Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính số và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã thượng ấm, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 38)

2.4.1. Phương pháp kế thừa các tài liệu liên quan

- Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến mục tiêu của đề tài. Nguồn từ các cơ quan trung ƣơng, các cơ quan của huyện và các viện nghiên cứu, trƣờng đại học.

- Sử dụng các nguồn số liệu, thông tin từ các trang Web chuyên ngành quản lý đất đai trên Internet và các sách, báo có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu nhằm rút ngắn thời gian và kế thừa kết quả nghiên cứu trƣớc đó.

2.4.2. Phương pháp thống kê xử lý số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập đƣợc qua các năm. Chúng đƣợc xử lý tính toán bằng phần mềm Excel, các phần mềm phân tích xử lý số liệu,.. phản ánh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết.

2.4.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp

- Điều tra, thu thập các thông tin, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của xã Thƣợng Ấm, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Điều tra, thu thập số liệu thực trạng đo đạc thành lập bản đồ địa chính, thực trạng cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực trạng lập hồ sơ địa chính của xã Thƣợng Ấm, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang.

- Điều tra, thu thập số liệu kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính, kết quả lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của xã Thƣợng Ấm, huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang.

2.4.4. Phương pháp bản đồ kết hợp với phương pháp mô hình hóa dữ liệu

- Sử dụng số liệu đo đạc trực tiếp tại thực địa để thành lập bản đồ địa chính trên phần mềm Famis và phần mềm MicroStation theo quy phạm do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng ban hành.

- Chuyển dổi dữ liệu bản đồ địa chính số sang phần mềm ELIS để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; lập và quản lý hồ sơ địa chính.

2.4.5. Phương pháp kiểm nghiệm thực tế

Thông qua thực hiện các công việc cụ thể tại khu vực nghiên cứu để đánh giá đƣợc ƣu điểm, hạn chế của giải pháp; phân tích đƣợc các yếu tố có ảnh hƣởng; đề xuất đƣợc giải pháp áp dụng phù hợp.

2.4.6. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến chuyên gia tƣ vấn, các cán bộ lão thành đã có kinh nghiệm lâu năm trong công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính.

- Nghiên cứu ứng dụng trong thực tiễn, đề xuất giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Thƣợng Ấm huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Thƣợng Ấm nằm cách trung tâm huyện lỵ 12 km về phía Tây Bắc, tiếp giáp với các đơn vị hành chính nhƣ sau:

+ Phía Bắc giáp xã Tiến Bộ, huyện Yên Sơn. + Phía Đông giáp xã Tú Thịnh.

+ Phía Tây giáp xã Vĩnh Lợi và Cấp Tiến. + Phía Nam giáp xã Đông Thọ [23].

Xã Thƣợng Ấm có tổng diện tích tự nhiên 2.239,03 ha, chiếm 2,84% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện, trên địa bàn xã gồm có 14 thôn.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Xã Thƣợng Ấm có hai dạng địa hình chính:

- Địa hình đồi núi thấp và đồi bát úp: Đây là dạng địa hình chủ yếu của xã Thƣợng Ấm, phần lớn diện tích đất đai của xã là đồi núi thấp, phân bố ở các khu vực phía bắc, phía đông và phía nam, độ cao trung bình là 150 - 400 m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Địa hình đồng bằng: Tập trung chủ yếu ở khu trung tâm xã và dọc theo Quốc Lộ 37, có độ cao từ 50 -70 m so với mực nƣớc biển [23].

3.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

Xã Thƣợng Ấm có khí hậu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa:

- Mùa hè nóng ẩm, mƣa nhiều kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 280

C. Lƣợng mƣa trung bình từ 1.500 đến 1.800 mm. - Mùa đông lạnh, thời tiết khô hanh từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình là 160C. Do vị trí địa lý nên hàng năm chịu ảnh hƣởng của gió mùa Đông Bắc. Vào mùa khô, nhiệt độ và độ ẩm tƣơng đối thấp.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,50C, nhiệt độ tối thấp trung bình từ 12 - 130C; nhiệt độ tối cao trung bình năm từ 33 - 350C.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Độ ẩm trung bình năm là 85% [23].

