTTP, chính vì thế, có ý nghĩa pháp lý hình sự rất quan trọng đối với quá trình ĐTD, vì ĐTD chính xác tức là xác định đúng sự phù hợp giữa các dấu hiệu của một hành vi nguy hiểm cho xã hội nhất định nào đó đƣợc thực hiện với các dấu hiệu của CTTP tƣơng ứng –
các dấu hiệu đƣợc quy định tại một quy phạm PLHS cụ thể của Phần các tội phạm BLHS. Nhƣ vậy, trong giai đoạn xây dựng NNPQ Việt Nam hiện nay để có đầy đủ căn cứ xác đáng và đảm bảo sức thuyết phụ trong việc khẳng định cho luận điểm đúng đắn rằng: CTTP là cơ sở khoa học của việc ĐTD.
Vai trò của CTTP. Xuất phát từ việc nghiên cứu thực tiễn áp dụng các quy phạm PLHS về ĐTD, chúng ta có thể nhận thấy vai trò của CTTP thể hiện rõ trên năm bình diện nhƣ sau:
CTTP là một trong những điều kiện chung và quan trọng nhất để ĐTD chính xác – vì nếu nhƣ trong hành vi nguy hiểm cho xã hội không có đầy đủ các dấu hiệu của một CTTP nào đó đƣợc quy định trong PLHS thực định, thì không thể đặt ra việc ĐTD.
CTTP là một khái niệm khoa học và là sự trừu tƣợng về mặt pháp lý –
vì một loạt các thuật ngữ và phạm trù đƣợc sử dụng Có liên quan đến CTTP (nhƣ: “khách thể”, “chủ thể”, “mặt chủ quan”, “mặt chủ quan”, v.v...) đều đƣợc cá nhà lý luận soạn thảo ra trong khoa học luật hình sự, còn nếu nhƣ chúng có đƣợc quy định trong luật thực định đi chăng nữa thì cũng là dƣới dạng các quy phạm PLHS trừu tƣợng.
CTTP là cơ sở pháp lý cần và đủ để truy cứu TNHS ngƣời phạm tội – vì khi hành vi nguy hiểm cho xã hội của chủ thể có đầy đủ các dấu hiệu của một
CTTP tƣơng ứng nào đó đƣợc quy định trong Phần các tội phạm BLHS, thì cũng có nghĩa là các cơ quan tƣ pháp hình sự đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để truy cứu TNHS người phạm tội.
CTTP là căn cứ để Tòa án lựa chọn đúng loại và mức hình phạt đối với
người bị kết án – vì nếu hành vi nguy hiểm cho xã hội chứa các dấu hiệu của một CTTP cụ thể (nhƣ: CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng, CTTP đặc biệt tăng nặng hoặc CTTP giảm nhẹ) mà trong đó ghi nhận khung hình phạt tƣơng ứng (với loại và mức cụ thể) tại một Điều (hoặc khoản của một Điều) trong Phần các tội phạm BLHS, thì Tòa án cũng không thể có căn cứ để lựa chọn loại và mức hình phạt để áp dụng đối với ngƣời bị kết án.
CTTP là yếu tố để đảm bảo các quyền và tự do của công dân trong lĩnh vực tƣ pháp hình sự, đồng thời hỗ trợ cho việc tuân thủ nghiêm chỉnh pháp chế và củng cố trật tự pháp luật trong NNPQ – vì với tất cả sự thể hiện trên
bốn bình diện trên đây đã cho phép khẳng định vai trò có tính chất tổng hợp
này của CTTP.
Yếu tố của CTTP có thể đƣợc định nghĩa là bộ phận hợp thành của cấu trúc trong cấu thành ấy và bao gồm một nhóm các dấu hiệu tương ứng với các phương diện (các mặt) của hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm (tức là hành vi bị nhà làm luật coi là tội phạm). Quan điểm truyền thống đƣợc thừa nhận chung trong khoa học luật hình sự là: CTTP có bốn yếu tố –
khách thể (1), mặt khách quan (2), chủ thể (3) và mặt chủ quan (4) của tội phạm. Nhƣ vậy ở tội Đánh bạc chúng ta có thể thấy 4 yếu tố CTTP gồm:
- Khách thể của tội phạm – đó là quan hệ xã hội được PLHS bảo vệ
tránh khỏi sự xâm hại có tính chất tội phạm, nhƣng bị tội phạm xâm hại đến và gây nên (hoặc có thể gây nên) thiệt hại đáng kể nhất định.
- Mặt khách quan của tội phạm – đó là mặt bên ngoài của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể đƣợc bảo vệ bằng PLHS, tức là
sự thể hiện cách xử sự có tính chất tội phạm trong thực tế khách quan.
- Chủ thể của tội phạm – đó là người đã có lỗi (cố ý hoặc vô ý) trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định (ngoài ra, trong một số trƣờng hợp cụ thể còn là có một số dấu hiệu bổ sung đặc biệt do quy phạm PLHS tƣơng ứng quy định).
- Mặt chủ quan của tội phạm – đó là mặt bên trong của sự xâm hại nguy hiểm đáng kể cho xã hội đến khách thể đƣợc bảo vệ bằng PLHS lỗi, tức là
thái độ tâm lý của chủ thểđược thể hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội bị do mình thực hiện và đối với hậu quả của hành vi đó (lỗi).
