Những hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng dân sự quy định về

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 64)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Những hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng dân sự quy định về

định về Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự

2.2.2.1. Hạn chế, bất cập của pháp luật tố tụng quy định những vụ án dân sự Viện kiểm sát nhân dân tham gia

Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004, Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm

59

đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ. Vấn đề đặt ra là thực tiễn xét xử có những vụ án nào Tòa án không tiến hành thu thập chứng cứ. Với điều kiện thực tiễn hiện nay thì đƣơng sự rất ít khi tự thu thập chứng theo yêu cầu của Tòa án. Nhƣ vậy, nếu không có chứng cứ thì Tòa án khó có thể xét xử đƣợc, chứng cứ không đầy đủ quá trình giải quyết vụ án thiếu chính xác…Bởi vậy, để bảo đảm giải quyết vụ án thì Tòa án phải tiến hành thu thập chứng cứ bằng các hình theo quy định của pháp luật tố tụng nhƣ sau:

Thứ nhất, theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 58 BLTTDS đƣơng sự có nghĩa vụ: “Cung cấp tài liệu chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình” và Điều 79 BLTTDS quy định về nghĩa vụ chứng minh của đƣơng sự; và theo khoản 1 Điều 85 BLTTDS quy định “Trong trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ chưa đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu”. Nhƣ vậy, theo quy định của các điều luật trên đƣơng sự có nghĩa vụ cung cấp tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là đúng đắn và hợp pháp. Nếu đƣơng sự không giao nộp đầy đủ tài liệu chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình thì phải chịu hậu quả pháp lý về việc không giao nộp đầy đủ tài liệu chứng cứ của mình.

Thứ hai, khoản 2 Điều 85 BLTTDS quy định: Trong trƣờng hợp do Bộ luật này quy định, Thẩm phán có thể tiến hành một hoặc một số biện pháp sau để thu thập tài liệu, chứng cứ: lấy lời khai của đƣơng sự, ngƣời làm chứng; đối chất giữa các đƣơng sự với nhau, giữa các đƣơng sự với ngƣời làm chứng; trƣng cầu giám định; quyết định định giá tài sản, yêu cầu thẩm định tài sản; xem xét thẩm định tại chỗ…Hình thức trên chỉ xảy ra trong trƣờng hợp đƣơng sự đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án nhƣng còn thiếu. Tài liệu, chứng cứ còn thiếu đó đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc và có yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ, thì Thẩm phán đƣợc phân công giải quyết vụ

60

án căn cứ vào khoản 2 Điều 85 BLTTDS nêu trên, tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để giải quyết vụ án đƣợc khách quan, toàn diện và đúng pháp luật hơn. Qua nghiên cứu các điều luật trên thấy, khoản 1 Điều 85 BLTTDS quy định rõ là: Trƣờng hợp thứ nhất, xét thấy tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ việc dân sự chƣa đầy đủ cơ sở để giải quyết thì Thẩm phán yêu cầu đƣơng sự phải nộp bổ sung tài liệu chứng cứ. Vấn đề đặt ra là nếu Thẩm phán không yêu cầu đƣơng sự nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ thì Thẩm phán không chấp hành nghiêm chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều 85 BLTTDS và BLTTDS không có điều luật nào quy định khi không có chứng cứ Tòa án vẫn tiến hành xét xử. Ngƣợc lại nếu Thẩm phán yêu cầu đƣơng sự cung cấp tài liệu, chứng cứ thì việc yêu cầu của Thẩm phán đã trở thành một hình thức thu thập chứng cứ của Tòa. Từ quy định thiếu khái quát, không có ý nghĩa thực tiễn trên dẫn đến có nhiều cách hiểu khác nhau về việc Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ bằng hình tức nào mới đúng.

Ngoài ra, theo quy định khoản 2 Điều 21 BLTTDS, Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa bị bó hẹp trong phạm vi luật định: “Viện kiểm sát nhân dân tham gia các phiên tòa sơ thẩm dân sự đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có một bên đương sự là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất, tâm thần”. Việc quy định hạn chế trên đã tác động đến chất lƣợng hoạt động kiểm sát xét xử các vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm chƣa cao. Nhiều phiên tòa sơ thẩm dân sự chƣa quán triệt hết các nguyên tắc pháp luật dân sự cả về nội dung lẫn hình thức nhƣng phạm vi tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát nhân dân bị hạn chế dẫn đến không phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Do không trực tiếp tham gia phiên tòa sơ thẩm, không nắm bắt đƣợc diễn biến phiên tòa, không

61

theo dõi quá trình hoạt động xét xử của Tòa án dẫn đến có nhiều trƣờng hợp các chủ thể tiến hành tố tụng không tuân theo quy định của pháp luật, các chủ thể tham gia tố tụng không chấp hành pháp luật nghiêm chỉnh, quyền và lợi ích hợp pháp của các đƣơng sự không kịp thời đƣợc bảo đảm, các hành vi vi phạm pháp luật không đƣợc kịp thời phát hiện để thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị khắc phục, dẫn đến vụ án bị kháng cáo, kháng nghị kéo dài gây ảnh hƣởng đến quyền lợi của các đƣơng sự, trong đó có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhƣng một trong những nguyên nhân có thể kể đến nhƣ sau:

