Diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng giai đoạn 2003-2007

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 39)

Để xem xét tác động của các nhân tố đến chỉ số giá tiêu dùng, cần xem xét sự biến động của các nhóm mặt hàng trong rỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng. Trong rỏ hàng hóa tính chỉ số tiêu dùng hiện nay của Việt Nam thì

nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống chiếm tỷ lệ rất cao (42,85%), nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng chiếm 9,99%, nhóm phương tiện đi lại cũng chiếm đến 9,04%. Do vậy sự biến động giá của nhóm mặt hàng này sẽ gây tác động rất lớn đến chỉ số giá tiêu dùng nói chung.

Đồ thị 2.4: Cơ cấu rỏ hàng hóa dịch vụ tính chỉ số giá tiêu dùng hiện

nay của Việt Nam

Hàng ăn và dịch vụ ăn u ống Dược phẩm, y tế Th i ế t bị và đồ dù n g gia đình Nh à ở và vật l i ệ u xây dựn g Đồ uống và thu ốc l á May m ặc, gi ày dé p và m ũ n ón Phương ti ệ n đi l ại,

bưu đi ệ n

Gi áo dụ c

Văn hóa, th ể thao gi ải trí

Đồ dùng và dịch vụ k h ác

Diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn 2003-2007 có nhiều biến động khá phức tạp và các nhân tố chính đẩy giá tiêu dùng tăng cao ở các năm không giống nhau.

Đồ thị 2.5: Tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng, 2003-2007

2. 9 7. 8 14 .1 15 .4 2. 9 12 5.5 21.1 6 4. 1 7. 4 9. 8 5. 9 17 .1 -2 5. 9 9. 1 4 4 14 .3 17 .1 3 9.5 8.4 6.6 12.63 -5 0 5 10 15 20 25 2003 2004 2005 2006 2007 0 2 4 6 8 10 12 14 Lương thực (%) Thực p hẩm (%)

Nhà ở và vật liệu xây dựng (%) Phương tiện đi lại, bưu điện (%) Chỉ số giá tiêu dùng (%) (thang bên p hải)

Đồ thị 2.5 cho thấy chỉ số giá tiêu dùng trong giai 2003-2007 biến động khá phức tạp. Năm 2003, tốc độ tăng giá là 3% thì năm 2004 tốc độ tăng giá này tăng vọt lên 9,5% (tức là gấp 3 lần năm 2003). Năm 2005 và 2006 tốc độ này có giảm đi còn 8,4% và 6,6% nhưng đến năm 2007 giá tiêu dùng đã tăng tới hai con số (12,63%). Tỷ lệ lạm phát của năm 2007 đã cao gấp gần 2 lần so với năm 2006 ( 12,63% so với 6,6%) và là mức cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Với mức lạm phát 12,63% trong năm 2007, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có mức lạm phát cao nhất trong khu vực. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến động lên xuống rất khó lường của chỉ số giá tiêu dùng trong giai đoạn từ 2003 đến 2007. Nhưng liệu yếu tố tạo ra sự biến động chỉ số giá tiêu dùng của các năm có giống nhau? Và đặc biệt là yếu tố nào tạo ra sự biến động rất mạnh của chỉ số giá tiêu dùng trong năm 2007?

Đồ thị trên đã cho thấy, trong giai đoạn 2003- 2007 nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm có xu hướng tăng, và tăng cao hơn mức tăng chung của giá tiêu dùng. Chỉ số giá tiêu dùng của năm 2004 so với tháng 12 của năm 2003 đã tăng 9,5%, trong đó nhóm mặt hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 15,6% (riêng nhóm hàng lương thực tăng 14,3% còn nhóm hàng thực phẩm tăng 17,1%), cao gần gấp hai lần tốc độ tăng chung của chỉ số giá tiêu dùng (9,5%). Trong năm 2005 và năm 2006 chỉ số giá tiêu dùng đã giảm đi so với năm 2004, tương ứng còn 8,4% và 6,6% do những tác động trễ của những chính sách kiểm soát tăng giá thực hiện trong năm 2004. Ở trong năm này, sự tăng giá của nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống vẫn là nhân tố chính trong sự tăng giá của chỉ số giá tiêu dùng. Đến năm 2007, CPI lại có xu hướng tăng mạnh ở hầu hết các nhóm hàng và nhân tố đóng góp vào sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng ngoài nhóm hàng lương thực thực phẩm còn có sự gia tăng của nhóm hàng nhà ở vật liệu xây dựng (tăng 17,1% so với tháng 12 năm trước). Cũng trong giai đoạn 2003-2007, giá của nhóm hàng phương tiện đi

lại, bưu điện khá ổn định, và là nhóm hàng hóa dịch vụ duy nhất có giá cả giảm trong giai đoạn này.

Năm 2007, là năm bản lề đánh dấu một mốc quan trọng của nền kinh tế Việt Nam qua việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, tốc độ tăng giá tiêu dùng có nhiều biến động rất phức tạp và tăng cao hơn so với các năm trước. Điều này nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích.

Trong năm 2007, giá của tất cả các hàng hóa trong rỏ hàng hóa tính chỉ số giá tiêu dùng đều tăng cao hơn so với những năm trước. Tăng mạnh nhất là nhóm hàng lương thực thực phẩm tiếp đó nhóm nhà ở vật liệu xây dựng. Cũng trong năm này, nhóm hàng thực phẩm là nhóm hàng có mức tăng cao nhất (21,16%) cao gấp 2 lần mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và cao gấp gần 4 lần mức tăng trong năm 2006 (mức 21,16% so với mức 5.5%). Mặt hàng lương thực cũng đạt mức tăng khá cao 15,4%, so với mức tăng 14,1% của năm 2006 thì mức tăng này không phải là mức tăng đột biến. Một điều khác biệt trong năm 2007 đó là nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng đột biến so với các năm trước và là nhân tố kéo giá tiêu dùng tăng cao. Trong năm 2007, giá của nhóm hàng nhà ở và vật liệu xây dựng tăng đến 17,1% cao gấp 3 lần mức tăng của năm 2006, cao hơn 5% mức tăng của giá tiêu dùng.

Tóm lại, qua phân tích diễn biến của chỉ số giá tiêu dùng qua các năm từ 2003 đến nay, đặc biệt là phân tích biến động của chỉ số giá tiêu dùng của năm 2007, có thể nhận thấy rằng trong sự biến động gia tăng mạnh của chỉ số giá tiêu dùng đã tiềm ẩn những thay đổi khác thường về xu hướng tăng giá trong từng nhóm hàng như nhóm thực phẩm cũng như nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 39)