Những tác động của lạm phát

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 43)

Lạm phát, nhất là lạm phát cao có tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội: làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh và giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp; làm méo mó nền kinh tế và làm cho việc thực hiện các kế hoạch chi tiêu của dân chúng bị đảo lộn, gây tác động xấu đến những người có thu nhập thấp, đặc biệt là những người sống chủ yếu bằng nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công.

Trước hết ta đi xem xét tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế. Tại sao lạm phát cao lại tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế? Tỷ lệ lạm phát cao có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua nhiều kênh như kênh tín dụng, tiêu dùng, đầu tư... Trong thời kỳ tỷ lệ lạm phát cao, người cho vay thường không có động lực cho vay bởi vì lãi suất thực nhận được thường âm và thời hạn cho vay càng dài cho hoạt động đầu tư thì số tiền mất càng lớn; kết quả là, lạm phát cao thường đi liền với lượng tín dụng thu hẹp. Thu nhập thực của hộ gia đình giảm và do đó tiêu dùng sẽ giảm. Ngoài ra, trong nền kinh tế có tỷ lệ lạm phát cao, các nhà đầu tư tiềm năng sẽ giảm đầu tư bởi vì mức độ rủi ro trong đầu tư tăng. Trong thời kỳ lạm phát cao, đầu tư của các doanh nghiệp giảm và tiêu dùng trong nền kinh tế cũng giảm, tức là tổng cầu của nền kinh tế suy giảm. Nói tóm lại, một tỷ lệ lạm phát cao sẽ có tác động làm giảm tăng trưởng kinh tế.

Tác động đến tăng trưởng kinh tế là điều có thể dễ thấy trong nền kinh tế có lạm phát cao, nhưng bên cạnh đó, lạm phát cao còn là nguyên nhân của những bất ổn xã hội, làm gia tăng những bất bình đẳng thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội. Mặc dù lạm phát có tác động đến tất cả mọi người tiêu dùng trong xã hội, nhưng tác động của nó đến các nhóm dân cư khác nhau là khác nhau. Cụ thể là người có thu nhập thấp chịu tác động trực tiếp và nhanh hơn

người có thu nhập cao; người ở vùng nông thôn chịu tác động nặng hơn người dân ở thành thị….Việc tăng giá tiêu dùng, nhất là với tốc độ tăng cao của giá lương thực thực phẩm đã đè nặng nên vai của đại bộ phận dân cư, trong đó nặng nhất là đối với 20% dân cư có thu nhập thấp, thậm chí đã vượt quá sức chịu đựng của họ.

Trong nhóm người có thu nhập thấp, những người sống bằng tiền lương là những người đầu tiên bị lạm phát là cho khuynh đảo cuộc sống. Đó là vì, thu nhập của những người này phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tiền lương (mà tương đối ổn định) mà họ nhận được, nên một khi lạm phát cao, sức mua của tiền tệ bị giảm mạnh thì lập tức thu nhập thực tế của họ bị giảm sút. Những năm gần đây Chính phủ có nhiều cố gắng trong vấn đề cải cách tiền lương, tiền công nhằm cải thiện đời sống cho người lao động (từ năm 2003-2007, lương tối thiểu của khu vực nhà nước đã có điều chỉnh 4 lần từ 290.000nghìn đồng/tháng lên 540.000nghìn đồng/tháng vào 01/01/2008; trong khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng tương ứng là 487.000nghìn đồng/tháng/ 2003 lên lên 800.000nghìn đồng /tháng/2007). Tuy vậy tốc độ tăng tiền lương lại chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng của giá, thậm chí tăng giá còn diễn ra trước cả tăng lương, nên hậu quả là người nghèo không có đủ khả năng chi trả cho những nhu cầu thiết yếu nhất của cuộc sống; làm cho người nghèo càng nghèo hơn. Theo kết quả điều tra mức sống hộ gia đình trong giai đoạn 2002- 2006 của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ chi ăn uống, hút trong chi tiêu cho đời sống của người dân Việt Nam mặc dù đã có xu hướng suy giảm nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá cao, nhất là ở khu vực nông thôn (chiếm tỷ lệ 56,2%) và ở các vùng có điều kiện phát triển kinh tế khó khăn như vùng Tây Bắc (chiếm tỷ lệ 60,2%), vùng Đông Bắc (chiếm tỷ lệ 57%), và vùng Đồng bằng sông Cửu Long (56,2%). So với các nhóm thu nhập khác trong xã hội thì nhóm 20% số hộ nghèo nhất Việt Nam có tỷ lệ chi ăn uống, hút trong chi tiêu

đời sống chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 70,1% trong năm 2002 và 65,2% trong năm 2006. Điều này cũng có nghĩa rằng khi chỉ số giá tiêu dùng tăng cao sẽ làm cho hầu hết người tiêu dùng đều bị thiệt hại bởi sức mua thực tế của đồng VND đã bị giảm đáng kể.

