Những thành tựu kinh tế đạt được trong giai đoạn 2003 đến nay

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 31)

Thứ nhất, đó là luôn duy trì tốc độ tăng GDP cao, và các ngành đều đạt

được tốc độ tăng trưởng cao.

Trong giai đoạn 2003 -2007 một điểm sáng của kinh tế vĩ mô Việt Nam là luôn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (tốc độ trung bình đạt hơn 8%/năm)(Nguồn Tổng cục thống kê). Đặc biệt là năm 2007 nền kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng 8,48% - mức cao nhất trong vòng 11 năm qua và đưa Việt Nam trở thành một trong những nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực. Nếu đem so sánh với các nước trong khu vực châu Á trong cùng kỳ thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đứng ở vị trí thứ 3 sau Trung Quốc (đạt 11,3%) và Ấn Độ (đạt 9%). Tăng trưởng kinh tế đạt được ở

cả ba nhóm ngành. Nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy hải sản đạt tốc độ tăng trung bình là 3,758%/năm, năm 2007 mặc dù có gặp rất nhiều khó khăn nhưng tốc độ tăng trưởng của nhóm ngành này cũng đạt 3,41% tương đương với tốc độ tăng trưởng của năm trước đó. Nhóm ngành công nghiệp xây dựng luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhất và đạt trung bình khoảng 10,4%/năm. Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ cũng duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao và đạt trung bình là khoảng 7,83%/năm. Trong 3 năm trở lại đây Việt Nam luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao trên 8% (năm 2005 đạt 8,44%; năm 2006 đạt 8,17% và năm 2007 đạt 8,48%).

Bảng 2.1: GDP bình quân đầu người tính bằng VND và tính bằng USD

theo tỷ giá hối đoái

Năm GDP giá thực tế (Tỷ VND) Dân số trung bình (nghìn người) GDP bình quân đầu người (nghìn VND) Tỷ giá VND/USD GDP tính bằng USD theo tỷ giá hối

đoái (Triệu USD) GDP bình quân đầu người tính bằng USD 2003 613.443 80.902,4 7.582,5 15.414 39.797,8 491,9 2004 715.307 82.031,7 8.719,9 15.770 45.358,7 552,9 2005 839.211 83.106,3 10.098,0 15.800 53.114,6 639,1 2006 973.790 84.155,8 11.571,3 15.958 61.022,1 725,1 Sơ bộ 2007 1.143.442 85.195,0 13.421,5 16.056 71.215,9 835,9 Nguồn: Tổng cục thống kê (2007)

Bảng trên cho thấy rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nhưng do tốc độ tăng dân số thấp, và tỷ giá VND/USD tăng thấp nên quy mô GDP tính theo giá thực tế và tính bằng USD tăng qua các năm. Năm 2007 là năm có nhiều biến động của nền kinh tế thế giới nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành công đáng kể, quy mô GDP đã đạt 71,2 tỷ USD và GDP bình quân đầu người tăng đáng kể đạt mức 835USD/người và tăng 110,8USD so với năm 2006 và

tăng 15USD so với kế hoạch của Quốc hội đề ra. Đây có thể là một dấu hiệu khả quan để năm 2008 chúng ta có thể đạt được mục tiêu tổng quát của thập kỷ vào năm 2008, tức là vượt qua ranh giới của của nhóm nước có thu nhập trung bình thấp.

Thứ hai, cán cân thanh toán được cải thiện và dự trữ quốc tế tăng lên.

Dự trữ ngoại tệ trong giai đoạn 2003-2007 liên tục tăng.

Đồ thị 2.1: Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam, 2003-2007 (tỷ USD)

6.4 7.2 9.2 11.5 20 0 5 10 15 20 25 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn: Bộ Tài chính