3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Trên địa bàn xã có Suối Dâu, Suối Lớn chạy qua, ngoài ra còn có nhiều suối nhỏ khác. Hệ thống suối cùng với các ao hồ, đập là nguồn nƣớc quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

3.1.1.5. Tài nguyên đất

Theo Báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhƣỡng huyện Sơn Dƣơng năm 2012, trên địa bàn xã có các nhóm đất sau:

- Nhóm đất phù sa (FL): diện tích khoảng 21 ha, phân bố chủ yếu ở vùng tiếp giáp với đồi núi và thung lũng sông, suối; thích hợp cho việc trồng lúa và các cây nông nghiệp.

- Nhóm đất đen (LV): diện tích khoảng 203 ha, phân bố chủ yếu ở vùng đồi thấp; thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây lâu năm, cây hoa mầu.

- Nhóm đất xám (AC): diện tích khoảng 1.258 ha, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi có độ dốc lớn, địa hình chia cắt mạnh; thích hợp cho việc trồng cây ăn quả, cây lâu năm, cây lâm nghiệp.

- Nhóm đất dốc tụ (RG): diện tích khoảng 59 ha, phân bố chủ yếu ở vùng địa hình thấp, bằng, có độ ẩm phù hợp với sản xuất lúa nƣớc; thích hợp cho việc trồng lúa và trồng các loại cây hoa mầu [19].

3.1.1.6. Tài nguyên rừng

Tổng diện tích đất lâm nghiệp của xã là 967,44 ha trong đó toàn bộ diện tích là đất trồng rừng sản xuất. Diện tích rừng tự nhiên đƣợc khoanh nuôi bảo vệ kết hợp với các chính sách giao đất giao rừng, các khu vực đất đồi núi trống đã đƣợc phủ xanh, diện tích rừng không ngừng đƣợc nâng lên [23]. Rừng của xã Thƣợng Ấm hiện nay đang đƣợc phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giữ nƣớc đầu nguồn, chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất và cảnh quan môi trƣờng.

3.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản

Toàn xã có 02 khu mỏ đá tại thôn Đồng Bèn 2 và thôn Thƣợng Ấm; 01 mỏ chì kẽm tại thôn Khuôn Lăn; 01 mỏ sắt tại thôn Thƣợng Ấm [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Dân số, lao động

Theo số liệu thống kê của UBND xã Thƣợng Ấm, tính đến hết năm 2013, tổng số hộ toàn xã là 1.421 hộ với 5.320 ngƣời, trong đó số khẩu nông lâm nghiệp 4.592 ngƣời, chiếm 86,32% dân số; số khẩu phi nông nghiệp 728 ngƣời, chiếm 13,68% dân số.

Tổng số lao động trên địa bàn xã Thƣợng Ấm đến hết năm 2013 có 3.432 lao động, chiếm 64,5% dân số; trong đó lao động nông lâm nghiệp 2.848 ngƣời, lao động phi nông nghiệp 584 ngƣời. Chi tiết về dân số thể hiện qua bảng 3.1.

Bảng 3.1: Dân số, lao động của xã Thƣợng Ấm tính đến 31/12/2013

STT Tên thôn Số hộ

Số khẩu (ngƣời) Số lao động (ngƣời)

Tổng Khẩu NLN Khẩu PNN Tổng Lao động NLN Lao động PNN 1 Đồng Dài 176 741 640 101 503 417 86 2 Ấm Thắng 108 416 361 55 229 190 39 3 Đồng Ván 167 528 454 74 336 279 57 4 Hàm Ếch 73 281 244 37 169 140 29 5 Đồng Cận 73 333 286 47 199 165 34 6 Đồng Trôi 108 349 303 46 260 216 44 7 Đồng Bèn 2 107 458 397 61 304 252 52 8 Đồng Bèn 1 91 326 280 46 269 223 46 9 Cây Phay 111 400 344 56 225 187 38 10 Cây Đa 125 422 367 55 278 231 47 11 Hồng Tiến 103 369 317 52 174 145 29 12 Khuân Lăn 44 222 191 31 148 122 26 13 Thƣợng Ấm 96 340 292 48 249 207 42 14 Vƣờn Đào 39 135 116 19 89 74 15 Tổng 1.421 5.320 4.592 728 3.432 2.848 584

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.2. Việc làm, thu nhập

- Hầu hết số lao động nông nghiệp trên địa bàn xã là lao động thủ công, chƣa qua đào tạo. Việc làm chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, một bộ phận nhỏ lao động làm dịch vụ, kinh doanh, vận tải.