Bảng 2.4: Tỷ lệ chi ăn uống, hút trong chi tiêu cho đời sống (%)

Năm 2002 Năm 2004 Năm 2006

1. Chia theo khu vực

Thành thị 51,6 48,9 48,2 Nông thôn 60,0 56,7 56,2 2. Chia theo vùng Đồng bằng sông Hồng 53,8 51,1 51,5 Đông Bắc 61,2 58,2 57 Tây Bắc 64,2 60,0 60,2 Bắc Trung Bộ 58,3 56,3 55,1

Duyên hải Nam Trung Bộ 56,4 53,1 54,4

Tây Nguyên 58,6 51,3 52,2

Đông Nam Bộ 52,7 50,4 48

Đồng bằng sông Cửu Long 60,5 56,7 56,2

3. Chia theo nhóm thu nhập

Nhóm 1 (20% số hộ nghèo nhất) 70,1 66,5 65,2 Nhóm 5 (20% số hộ giàu nhất) 49,6 46,9 45,8

Nguồn: Tổng cục thống kê (2006)

Nhóm người có thu nhập thấp thường có tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong tổng chi tiêu cho đời sống cao hơn so với nhóm người có thu nhập cao. Theo số liệu thống kê thì số tiền chi tiêu cho ăn uống hút của nhóm 20% hộ nghèo nhất chiếm đến hơn 60% tổng chi tiêu. Do vậy, khi chỉ số giá của nhóm lương thực và thực phẩm tăng quá cao đặc biệt như trong năm 2007 thì đời sống của người dân đặc biệt là người có thu nhập thấp và người nghèo lại càng trở nên khó khăn hơn và do vậy phần chi tiêu khác cho đời sống như y tế

hay giáo dục sẽ bị suy giảm đáng kể, điều đó có nghĩa là những người thu nhập thấp có cố gắng đến mấy cũng khó mà thoát khỏi cảnh nghèo túng.

Nông dân và những người kinh doanh nhỏ lẻ cũng là nhóm người chịu tác động mạnh của lạm phát. Họ là những người có vốn có tài sản nhưng họ cũng phải chịu gánh nặng của lạm phát không kém so với những người làm công ăn lương. Bởi vì giá của những nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xăng dầu, phân bón, thức ăn gia súc… tăng cao quá mức (chẳng hạn, trong năm 2007 khi mà chỉ số CPI tăng 12,63% thì tốc độ tăng sản xuất nông nghiệp chỉ đạt có 3,41% tức là chỉ bằng có 27% tốc độ tăng giá). Điều đó cho thấy nông dân cũng phải hứng chịu ảnh hưởng rất lớn của lạm phát.

Nhìn chung, lạm phát cao không chỉ làm giảm đáng kể sức mua của người dân có thu nhập thấp, đặc biệt là người nghèo mà còn làm gia tăng bất bình đẳng về thu nhập giữa các nhóm thu nhập khác nhau ở các vùng miền trong cả nước, gây tác động tiêu cực tới ổn định xã hội và tăng trưởng kinh tế.

2.2.3.Nguyên nhân lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 -2007

Trên cơ sở lý thuyết ở chương 1, trong phần này tác giả sẽ đi lý giải nguyên nhân gây lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 -2007. Tác giả phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát theo những nhân tố tác động đến cung, cầu và ảnh hưởng của yếu tố tiền tệ.

2.2.3.1.Các nhân tố tác động về phía cung

Giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng cao liên tục trong bối cảnh đồng chính sách tỷ giá hối đoái của Việt Nam gắn chặt với đồng USD là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến khi đề cập đến các nhân tố gây ra lạm phát cao ở Việt Nam trong thời gian qua.

Giá nguyên, nhiên vật liệu thế giới tăng cao là yếu tố khách quan bất khả kháng, nó tác động đến hầu hết các nước trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam. Sự tăng giá liên tục của giá nguyên nhiên vật liệu thế giới đã làm cho chi phí sản xuất tăng cao, do đó thu hẹp sản xuất, giảm sản lượng đầu ra và đẩy giá cả trong nước tăng cao. Loại lạm phát này được gọi là “Lạm phát chi phí đẩy”, trong điều kiện hiện nay của Việt Nam khi mà chính sách tỷ giá tương đối cứng nhắc và gắn chặt với đồng USD thì tác động của loại lạm pháp này khá phức tạp.