Có thể thấy lượng ngọai tệ mua vào của năm 2007 tương đương với mấy năm trước cộng lại. Sở dĩ năm 2007 chúng ta có được kết quả ngoạn mục như vậy là do lượng ngoại tệ đổ vào nước ta khá lớn qua tất cả các nguồn: theo báo cáo thống kê thì tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của cả nước đạt 20,3tỷ USD và là mức cao nhất từ trước đến nay tăng hơn 69% so với năm 2006 (10,2tỷ), trong đó vốn giải ngân đạt 5,3 tỷ USD. Vốn đầu tư gián tiếp từ thị trường chứng khoán cả năm ước đạt từ 4,5 đến 5 tỷ USD. Vốn ODA cam kết tài trợ khoảng 5tỷ USD và mặc dù thực tế mới giải ngân được gần 2 tỷ USD nhưng cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Nguồn kiều hối theo đường chính thức ước đạt 5,5 tỷ USD, chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 3,4tỷ USD. Chính nguồn ngoại tệ dồi dào này đã góp phần bù đắp phần nào cho cán cân thương mại, và còn được mua vào để tăng dự trữ

quốc tế, tránh cho đồng Việt Nam lên giá so với USD gây ảnh hưởng đến xuất khẩu và nhập siêu.

Thứ ba, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị

trong giai đoạn 2003-2007 có xu hướng giảm xuống. Nếu như năm 2003 tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,78%; năm 2007 tỷ lệ này chỉ còn là 4,64% - tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi khu vực thành thị đạt tỷ lệ thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Đây là một điểm sáng cho thấy tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Thứ tư, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam giảm đáng kể và Việt Nam được

Liên Hợp quốc đánh giá rất cao trong thành tựu trong việc giảm nghèo.

Bảng 2.2. Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm của Việt Nam (%)

2004 2006 Ước 2007 Cả nước 18,10 15,47 14,75 Đồng bằng sông Hồng 12,90 10,12 9,62 Đông Bắc 23,20 22,22 21,13 Tây Bắc 46,10 39,40 37,45 Bắc Trung Bộ 29,40 26,58 25,51

Duyên hải Nam Trung Bộ 21,30 17,18 16,26

Tây Nguyên 29,20 24,01 22,95

Đông Nam Bộ 6,10 4,56 4,33

Đồng bằng sông Cửu Long 15,30 13,00 12,42

Nguồn: Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn)

Trong giai đoạn 2003-2007, Việt Nam là một trong những nước đạt được tốc độ giảm nghèo nhanh nhất trên thế giới. Tỉ lệ nghèo đói trên 8 vùng của Việt Nam đều giảm, giảm từ khoảng 58% năm 1993 xuống 14,75% năm 2007. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh và liên tục, với tốc độ khoảng 7% đến 8% mỗi năm là một yếu tố quan trọng trong việc giảm nghèo. Như vậy, mối

quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở Việt Nam đã được thể hiện rõ nét trong những năm vừa qua. Vùng có tỷ lệ nghèo đói thấp nhất là Đông Nam Bộ; các vùng khác tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm khá nhiều qua các năm, vùng Tây Bắc tỷ lệ hộ nghèo năm 2004 còn là 46,10% thì năm 2007 đã giảm xuống còn 37,45% (tức là đã giảm 10%), Tây Nguyên đã giảm từ 29,20% năm 2004 xuống còn 22,95% năm 2007 ( tức là giảm được 7%) và Bắc Trung Bộ cũng đã giảm được 5% ( từ 29,40% năm 2004 xuống còn 25,51% năm 2007). “Nhưng điều làm cho Việt Nam khác với những nền kinh tế mới nổi khác – như Trung Quốc hay Ấn Độ - là việc tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng cũng hạn chế được tốc độ gia tăng bất bình đẳng”, ông Ajay Chhibber- Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam nhận xét và phân tích: Hệ số Gini, một chỉ số xem xét bất bình đẳng thu nhập, chỉ tăng từ 0,34 năm 1993 lên 0,36 năm 2006 – thấp hơn các nền kinh tế mới nổi khác – đã giải thích tốc độ giảm nghèo mạnh. Điều đó cho thấy, tăng trưởng kinh tế đã có tác động mạnh đến đời sống của dân chúng. Người dân đã thực sự được hưởng những thành quả mà tăng trưởng kinh tế mang lại.

Đồ thị 2.2: Các chỉ số kinh tế vĩ mô Việt Nam giai đoạn 2003 - 2007

3 9.5 8.4 6.6 12.6 7.34 7.79 8.43 8.17 8.44 5.78 5.6 5.31 5.4 4.64 0 2 4 6 8 10 12 14 2003 2004 2005 2006 2007

T ỷ lệ lạm phát % T ốc độ tăng trưởng kinh t ế % T ỷ lệ thất nghiệp %

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ trang web của Tổng cục thống kê www.gso.gov.vn

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)