1.3. KHÁI NIỆM VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỘI ĐÁNH BẠC THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM THEO LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
Tội phạm là hiện tƣợng tiêu cực trong xã hội, tội phạm "xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, cũng như khi xã hội phân chia thành giai cấp đối kháng" [6, tr.287]. Vì vậy để bảo vệ đặc quyền của của giai cấp thống trị, Nhà nƣớc đã quy định những hành vi nguy hiểm cho xã hội nào là tội phạm và áp dụng TNHS đối với những ngƣời nào thực hiện các hành vi đó. Do vậy, tội phạm mang bản chất là một hiện tƣợng có tính chất pháp lý. Với thuộc tính là hiện tƣợng mang tính xã hội - pháp lý, tội phạm luôn chứa đựng đặc tính chống lại Nhà nƣớc, chống đối lại xã hội, làm ảnh hƣởng tiêu cực tới lợi ích chung của cộng đồng, xâm phạm tới quyền, tự do, các lợi ích hợp pháp của con ngƣời, xâm phạm tới trật tự an toàn xã hội.
Tội phạm có nguồn gốc xã hội, tồn tại và phát triển cùng với lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài ngƣời. Do đó tội phạm mang tính lịch sử. Nhìn nhận và đánh giá về tội phạm, nhà Luật học Larry J. Siegel đã đƣa ra khái niệm tội phạm nhƣ sau:
... Tội phạm là một hành vi vi phạm các nguyên tắc xã hội đƣợc giải thích và quy định trong một đạo luật hình sự do những ngƣời nắm giữ quyền lực chính trị và xã hội tạo ra. Những cá nhân vi phạm các nguyên tắc này là đối tƣợng sẽ bị trừng phạt bởi các cơ quan có thẩm quyền... [36, tr.20]
Nghiên cứu khái niệm tội phạm dƣới góc độ khoa học luật hình sự cho thấy khái niệm tội phạm đƣợc các nhà luật học trong và ngoài nƣớc nghiên cứu rất kỹ, nhiều quốc gia đã đƣa vào BLHS định nghĩa lập pháp của khái niệm này nhƣ: Trung Quốc, Liên bang Nga, Thụy Điển, v.v...
Khái niệm tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng nhất của luật hình sự. Chế định tội phạm là chế định trung tâm thể hiện rõ nét bản chất giai cấp, các đặc điểm chính trị, xã hội cũng nhƣ pháp lý của luật hình sự mỗi nƣớc...Vì vậy, nghiên cứu khái niệm tội phạm luôn luôn là chủ đề nóng hổi trong khoa học pháp lý hình sự trên thế giới nói chung và ở nƣớc ta nói riêng. [11, tr.157-158]
Nghiên cứu BLHS Việt Nam năm 1999 (đã đƣợc sửa đổi bổ sung năm 2009) nhà làm luật nƣớc ta đã ghi nhận định nghĩa tội phạm tại Điều 8 nhƣ sau:
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội đƣợc quy định trong Bộ luật hình sự, do ngƣời có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. [27, tr.11]
Tuy nhiên, khái niệm tội phạm trong định nghĩa lập pháp đƣợc các nhà làm luật nƣớc ta ghi nhận trong BLHS năm 1999 mới bao gồm bốn dấu hiệu
(đặc điểm) cơ bản, mà theo GS.TSKH Lê Cảm, khái niệm này còn thiếu một dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản là tội phạm do ngƣời đủ tuổi chịu TNHS thực hiện. Đặc điểm này cùng với các đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản của tội phạm đã đƣợc các nhà làm luật nƣớc ta ghi nhận mới thể hiện đƣợc đầy đủ cả ba bình diện tƣơng ứng với năm dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của tội phạm đó là: 1) Bình diện khách quan (nội dung) - tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội (1); 2) Bình diện pháp lý (hình thức) - tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự (2) và; 3) Bình diện chủ quan - tội phạm là hành vi do ngƣời có năng lực TNHS (3) và đủ tuổi chịu TNHS (4) thực hiện một cách có lỗi (5) [6, tr.289]. Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn chúng tôi hoàn toàn tán thành với quan điểm này.
Về khái niệm tội phạm cụ thể - tội đánh bạc là sự cụ thể hóa khái niệm tội phạm (chung), hiện nay trong khoa học luật hình sự nƣớc ta còn nhiều quan điểm khác nhau, cụ thể:
Quan điểm: Đánh bạc là đƣợc thua bằng tiền hay lợi ích khác trên cơ sở một kết quả không hiển nhiên hoặc một biến cố sẽ xảy ra trong tƣơng lai. Thông thƣờng, các kết quả hay biến cố nói trên sẽ biết đƣợc rõ ràng, trong thời gian ngắn. Ngoài ra, đánh bạc cũng đƣợc hiểu khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh văn hóa, lịch sử. [37]
Quan điểm cho khác lại rằng:
Đánh bạc là (hành vi) tham gia vào trò chơi đƣợc tổ chức bất hợp pháp mà sự đƣợc (hoặc thua) kèm theo việc đƣợc (hoặc mất) lợi ích vật chất đáng kể (tiền, hiện vật hoặc các hình thức tài sản khác). Đánh bạc là hành vi nguy hiểm cho xã hội, không chỉ ảnh hƣởng xấu đến gia đình và cá nhân ngƣời chơi mà còn có thể là nguyên nhân của tệ nạn xã hội và tội phạm khác. [10, tr.227]
Chúng tôi cho rằng quan điểm này có ƣu điểm là đã nêu bật đƣợc khách thể của tội phạm xâm phạm đến, nhƣng vẫn chƣa nêu cụ thể hành vi phạm tội và dấu hiệu chủ thể của tội phạm này.
Tóm lại, dƣới góc độ khoa học luật hình sự, khái niệm tội đánh bạc cần thể hiện đƣợc đầy đủ cả ba bình diện tƣơng ứng với năm đặc điểm (dấu hiệu) tƣơng ứng cơ bản của tội phạm nhƣ đã nêu trên. Do đó khái niệm tội phạm