Sự tăng giá liên tục của nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu trên thị trường thế giới tạo ra sức ép tăng giá với nhiều nhóm mặt hàng trong nước có sử dụng khối lượng lớn đầu vào là nguyên nhiên vật liệu trong khi vẫn duy trì chính sách quản lý tỷ giá hối đoái tương đối ổn định giữa VND so với USD. Có thế nhận thấy một điều khá rõ, giá cả nguyên nhiên vật liệu trên thế giới tăng cao là nguyên nhân ảnh hưởng đáng kể đến sự gia tăng giá cả ở Việt Nam trong giai đoạn 2003 – 2007.

Chính sách quản lý tỷ giá hối đoái của Việt Nam là cố gắng neo tỷ giá của VND vào một mốc tương đối ổn định so với đồng USD trong khi ngoại tệ mạnh này lại biến động theo xu hướng suy giảm trên thị trường tiền tệ toàn thế giới.

Đồ thị 2.6: Sự tăng, giảm giá của các ngoại tệ mạnh và VNĐ so với USD trong năm 2007

12 13 22 14 15 -0.03 -5 0 5 10 15 20 25

CNYuan Yen Euro UKPound CND VND

Nguồn: Số liệu của các ngoại tệ lấy từ Datastream

Sự biến đổi của VNĐ là từ Tổng cục thống kê

Theo đồ thị trên thì chỉ tính từ năm 2006 trở lại đây đồng USD đã mất giá trung bình khoảng 15% so với các đồng ngoại tệ mạnh như Euro, đồng Yên Nhật hay đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc. Trong khi VNĐ không những không tăng giá mà lại còn giảm giá so với USD (-0,03%). Trong bối cảnh đồng USD đang mất giá so với hầu hết các ngoại tệ khác, việc neo tỷ giá đã khiến VND cũng mất giá tương ứng so với các đồng ngoại tệ mạnh khác. Điều này có nghĩa rằng trong bối cảnh đồng USD đang có chiều hướng suy giảm mạnh thì việc giá nguyên nhiên vật liệu quốc tế tăng cao đã khiến Việt Nam phải nhập khẩu thêm một phần ảnh hưởng lạm phát của việc đồng USD mất giá trong quá trình nhập khẩu. Trong suốt giai đoạn 2003-2007, tỷ lệ nhập siêu của Việt Nam khá cao (bảng 3.3) cũng góp phần đáng kể làm tăng lạm phát. Theo Prakriti Sofat, chuyên gia kinh tế châu Á của Ngân hàng HSBC (được bình chọn là ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam), nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp khoảng 20% vào tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam, khi mà nhập khẩu phải chụi tác động kép như vậy thì CPI tăng cao là điều không tránh khỏi.

Xét trong năm 2007, giá quốc tế đầu vào của một số nguyên, nhiên vật liệu nhập khẩu trên thị trường thế giới đã tăng đáng kể so với năm trước đó cụ thể giá phôi thép đã tăng thêm 105 USD/tấn; giá thép thành phẩm tăng thêm 93 USD/tấn; giá phân bón tăng thêm 21 USD/tấn; giá chất dẻo tăng 144 USD/tấn; giá sợi tăng 151 USD/tấn, giá kim loại thường khác tăng 469 USD /tấn,… kết hợp với nhu cầu của thị trường nội địa về xăng dầu, thép thành phẩm, phân bón, sợi các loại,… đều tăng khá mạnh đã góp phần làm tổng kim ngạch nhập khẩu tăng thêm trên 7 tỷ USD. Cũng trong năm 2007, trong tổng kim ngạch nhập khẩu ước đạt 60,83 tỷ USD (tăng tới 35,5% so với năm

trước) thì đã có tới 13 mặt hàng nhập khẩu chính đạt mức kim ngạch trên 1 tỷ USD trong đó có nhiều mặt hàng là các yếu tố đầu vào quan trọng cho sản xuất của các doanh nghiệp trong nước như xăng dầu đạt kim ngạch khoảng 7,5 tỷ USD (tăng 25,63% so với cùng kỳ năm trước), thép thành phẩm đạt gần 4 tỷ USD (tăng 75,6%) và phôi thép đạt 1,04 tỷ USD (tăng 38,9%), chất dẻo nguyên liệu đạt 2,5 tỷ USD (tăng 34,4%), hóa chất nguyên liệu đạt 1,44 tỷ USD (tăng 39,1%), thức ăn gia súc và nguyên liệu đạt mức 1,125 tỷ USD (tăng 52,6%)… Trong bối cảnh chính sách quản lý tỷ giá hối đoái giữa VND so với USD được neo lại thì việc giá các mặt hàng nhập khẩu tăng cao đã đóng góp lớn vào tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. Đây cũng là điểm khác biệt giải thích tại sao lạm phát của Việt Nam lại cao hơn nhiều so với lạm phát của một số nước ở khu vực châu Á như Thái Lan, Malaysia, hay Trung Quốc,… trong bối cảnh cùng chịu tác động của giá quốc tế nguyên, nhiên vật liệu tăng cao.

