đánh bạc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thứ nhất, các quy định của BLHS quy định về tội đánh bạc chưa hoàn thiện; Hướng dẫn áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến tội đánh bạc còn thiếu, chưa thống nhất, chồng chéo.
Bất cập trong việc quy định của BLHS cũng nhƣ những Nghị Quyết
hƣớng dẫn áp dụng chƣa rõ ràng, thống nhất, còn chồng chéo dẫn đến trong việc áp dụng pháp luật còn nảy sinh những bất cập. Trong khoảng thời gian ngắn, từ năm 2003 đến năm 2010, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ba lần hƣớng dẫn đƣờng lối xử lý đối với loại tội phạm này. Bên cạnh đó, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Tổng cục cảnh sát còn ban hành văn bản hƣớng dẫn để áp dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Hiện nay việc điều tra, truy tố, xét xử tội đánh bạc dựa vào quy định tại Điều 248 BLHS và Nghị quyết số 01/2010/NQ – HĐTP ngày 22/10/2010 còn nhiều bất cập, ví dụ: Vƣớng mắc trong việc quy định của Bộ luật hình sự về một số trƣờng hợp cụ thể. Về bản chất tội đánh bạc theo Điều 248 đƣợc hiểu là hành vi một ngƣời bỏ ra một khoản tiền hay hiện vật để đánh bạc dƣới bất kỳ hình thức gì nhƣ
chơi bài lá, chơi sóc đĩa, chọi gà ăn tiền…Mặt chủ quan của tội phạm tìm kiếm vận may bằng hình thức đánh bạc đỏ đen mà họ là ngƣời trực tiếp nhận đƣợc hậu quả của hành vi đánh bạc đó, có thể họ đƣợc có thể thua. Còn hành vi tổ chức đánh hoặc gá bạc là hành vi của ngƣời đứng ra tổ chức, tạo điều kiện cho ngƣời khác và cũng có thể cả ngƣời đó cùng đánh bạc ví dụ nhƣ mở chiếu bạc, lập xới chọi gà ăn tiền… Tuy nhiên trong trƣờng hợp cụ thể là ngƣời ghi số lô đề và ngƣời cầm bảng đề thì chúng ta cần làm rõ hành vi đó phải bị áp dụng điều khoản nào cho đúng. Đối với hành vi của ngƣời ghi số đề, khi họ không tham gia chới số mà họ chỉ ghi thuê cho chủ lô, đề thì sẽ phải truy tố về tội gì? Truy tố về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc hay truy tố về tội đánh bạc đánh bạc với vai trò là ngƣời đồng phạm. Thông thƣờng các cơ quan tiến hành tố tụng thƣờng truy tố về tội tổ chức đánh bạc và gá bạc. Nhƣng đối với hành vi của của ngƣời chủ lô, đề hay còn gọi là ngƣời cầm bảng đề thì việc cơ quan tiến hành tố tụng truy tố họ về tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc đúng hay không? Xét về mặt chủ quan của tội phạm thì chủ lô, đề là ngƣời trực tiếp tham gia đánh bạc, thuộc trƣờng hợp một ngƣời đánh bạc với nhiều ngƣời. Ngƣời chủ lô cũng chính là ngƣời tổ chức lên bảng lô để chơi với các con bạc khác. Bản chất hành vi của ngƣời chủ đề là phạm vào cả hai tội quy định tại Điều 248 và Điều 249 BLHS. Đây là vấn đề bất cập trong việc quy định của BLHS cần có sự hƣớng dẫn cụ thể. Hay vƣớng mắc trong việc xác định khoản tiền, giá trị hiện vật dùng đánh bạc; bất cập về giá trị chứng minh của biên bản phạm pháp bắt quả tang trong các vụ án đánh bạc… Vì vậy rất cần thiết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để việc áp dụng trong việc xét xử đạt hiệu quả đảm bảo tính răn đe.
Thứ hai, nguyên nhân do hạn chế của cơ quan Tòa án.
Đối với TAND các cấp: Chƣa có sự thống nhất trong đƣờng lối xét xử,
nhau, dẫn đến trong việc quyết định hình phạt cũng khác nhau, điều này ảnh hƣởng rất lớn trong việc chấp hành cũng nhƣ tính răn đe của bản án đối với ngƣời phạm tội.
Do trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ thẩm phán còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm trong công việc chƣa cao, chƣa thực sự chú tâm vào việc nghiên cứu hồ sơ. Bộ luật tố tụng hình sự có quy định thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án đối với từng trƣờng hợp tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng. Việc quy định nhƣ vậy là để ngƣời tiến hành tố tụng có thời gian nghiên cứu hồ sơ một cách kỹ lƣỡng các tình tiết của vụ án, giúp cho thẩm phán có xem xét toàn diện và đánh giá một cách toàn diện cũng nhƣ tính chất mức độ của hành vi. Trong nhiều vụ án khâu nghiên cứu hồ sơ nếu có vƣớng mắc trong quá trình giải quyết trả hồ sơ để điều tra bổ sung thêm. Án hình sự trong ngành vẫn thƣờng nói là loại “ án tại hồ sơ” nên thực tế nhiều vị thẩm phán chủ quan, thiếu tính trách nhiệm cho rằng có thể đánh giá hết hành vi thông qua hồ sơ, mà chƣa thấy hết đƣợc những thiếu sót trong quá trình tố tụng từ khâu Điều tra dẫn đến nhiều bản án của cấp sơ thẩm bị hủy vì lý do tố tụng. Trình độ đội ngũ này còn nhiều hạn chế trong khi diễn biến tình hình tội phạm ngày càng phức tạp, tinh vi, nhất là loại tội phạm công nghệ cao. Tội phạm đánh bạc hiện nay biến tƣớng dƣới mọi hình thức, sử dụng mọi thủ đoạn, nên việc đòi hỏi trình độ Pháp luật cũng nhƣ am hiểu về kiến thức là rất lớn, nhƣng đội ngũ thẩm phán giỏi còn hạn chế. Hiện nay số lƣợng đội ngũ thẩm phán còn ít, thậm chí có Tòa án cấp huyện chỉ có khoảng 4 thẩm phán nhƣng số lƣợng án phải giải quyết nhiều, nên chất lƣợng các vụ án cũng không đƣợc đảm bảo.
Bên cạnh đó đạo đức của một số bộ phận thẩm phán đang xuống cấp, vì lợi ích cá nhân mà quên đi trách nhiệm của mình. Đối với loại tội phạm này, đủ mọi thành phần xã hội, nên nếu dính vào vòng lao lý họ sẵn sàng bỏ tiền ra để mua chuộc ngƣời thẩm phán.
Chương 3
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC ĐỊNH TỘI DANH
ĐỐI VỚI TỘI ĐÁNH BẠC