Trong giai đoạn 2003 -2007 mặc dù có nhiều thành tựu nhưng kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều tồn tại bất cập.
Thứ nhất phải kể đến đó là tỷ lệ lạm phát tăng cao, qua đồ thị 2.2 ta có thể thấy bắt đầu từ cuối năm 2003 tỷ lệ lạm phát có xu hướng tăng cao và năm 2007 đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây - ở mức 2 con số (12,6%). Nếu so với tỷ lệ lạm phát cao của năm 1998 (9,2%) và năm 2004 (9,5%) thì tỷ lệ lạm phát của năm 2007 quả là đáng báo động - tốc độ tăng giá của năm 2007 cao gấp rưỡi tốc độ tăng GDP (tăng 12,6% so với 8,4% ).
Trong giai đoạn 2003 đến 2007, một đặc điểm nổi bật nữa là tỷ lệ nhập
siêu cao và tăng qua các năm, có thể thấy qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, nhập siêu và tỷ lệ nhập siêu
qua các năm
Năm Xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Nhập khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%) Nhập siêu (Triệu USD) Tốc độ tăng (%) 2003 20.149,3 20,6 25.255,8 27,9 5.106,5 25,3 2004 26.485,0 31,4 31.968,8 26,6 5.483,8 20,7 2005 32.447,0 22,5 36.761,1 15,0 4.314,0 13,3 2006 39.826,0 22,7 44.891,1 22,1 5.064,9 12,7 Ước 2007 48.560,0 21,9 62.680,0 39,6 14.120,0 29,1 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007
Nếu như từ năm 2003 đến năm 2006 mức nhập siêu cao nhất mới chỉ hơn 5 triệu USD thì đến năm 2007 nhập siêu đã lên đến 14,1 triệu USD, tức là mức nhập siêu của năm 2007 gấp 2,8 lần năm 2006, và chiếm đến 29% tổng giá trị xuất khẩu của cả năm 2007, tỷ lệ này vượt xa tỷ lệ bình quân từ năm 1998 đến 2006 (14,9%).
Thứ ba, gia tăng sự bất bình đẳng trong xã hội. Trong những năm qua, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã giảm đi rõ rệt, tuy nhiên mức độ lại khác nhau. Vùng Đồng bằng Sông Hồng từ năm 2004 đến 2007 số hộ nghèo chỉ giảm từ 12,9% năm 2004 xuống 9,62% năm 2007 (tức là giảm 3,28%) và Đông Nam Bộ tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 6,1% năm 2004 xuống 4,33% năm 2007 (tức là chỉ giảm 1,77%), trong khi đó vùng vùng Tây Bắc tỷ lệ hộ nghèo giảm 10% từ năm 2004 đến 2007 nhưng tỷ lệ hộ nghèo ở đây năm 2007 vẫn còn rất cao – 37,45%. Tỷ lệ giảm nghèo không đồng đều giữa các vùng dẫn đến sự chênh lệch thu nhập ngày càng tăng giữa các vùng. Như vậy ngay cả việc giảm tỷ lệ nghèo cũng không hoàn toàn đồng nghĩa với việc giảm phân hoá giàu nghèo. Nói cách khác, cùng với tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, còn phải quan tâm đến vấn đề phân hoá giàu, nghèo. Ngoài sự bất bình đẳng giữa các vùng, sự bất bình đẳng còn có thể thấy qua sự chênh lệch lợi ích hưởng thụ những dịch vụ an sinh xã hội giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo, giữa thành thị và nông thôn. trong xã hội.
Đồ thị 2.3: Hệ số chênh lệch giàu nghèo giữa nhóm người giàu (20%
dân số có thu nhập cao nhất ) và nhóm người nghèo (20% dân số có thu nhập thấp nhất) 6.2 6.5 7 7.6 8.1 8.3 8.4 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1993 1994 1995 1999 2002 2004 2006 lầ n
Theo Báo cáo của Chương trình Phát triển Kinh tế Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố mới đây (22-8-2007), dựa trên các số liệu điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam năm 2004, cho thấy tình hình an sinh xã hội của Việt Nam đang thụt lùi. “Các hộ trong nhóm thu nhập cao nhất - nhóm 20% giàu nhất nhận được gần 40% lợi ích an sinh xã hội. Trong khi đó, nhóm nghèo nhất chỉ nhận chưa đến 7%. Những người sống ở đô thị có cơ hội hưởng nhiều chính sách an sinh xã hội hơn người sống ở nông thôn… Nhóm giàu nhất nhận được 47% lương hưu, còn nhóm nghèo nhất chỉ nhận được 2%. Nhóm giàu nhất nhận được 45% trợ cấp y tế, còn nhóm nghèo nhất chỉ được 7%. Tỷ lệ nhận trợ giúp giáo dục của nhóm giàu nhất và nghèo nhất tương ứng là 35% và 15%…”. Theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới cũng như theo chuẩn nghèo mới của Việt Nam, tính chung cả nước hiện cứ 5 người dân thì có 1 người nghèo; ở các vùng Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên cứ 3 người dân thì có 1 người nghèo; riêng ở Tây Bắc Bộ, cứ 2 người dân có 1 người nghèo. Đáng lưu ý, khi mở rộng chuẩn nghèo, thì tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam đã tăng khá nhanh, từ 6,9% lên 23,2%, tức gấp 3,4 lần. Điều đó cho thấy, ngoài bộ phận dân cư nghèo, còn có một bộ phận dân cư khác thu nhập không cao hơn nhiều so với những hộ nghèo. Đây là những hộ dễ bị tổn thương, sẵn sàng gia nhập vào nhóm các hộ nghèo một khi gặp khó khăn trong sản xuất và đời sống. Xét theo ý nghĩa đó, thì kết quả xoá đói giảm nghèo vẫn chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn khá cao. Mặc dù trong những năm qua, thu nhập của tất cả các nhóm dân cư đều tăng, nhưng do thu nhập của nhóm thu nhập cao nhất (nhóm giàu) tăng cao hơn của nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm nghèo) cả về tốc độ tăng, cả về mức tăng tuyệt đối, nên chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo ngày càng có xu hướng dãn ra. Mức chênh lệch về thu nhập giữa các vùng, các nhóm dân cư đang tăng lên sẽ là nguyên nhân đẩy tới bất công trong xã hội. Vùng có mức thu
nhập bình quân cao nhất là Đông Nam Bộ, cao gấp 2,5 lần so với vùng thấp nhất là Tây Bắc. Giữa các nhóm dân cư trong xã hội cũng đang xuất hiện sự chênh lệch ngày càng tăng về thu nhập. Bất bình đẳng còn thể hiện rất rõ nét giữa các nhóm dân tộc. Tỷ lệ nghèo chung của dân tộc Kinh là 23,1%, nhưng ở nhóm dân tộc thiểu số là 69,3%. Khoảng cách giàu nghèo giữa các nhóm thu nhập của dân tộc Kinh là 4,7 lần, nhưng giữa dân tộc Kinh với dân tộc thiểu số là 22,1 lần. Những vùng có tỷ lệ nghèo nhiều nhất cũng là những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Như vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2003 đến nay đã bộc lộ nhiều mặt bất cập. Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, là một loạt những mảnh tối của nền kinh tế vĩ mô: lạm phát cao, chênh lệch giàu nghèo ngày càng xa…. đang làm xói mòn những kết quả kinh tế vĩ mô của chúng ta. Đặc biệt là lạm phát cao đang là một vấn đề gây được quan tâm chú ý nhất của những nhà phân tích cũng như những nhà làm chính sách.