- Trong những năm qua, nhờ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; đời sống của nhân dân trong xã ngày càng đƣợc cải thiện, cụ thể:

+ Thu nhập bình quân năm 2013, đạt 13,56 triệu đồng/ngƣời/năm. + Sản lƣợng lƣơng thực có hạt đạt 3.426,5 tấn.

+ Lƣơng thực bình quân 644,08 kg/ngƣời/năm. + Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn 18,0%.

Chi tiết một số chỉ tiêu về thu thập qua các năm thể hiện tại bảng 3.2

Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu về thu nhập của xã Thƣợng Ấm tính đến 31/12/2013

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

2011 Năm 2012 Năm 2013 1 Thu nhập bình quân đầu ngƣời Triệu đồng/ ngƣời/ năm 10,22 11,78 13,56 2 Sản lƣợng lƣơng thực có hạt Tấn 3.331,22 3.380,6 3.426,5 3 Lƣơng thực bình quân đầu ngƣời Kg/ ngƣời/ năm 641,24 643,07 644,08 4 Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới % 20,92 20,00 18,00

(Nguồn: UBND xã Thượng Ấm) 3.1.2.3. Giao thông

Trên địa bàn xã có tuyến Quốc lộ 37 chạy qua với chiều dài 7,0 Km và tuyến đƣờng tỉnh lộ DT 186 với chiều dài 3,8 Km; chất lƣợng đƣờng tốt [23].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các tuyến đƣờng từ trung tâm xã đến các thôn đã đƣợc đầu tƣ bê tông hóa. Hệ thống giao thông của xã đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cũng nhƣ trao đổi hàng hóa của nhân dân.

3.1.2.4. Giáo dục và Y tế

Năm học 2012 - 2013, trên địa bàn xã có 01 trƣờng trung học cơ sở với 12 lớp học, 28 giáo viên, 371 học sinh; 01 trƣờng tiểu học với 19 lớp học, 27 giáo viên, 412 học sinh; 01 mầm non với 19 lớp học, 27 giáo viên, 355 học sinh; Tại xã có 01 trạm y tế với 04 cán bộ, trong đó có 01 bác sỹ; công tác khám chữa bệnh cho nhân dân trong xã cơ bản đã đƣợc đáp ứng kịp thời.

3.1.2.5. Năng lượng và Bưu chính viễn thông

Đến nay, đã có 100% số thôn trong xã có điện lƣới quốc gia và đƣợc phủ sóng phát thanh, truyền hình. Trên địa bàn xã có 01 điểm bƣu điện, tại các thôn đã đƣợc phủ sóng điện thoại di động. Mức độ đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

3.2. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã Thƣợng Ấm, huyện Sơn Dƣơng

3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất đai và công tác quản lý biến động đất đai

- Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, xã Thƣợng Ấm có tổng diện tích tự nhiên là 2.239,03 ha, trong đó:

+ Diện tích đất nông nghiệp: 1.721,84 ha, chiếm 76,90% diện tích đất tự nhiên.

+ Diện tích đất phi nông nghiệp: 341,61 ha, chiếm 15,26% diện tích đất tự nhiên

+ Diện tích đất chƣa sử dụng: 175,58 ha, chiếm 7,84% diện tích đất tự nhiên [22].

