Các giải pháp kiềm chế lạm phát Việt Nam đã thực hiện trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 68)

đoạn 2003 – 2007 và hệ quả

Lạm phát không phải là vấn đề mới ở Việt Nam và Chính phủ đã có một số kinh nghiệm chống lạm phát cao cuối những năm 1980. Tuy nhiên, sự thay đổi môi trường kinh tế đã làm cho việc chỉ ra nguyên nhân của lạm phát và đưa ra chính sách chống lạm phát trở nên khó khăn hơn (hay chí ít do các nhà nghiên cứu kinh tế và các nhà lập chính sách nghĩ thế). Như đã chỉ ra ở trên, nguyên nhân lạm phát của Việt Nam bắt nguồn từ các cú sốc từ phía cung, thâm hụt ngân sách, và tăng cung tiền quá mức so với nhu cầu của nền kinh tế. Các giải pháp để kiểm soát lạm phát là phải làm sao rút bớt lượng tiền trong lưu thông. Lý thuyết và thực tế đều chỉ ra rằng, hai công cụ kinh tế vĩ mô quan trọng để kiềm chế lạm phát chính là chính sách tài khóa và chính

sách tiền tệ. Chính sách tài khóa tác động mạnh đến tăng trưởng và lạm phát, tuy nhiên thì chính sách tài khóa lại tương đối cứng nhắc và thiếu linh hoạt bởi mỗi sự thay đổi dự toán thu chi ngân sách hay thay đổi về thuế suất từng sắc thuế phải thực hiện theo những quy định và quy trình tương đối phức tạp, thì ngược lại chính sách tiền tệ lại được đặc trưng bởi mức độ linh hoạt rất cao, thậm chí trong ngắn hạn khi mà chính sách tài khóa gần như cố định thì chính sách tiền tệ trở thành công cụ duy nhất, hữu hiệu nhất để thúc đẩy tăng trưởng trong khi vẫn kiểm soát được lạm phát. Thực tế trong giai đoạn 2003 đến nay, chính phủ Việt Nam đã đưa ra và thực hiện các biện pháp chống lạm phát tương đối phổ biến mà các nước hay áp dụng nhằm vào những nguyên nhân trên, nhưng thực sự thì những biện pháp đó có phát huy tác dụng của nó?

Trong những năm gần đây Việt Nam theo đuổi mục tiêu là tăng trưởng kinh tế cao, do đó biện pháp thắt chặt chi tiêu không được chú trọng đến. Minh chứng cho điều này được thể hiện ở tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước luôn duy trì ở mức tương đối cao (Quốc hội đề ra chỉ tiêu thâm hụt ngân sách không được vượt quá 5% GDP. Tuy nhiên, tỷ lệ này che khuất một thực trạng là mức thâm hụt ngân sách tuyệt đối đang ngày càng tăng. Mức thâm hụt ngân sách đã tăng từ 29 nghìn tỷ đồng năm 2003 lên đến 40,7 nghìn tỷ đồng năm 2005 và 69,5 nghìn tỷ đồng năm 2007). Biện pháp nổi bật nhất trong sử dụng chính sách tài khóa cho đến nay là biện pháp giảm thuế nhập khẩu hoặc áp

dụng giá trần cho các mặt hàng chiến lược như xăng dầu, sắt thép, xi măng,

phân bón ... Biện pháp này cũng có thể tạm thời bình ổn được lạm phát. Bởi đây là những mặt hàng chiến lược trong nền kinh tế, sự ổn định của những mặt hàng này góp phần làm ổn định giá của các mặt hàng khác, do vậy mà không làm giá cả của nền kinh tế tăng thêm. Tuy nhiên biện pháp này cũng có mặt trái của nó. Chỉ lấy ví dụ việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu trong khi