Bảng 2.5: Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam 2003-2007

2003 2004 2005 2006 Ước

2007

Máy móc thiết bị (Triệu USD) 5409 5249 5282 6630 10376 Xăng dầu (nghìn tấn) 9936 11048 11477 11213 12554 Nguyên phụ liệu dệt may (triệu

USD) 2034 2253 2281 1952 2187 Sắt thép (nghìn tấn) 4623 5186 5525 5707 7705 Phân bón (nghìn tấn) Trong đó Urê (nghìn tấn) 4135 1926 4079 1708 2877 861 3119 728 3793 749

Thuốc trừ sâu (triệu USD) 116 210 243 305 370

Hóa chất (triệu USD) 529 683 865 1012 1449

Tân dược (triệu USD) 400 410 502 548 700

Sợi dệt (nghìn tấn) 217 215 203 341 425

Bông (nghìn tấn ) 92 138 151 181 212

Ôtô (triệu USD) 838 904 1080 718 1444

Xe máy (triệu USD) 329 452 541 425 722

Điện tử máy tính và linh kiện (triệu USD)

975 1342 1707 2048 2944

Vải (triệu USD) 1805 2067 2474 2985 3989

Nguồn: Tổng hợp từ trang web của Tổng cục thống kê www.moi.gov.vn

Lương thực, thực phẩm chiếm một tỷ lệ lớn trong rỏ hàng hóa tính chỉ số tiêu dùng của Việt Nam. Trong giai đoạn 2003 đến nay, giá cả của nhóm hàng lương thực luôn có tăng với mức cao hơn so với mức tăng giá chung, và trong giai đoạn này, lương thực -thực phẩm luôn là “đầu kéo” đẩy chỉ số giá tiêu dùng tăng cao. Vậy nguyên nhân nào làm giá của nhóm hàng lương thực thực phẩm biến động mạnh như vậy?

i, Sự tăng giá của nhóm nguyên liệu là đầu vào quan trọng của sản xuất lương thực thực phẩm.

Trong giai đoạn 2003 đến nay sự biến động của nhóm nguyên nhiên liệu nhập khẩu là đầu vào quan trọng trong sản xuất lương thực thực phẩm (phân bón, thuốc trừ sâu….) tăng khá cao, đã ảnh hưởng khá mạnh tới xu hướng tăng tổng chi phí sản xuất cây lương thực và góp phần nâng giá lương thực đầu ra và đẩy chỉ số giá của nhóm hàng lương thực liên tục tăng trong thời gian qua. Chỉ số giá lương thực năm 2004 tăng 14,3%, và đặc biệt là năm 2007 chỉ số này đã tăng lên 15,4% so với giá gốc cùng kỳ năm trước đó. Nhóm mặt hàng nhập khẩu có ảnh hưởng nhiều đến nhóm thực phẩm như thức ăn gia súc, sữa, bột mỳ… trong giai đoạn vừa qua có sự biến động rất mạnh. Mặc dù tỷ trọng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chỉ đáp ứng khoảng 20% nhu cầu trong nước nhưng lại là nhóm chứa những mặt hàng

nhập khẩu có giá tăng rất cao như ngô, dầu đậu tương và thức ăn bổ sung. Theo số liệu thống kê của Cục Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá nhập khẩu khô đậu tương và ngô đã tăng kỷ lục vào năm 2007. Điều này đã tác động rất mạnh tới xu hướng tăng giá khô đậu tương và ngô ở thị trường trong nước. Cụ thể, so với đầu năm 2007 giá khô đậu tương trên thị trường nội địa trong tháng cuối năm 2007 đã tăng khoảng 83,3% từ mức 4.200 đồng/kg lên gần 7.700 đồng/kg, và giá ngô đã tăng gần 23,5%, từ mức 3.400 đồng/kg lên gần 4.200 đồng/kg, cám gạo tăng khoảng 33,6% từ mức 3.070 đồng/kg lên tới 4.100 đồng/kg. Đặc biệt, chỉ tính riêng trong tháng 10 và tháng 11 năm 2007, các doanh nghiệp kinh doanh thức ăn chăn nuôi gia súc đã tiến hành điều chỉnh giá 8 lần, nâng giá thức ăn chăn nuôi gia súc thành phẩm trên thị trường nội địa tăng bình quân khoảng 35-50% so với mức giá bình quân ở thời điểm đầu năm 2007. Cũng trong 2 tháng đầu của quý IV

Một phần của tài liệu Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2003 đến nay và những gợi ý chính sách (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)