Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính số và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã thượng ấm, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 40)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thƣợng Ấm nằm cách trung tâm huyện lỵ 12 km về phía Tây Bắc, tiếp giáp với các đơn vị hành chính nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn. + Phía Đông giáp xã Tú Thịnh.

+ Phía Tây giáp xã Vĩnh Lợi và Cấp Tiến. + Phía Nam giáp xã Đông Thọ [23].

Xã Thƣợng Ấm có tổng diện tích tự nhiên 2.239,03 ha, chiếm 2,84% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, trên địa bàn xã gồm có 14 thôn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Thƣợng Ấm có hai dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi núi thấp và đồi bát úp: Đây là dạng địa hình chủ yếu của xã Thƣợng Ấm, phần lớn diện tích đất đai của xã là đồi núi thấp, phân bố ở các khu vực phía bắc, phía đông và phía nam, độ cao trung bình là 150 - 400 m.

- Địa hình đồng bằng: Tập trung chủ yếu ở khu trung tâm xã và dọc theo Quốc Lộ 37, có độ cao từ 50 -70 m so với mực nƣớc biển [23].

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Xã Thƣợng Ấm có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa:

- Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 280

C. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 đến 1.800 mm. - Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 160C. Do vị trí địa lý nên hàng năm chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Vào mùa khô, nhiệt độ và độ ẩm tƣơng đối thấp.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,50C, nhiệt độ tối thấp trung bình từ 12 - 130C; nhiệt độ tối cao trung bình năm từ 33 - 350C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ ẩm trung bình năm là 85% [23].

3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Trên địa bàn xã có Suối Dâu, Suối Lớn chạy qua, ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ khác. Hệ thống suối cùng với các ao hồ, đập là nguồn nƣớc quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo Báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhƣỡng huyện Sơn Dƣơng năm 2012, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:

- Nhóm đất phù sa (FL): diện tích khoảng 21 ha, phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với đồi núi và thung lũng sông, suối; thích hợp cho việc trồng lúa và các cây nông nghiệp.

- Nhóm đất đen (LV): diện tích khoảng 203 ha, phân bố chủ yếu ở vùng đồi thấp; thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây lâu năm, cây hoa mầu.

- Nhóm đất xám (AC): diện tích khoảng 1.258 ha, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh; thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây lâu năm, cây lâm nghiệp.

- Nhóm đất dốc tụ (RG): diện tích khoảng 59 ha, phân bố chủ yếu ở vùng địa hình thấp, bằng, có độ ẩm phù hợp với sản xuất lúa nƣớc; thích hợp cho việc trồng lúa và trồng các loại cây hoa mầu [19].

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 967,44 ha trong đó toàn bộ diện tích là đất trồng rừng sản xuất. Diện tích rừng tự nhiên đƣợc khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đất đồi núi trống đã đƣợc phủ xanh, diện tích rừng không ngừng đƣợc nâng lên [23]. Rừng của xã Thƣợng Ấm hiện nay đang đƣợc phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giữ nƣớc đầu nguồn, chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất và cảnh quan môi trƣờng.

3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Toàn xã có 02 khu mỏ đá tại thôn Đồng Bèn 2 và thôn Thƣợng Ấm; 01 mỏ chì kẽm tại thôn Khuôn Lăn; 01 mỏ sắt tại thôn Thƣợng Ấm [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính số và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã thượng ấm, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 40)