giá xăng dầu được chỉ đạo bởi chính phủ là giữ ổn định. Thuế nhập khẩu xăng dầu thấp hơn nhưng giá xăng bán ra thị trường cũng thấp hơn giá trị của nó. Một phép tính đơn giản cũng biết chắc rằng chính phủ hàng ngày chi ra hàng tỉ để ổn định lạm phát. Mức thuế thấp hơn sẽ làm thất thu ngân sách trong điều kiện những khoản chi bắt buộc vẫn tồn tại. Như vậy, một điều tất yếu sẽ là ngân sách Nhà nước thâm hụt càng thâm hụt hơn. Hệ quả là khoản vay nợ trong và ngoài nước sẽ tăng lên đáng kể. Ngoài ra khi duy trì một mức giá thấp hơn cân bằng thị trường thì sẽ có hiện tượng cầu vượt cung, điều này tất yếu dẫn đến một thị trường chợ đen và nạn đầu cơ xăng dầu. Như vậy, chống lạm phát bằng biện pháp giảm thuế nhập khẩu và kiểm soát giá trái với nguyên tắc thị trường là không hiệu quả mà còn có thể ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng của cả nền kinh tế. Trong bối cảnh lạm pháp tăng cao và vượt cả mức tăng trưởng của nền kinh tế, thì một điều mà chính phủ nên cân nhắc đó là lựa chọn giữa mục tiêu tăng trưởng cao hay đánh đổi sự ổn định kinh tế vĩ mô với mức tăng trưởng vừa phải và tỷ lệ lạm phát vừa phải? Điều này phụ thuộc vào ý chí của Nhà nước.

Như vậy, một công cụ hữu ích để kiểm soát lạm phát là chính sách tài khóa đã chưa được sử dụng hữu ích trong thời gian qua ở Việt Nam. Công cụ mà nhà nước ta chủ yếu sử dụng là các công cụ của chính sách tiền tệ. Chính

sách tiền tệ thắt chặt được thực hiện để bình ổn lạm phát. Các công cụ thực

thi chính sách tiền tệ thắt chặt đã được triển khai như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành tín phiếu chính phủ bắt buộc….Từ tháng 7 - 2004, Ngân hàng Nhà nuớc đã tăng dự trữ bắt buộc từ 2% đến 5% đối với VNĐ và từ 4% đến 8% đối với ngoại tệ nhằm kiểm soát tín dụng trong nền kinh tế. Từ tháng 6/2007, theo mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ đã được đặt ra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định tăng gấp 2lần tỷ lệ dự trữ bắt buộc lên một lần nữa, để góp phần thu hút bớt lượng tiền trong lưu thông vê hạn chế sự gia

tăng tín dụng, kiềm chế lạm phát. Cụ thể mức dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi nội tệ dưới 12 tháng của hầu hết các ngân hàng thương mại tăng từ mức 5% lên 10, tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ kỳ hạn dưới 12 tháng tăng từ 8% lên 10%; kỳ hạn từ 12 tháng đến 24 tháng tăng từ 2% lên 4%. Trong bối cảnh đó chính sách lãi suất – một bộ phận quan trọng của chính sách tiền tệ lại được xác định là phải duy trì ổn định nhằm đảm bảo cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Trong suốt thời kỳ từ 2003 đến 2007 sự thay đổi của lãi suất cơ bản chỉ được điều chỉnh tăng nhẹ, và đặc biệt trong suốt cả năm 2006 đến cuối năm 2007, lãi suất cơ bản được duy trì ở mức 8,25%. Như vậy, tăng dự trữ bắt buộc trong điều kiện lãi suất tín dụng cũng như lãi suất tiền gởi chậm thay đổi là một gánh nặng làm tăng chi phí của hệ thống ngân hàng thương mại. Hiện nay tốc độ tăng trưởng tín dụng đã cao hơn tốc độ huy động tiền gửi. Lúc này hệ thống ngân hàng thương mại đứng trước nguy cơ tính về mặt hiệu quả vì lãi suất tín dụng không tăng được mà chi phí cho dự trữ bắt buộc và lãi suất tiền gởi lại tăng lên. Khi Ngân hàng Nhà nước cho phép hệ thống ngân hàng thương mại gia tăng lãi suất tín dụng theo thị trường thì điều này sẽ làm cản trở đầu tư của khu vực doanh nghiệp. Như vậy, thắt chặt tiền tệ có thể bình ổn lạm phát nhưng lại làm xuất hiện nguy cơ về sự phát triển không bền vững hệ thống tài chính cũng như cản trở đầu tư khu vực tư nhân từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng chung của cả nền kinh tế là cái giá phải trả.

