Lạm phát hiện là mối bận tâm của không những Chính phủ Việt Nam, mà là mối bận tâm của hầu hết các Chính phủ trên thế giới, bởi lẽ nó là một trong những thước đo quan trọng đo mức ổn định của nền kinh tế, có thể tác động đến sản lượng đầu ra của nền kinh tế và các biến vĩ mô khác; đồng thời, nó là kết quả của những biến đổi trong môi trường kinh tế vĩ mô cũng như những thay đổi chính sách.
Lạm phát trong giai đoạn 2003 -2007 đã ở mức tương đối cao, và đặc biệt là năm 2007 – một năm sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì tỷ lệ lạm phát lên đến mức hai con số (12,63%). Lạm phát hiện nay diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động rất phức tạp. Bối cảnh quốc tế có nhiều bất lợi cho kinh tế Việt Nam: giá các nguyên nhiên vật liệu tăng cao, nền kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD mất giá so với hầu hết các ngoại tệ mạnh khác trong bối cảnh VND gắn chặt với USD đã tác động làm lạm phát trong nước càng tăng cao. Bối cảnh trong nước cũng có nhiều bất lợi; ảnh hưởng thiên tai, của dịch bệnh kéo dài và trên diện rộng đã ảnh hưởng làm giảm nguồn cung lương thực thực phẩm đẩy giá lương thực thực phẩm lên cao và do đó đã kéo chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Mặc dù nền kinh tế đang phải chịu không ít thách thức và áp lực do mức tăng cao của giá xăng dầu thế giới, giá lương thực cùng với tình trạng thâm hụt cán cân thương mại ngày càng lớn nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, hội nhập kinh tế quốc tế và khu
vực ngày càng sâu rộng, những cơ hội về sản xuất, tiêu dùng, dịch vụ, xuất khẩu, đầu tư trong và ngoài nước tăng.
Phân tích ở trên cho thấy, lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2003- 2007 bắt nguồn từ cả ba yếu tố; cầu kéo, chi phí đẩy và yếu tố tiền tệ. Để kiềm chế lạm phát đòi hỏi Nhà nước cần có biện pháp phối hợp đồng bộ các giải pháp, phải có những biện pháp cấp thời, đồng thời cũng cần đưa ra hệ thống biện pháp dài hạn để kiểm soát lạm phát được hữu hiệu.
Chương 3: GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH VĨ MÔ ĐỂ KIỀM CHẾ LẠM PHÁT TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
3.1. Nhận diện lại bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam