Các giải pháp kiềm chế lạm phát cấp thời

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 80)

Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, nhưng quan tâm đúng mức đến giải pháp cắt giảm chi tiêu của Nhà nước. Việc thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt để kiềm chế mà nhà nước đã thực hiện để kiềm chế lạm phát là đúng nhưng trong giải pháp tài khóa không chú trọng đến cắt giảm chi tiêu của ngân sách mà lại chỉ sử dụng biện pháp giảm thuế. Biện pháp này trong ngắn hạn thì cũng có tác dụng bình ổn lạm phát nhưng về dài hạn nó gây ra hiệu ứng giảm thu ngân sách, trong điều kiện nguồn thu ngân sách không tăng thì việc giảm thuế này càng làm cho ngân sách thâm hụt nặng và như vậy tiềm ẩn đẩy lạm phát lên cao trong tương lai. Trong bối cảnh có lạm phát cao Nhà

nước nên cố gắng kiểm soát tỷ lệ thâm hụt ngân sách ở khoảng 3-4% GDP. Cụ thể, bên cạnh việc nỗ lực tiếp tục đẩy mạnh cải cách về thuế và lập kế hoạch quản lý thuế mạnh hơn nữa nhằm tăng thu ngân sách, thì việc đẩy mạnh quá trình giám sát và quản lý chặt chi tiêu ngân sách, đặc biệt là chi tiêu công nhằm kiểm soát và hạn chế mức bội chi ngân sách là điều hết sức cần thiết và cấp bách trong tình hình hiện nay.

Chính sách tiền tệ là chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tiền tệ và qua đó ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát. Vì vậy, sử dụng chính sách tiền tệ cần đặc biệt thận trọng. Trong điều kiện lạm phát cao điều chỉnh chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt hơn, kiểm soát chặt và hạn chế sự tăng trưởng cung tiền đồng thời thực hiện chính sách lãi suất thực dương theo cơ chế thị trường. Cung cấp sự độc lập lớn hơn nữa cho Ngân hàng Nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ để việc điều chỉnh chính sách này phù hợp hơn với cân bằng cung cầu trên thị trường tài chính tiền tệ thông qua các công cụ nghiệp vụ thị trường mở, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất cơ bản.

Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt là cần thiết trong điều kiện có lạm phát cao, song chưa đủ, đặc biệt là khó khi theo đuổi một chính sách tỷ giá ổn định. Để có thể phát huy tác dụng của chính sách tiền tệ thì một chính sách tỷ giá linh hoạt là một lựa chọn không thể thiếu. Điều chỉnh linh hoạt chính sách tỷ giá hối đoái giữa VND với đồng USD theo hướng tiệm cận với cân bằng cung cầu trên thị trường ngoại hối với biên độ giao động lớn hơn (±2 đến ±2,5) nhằm đưa tỷ giá hối đoái gần với tỷ giá thực hơn và tăng cường khả năng ứng phó của nền kinh tế với các cú sốc giá quốc tế. Việc điều chỉnh chính sách tỷ giá hối đoái theo hướng này giúp làm giảm ảnh hưởng nhập khẩu lạm phát khi giá quốc tế tăng cao (qua đó làm giảm chi phí sản xuất nhiều yếu tố đầu vào nhập khẩu chủ yếu cho các nhà sản xuất trong

nước) và giảm áp lực lên Ngân hàng Nhà nước trong việc mua ngoại tệ mạnh để ổn định tỷ giá giữa VND/USD (qua đó hạn chế sự gia tăng cung tiền để kiểm soát lạm phát). Như vậy, việc linh hoạt tỷ giá để VND tăng giá giải quyết cả hai nguyên nhân gây ra lạm phát là chi phí sản xuất tăng và lượng cung tiền lớn.

Việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, chính sách tài khóa thắt chặt, và chính sách tỷ giá linh hoạt có tác dụng kiểm soát lạm phát nhanh chóng, tuy bước đầu có thể dẫn đến sự đánh đổi nhất định, nhưng trong dài hạn thì không mâu thuẫn nhau.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)