Hiện trạng sử dụng các loại đất năm 2013 của xã đƣợc thể hiện qua bảng 3.3.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.3: Hiện trạng sử dụng đất năm 2013 của xã Thƣợng Ấm

TT Mục đích sử dụng đất Diện tích (ha) Cơ cấu so với DTTN (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.239,03 100,00 1 Đất nông nghiệp NNP 1.721,84 76,90

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 739,62 33,03 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 423,35 18,91

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 268,62 12,00

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 154,73 6,91 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 316,27 14,13 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 967,44 43,21

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 967,44 43,21 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 14,78 0,66

2 Đất phi nông nghiệp PNN 341,61 15,26

2.1 Đất ở OTC 35,41 1,58

2.2 Đất chuyên dùng CDG 253,94 11,34

2.2.1 Đất trụ sở CQ, công trình sự nghiệp CTS 0,22 0,01

2.2.2 Đất an ninh CAN 125,33 5,60

2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh PNN CSK 20,12 0,90 2.2.4 Đất có mục đích công cộng CCC 108,27 4,84 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 8,09 0,36 2.4 Đất sông suối và MNCD SMN 44,17 1,97

3 Đất chƣa sử dụng CSD 175,58 7,84

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng BCS 0,32 0,01 3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng DCS 102,50 4,58 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 72,76 3,25

(Nguồn: VPĐKQSD đất tỉnh Tuyên Quang)

- Công tác quản lý biến động các loại đất trên địa bàn xã Thƣợng Ấm đã đƣợc kiểm soát chặt chẽ. Trong thời gian từ năm 2010 - 2013 có 61,32 ha thuộc nhóm đất nông nghiệp chuyển sang nhóm đất phi nông nghiệp mà chủ yếu là chuyển sang đất an ninh và đất sử dụng vào mục đích công cộng. Sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chuyển dịch giữa các loại đất này để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Biến động từng loại đất cụ thể đƣợc thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4: Biến động sử dụng đất từ năm 2010 - 2013 của xã Thƣợng Ấm

TT Mục đích sử dụng đất Mã Năm 2010 Năm 2013 Biến động diện tích (ha) Diện tích (ha) Cơ cấu so với DTTN (%) Diện tích (ha) cấu so với DTTN (%) 1 2 3 4 5 6 7 8=6-4 Tổng diện tích tự nhiên 2.239,03 100 2.239,03 100 0 1 Đất nông nghiệp NNP 1.783,16 79,64 1.721,84 76,9 -61,32 1.1 Đất SX nông nghiệp SXN 800,94 35,77 739,62 33,03 -61,32 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 424,56 18,96 423,35 18,91 -1,21 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 268,83 12,01 268,62 12 -0,21 1.1.1.2 Đất trồng cây HNK HNK 155,73 6,96 154,73 6,91 -1,00 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 376,38 16,81 316,27 14,13 -60,11 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 967,44 43,21 967,44 43,21 0 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 967,44 43,21 967,44 43,21 0 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 14,78 0,66 14,78 0,66 0

2 Đất phi nông nghiệp PNN 280,29 12,52 341,61 15,26 61,32

2.1 Đất ở OTC 35,52 1,59 35,41 1,58 -0,11 2.2 Đất chuyên dùng CDG 192,51 8,6 253,94 11,34 61,43 2.2.1 Đất TSCQ, công trình SN CTS 0,35 0,02 0,22 0,01 -0,13 2.2.2 Đất an ninh CAN 69,98 3,13 125,33 5,6 55,35 2.2.3 Đất sản xuất, kinh doanh

phi nông nghiệp CSK 20,95 0,94 20,12 0,9 -0,83 2.2.4 Đất có MĐ công cộng CCC 101,23 4,52 108,27 4,84 7,04 2.3 Đất nghĩa trang, NĐ NTD 8,09 0,36 8,09 0,36 0 2.4 Đất sông suối &MNCD SMN 44,17 1,97 44,17 1,97 0

3 Đất chƣa sử dụng CSD 175,58 7,84 175,58 7,84 0

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.2. Thực trạng đo đạc lập bản đồ địa chính của xã Thượng Ấm

Xã Thƣợng Ấm đƣợc đo đạc thành lập bản đồ địa chính vào năm 1994 - 1995 theo Luận chứng kinh tế kỹ thuật đo đạc lập hồ sơ địa chính cho 19 xã phía nam huyện Sơn Dƣơng. Kết quả đo vẽ đƣợc 91 tờ bản đồ tỷ lệ 1/1000.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp xây dựng hồ sơ địa chính số và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã thượng ấm, huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 38)