Neo tỉ giá là một giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đã và đang thực hiện. Trong suốt giai đoạn 2003 -2007 sự biến động của VND so với USD là không đáng kể (chỉ trên dưới 1%). Trong khi đó thì bản thân đồng USD đang mất giá so với hầu hết các ngoại tệ mạnh khác và giá cả hàng hóa dịch vụ, đặc biệt là giá vàng bên ngoài tăng rất mạnh. Cố định tỉ giá trong điều kiện như vậy có khả năng bình ổn lạm phát nhưng kèm theo đó là cái giá phải trả cũng khá lớn. Hệ quả của duy trì tỷ giá hối đoái cố định là khả năng cạnh tranh với

các nước khác bị sút giảm, và khả năng chúng ta sẽ nhập siêu ngày càng nhiều. Ngoài ra khi cố định tỉ giá và lãi suất chậm thay đổi thì suất sinh lợi của việc giữ USD cũng không còn hấp dẫn. Kết quả là mọi người dân trong nước có tiền đổ hết vào đầu cơ bất động sản khi mà giá đất và nhà đắt gần bằng với Nhật Bản khi thu nhập Việt Nam chỉ bằng 2% so với họ. Và lạm phát càng khó bị kiểm soát.

Từ những chủ trương và thực tế kiểm soát lạm phát ở Việt Nam thời gian qua có thể thấy, những biện pháp đó còn mang nặng tính tình thế, chưa cơ bản chưa đả động đến các khoản đầu tư lãng phí, kém sinh lợi, thậm chí còn đi ngược lại với những đòi hỏi của thực tế, do đó chưa bình ổn được giá cả, nhất là giá cả của mặt hàng thiết yếu như lương thực thực phẩm và xăng dầu. Tóm lại, các biện pháp không những không đạt được mục tiêu bình ổn kinh tế vĩ mô, không cắt cơn được căn bệnh lạm phát đang đe dọa đời sống kinh tế xã hội, mà còn có chiều hướng đẩy lạm phát lên cao quá mức.

Có lẽ có quá nhiều công cụ để chính phủ có thể bình ổn lạm phát. Tuy nhiên, trong thực tế hầu như không có một giải pháp nào hoàn hảo. Cho dù lạm phát là một chủ đề nhạy cảm với mọi người. Cho dù ở Việt Nam cũng như các nước đã phát triển khác đều có nỗi ám ảnh về một nền kinh tế siêu lạm phát. Chúng ta vẫn phải nhìn thẳng vào một thực tế rằng: khắc phục lạm phát luôn luôn có giá phải trả khi lạm phát đã thực sự xảy ra. Áp dụng neo tỉ giá quá mức sẽ dẫn đến mất cạnh tranh ngoại thương. Thắt chặt tiền tệ quá liều lượng sẽ dẫn đến một hệ thống ngân hàng mong manh, giảm nhiệt tình đầu tư của khu vực tư nhân. Giảm thuế trong điều kiện chi ngân sách không thể kiểm soát thì có nguy cơ dẫn đến khủng hoảng nợ nước ngoài. Áp dụng giá trần là một công cụ phi thị trường và dễ tạo điều kiện cho các hoạt động đầu cơ trục lợi. Các hệ quả này dẫn đến chi phí đánh đổi của nền kinh tế khi khắc phục lạm phát là tăng trưởng chậm hơn, thất nghiệp nhiều hơn. Nói như

thế thì không có nghĩa là nên làm ngơ với lạm phát mà hãy nhìn nhận lạm phát đang ở mức độ nào, thuộc loại nào để từ đó chính phủ và các nhà chính sách có những liệu pháp thích hợp nhưng không chủ quan để tiến đến ổn định nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)