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đƣợc ban hành, đây là phƣơng tiện pháp lý quan trọng điều chỉnh quan hệ pháp luật tố tụng dân sự đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên phần lớn bộ luật quy định dƣới dạng nguyên tắc. Trong khi đó các tranh chấp quan hệ dân sự rất phức tạp, có nhiều quy định chƣa đƣợc các cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản pháp luật, hƣớng dẫn, giải thích kịp thời. Từ đó nảy sinh những nhận thức và áp dụng pháp luật không thống nhất dẫn đến Viện kiểm sát không có điều kiện thực hiện vai trò chức năng của mình. Nhất là trong lĩnh vực tranh chấp nhà đất; tranh chấp thừa kế; giữa một bên đƣơng sự là cơ quan nhà nƣớc một bên là công dân. “Có nhiều vụ án dân sự tranh chấp kéo dài, kháng nghị nhiều lần nhưng rốt cuộc lại xét xử sơ thẩm lại từ đầu. Trước thực trạng đó đã có quan điểm cho rằng án dân sự xử thế nào cũng được”[15]. Nhìn vào thực tiễn xét xử các vụ án dân sự thấy, quan điểm trên không phải là hoàn toàn sai nếu xét thuần túy về mặt chuyên môn pháp luật của chúng ta chƣa đầy đủ, pháp luật còn nặng về nguyên tắc chung, chƣa có tính cụ thể.

Theo tiến trình cải cách tƣ pháp hiện nay đến năm 2020 là đề cao tính độc lập của Tòa án, đề cao nguyên tắc đƣơng sự tự định đoạt và nguyên tắc tự chứng minh. Điều này là phù hợp theo xu hƣớng đề cao việc dân sự “cốt ở đôi bên” tuy nhiên không nên lý tƣởng hóa quá. Trong khi bối cảnh kinh tế xã hội

62

ở nƣớc ta còn nhiều khó khăn, nhất là ngƣời dân khi tiếp xúc với các cơ quan hành chính Nhà nƣớc; đội ngũ cán bộ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu theo tiến trình cải cách tƣ pháp. Vấn đề này cũng có quan điểm phải “vơ vét” mới đủ Thẩm phán. Và nhƣ vậy, chất lƣợng hoạt động xét xử các vụ án dân sự chƣa đƣợc bảo đảm.

Vấn đề đƣơng sự có quyền tự định đoạt, tự chứng minh. Nhƣng điều kiện để họ thực hiện quyền này trên thực tế gặp rất nhiều khó khăn. Bởi, chứng cứ có giá trị chứng minh phần lớn nằm ở các cơ quan lƣu trữ của các cơ quan hành chính Nhà nƣớc, khi đƣơng sự có yêu cầu cung cấp thì phải qua nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà cho đƣơng sự. Trƣờng hợp đƣơng sự yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì chứng cứ lại nằm trong tay Thẩm phán, và pháp luật không quy định buộc phải thông báo cho đƣơng sự biết kết quả của việc thu thập chứng cứ của Tòa án. Mặt khác, khi đƣơng sự yêu cầu, thì Tòa án làm thay việc thu thập chứng cứ và đƣơng sự có nghĩa vụ phải nộp chứng cứ cho Tòa án, nhƣng khi đƣơng sự cần chứng minh thì họ lấy đƣợc từ Tòa án là rất khó. Một vấn đề đặt ra nữa là tại Điều 58 BLTTDS quy định

“đương sự có quyền được biết và được ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do các đương sự khác xuất trình, thu thập”. Nhƣng trên thực tế các đƣơng sự khó thực hiện đƣợc điều đó, vì đƣơng sự nào cũng muốn có lợi về mình trong việc chứng minh. Ngoài ra việc Tòa án thu thập chứng cứ là rất khó cho các đƣơng sự kiểm soát đƣợc hành vi thu thập chứng cứ của Tòa án, Thẩm phán vừa là ngƣời điều tra xác minh, thu thập chứng cứ, nắm giữ hồ sơ vừa là ngƣời xét hỏi và ra phán quyết. Tức “vừa đá bóng, vừa thổi còi” đã làm cho các đƣơng sự rơi vào thế bị động, trông chờ vào việc xét hỏi và ra phán quyết công minh của Tòa án.

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét

63

xử, việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng dân sự trong phiên tòa sơ thẩm dân sự, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị nhằm bảo đảm hoạt động xét xử ở cấp sơ thẩm đƣợc kịp thời đúng pháp luật, góp phần bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc và của các đƣơng sự. Tuy nhiên quyền năng pháp lý này của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc thực hiện là rất mờ nhạt. Vì phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của VKSND là rất hạn chế. Mặc dù BLTTDS đã mở rộng thẩm quyền tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự, tuy nhiên tại Điều 25 BLTTDS quy định về những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì phần lớn số vụ án dân sự do Tòa án thụ lý giải quyết thì VKSND không tham gia kiểm sát hoạt động trực tiếp tại phiên tòa sơ thẩm mà kiểm sát gián tiếp thông qua bản án sơ thẩm dân sự của Tòa án.

BLTTDS quy định hạn chế VKSND tham gia phiên tòa sơ thẩm kết quả thực tiễn cho thấy, công tác kiểm sát các vụ án dân sự số lƣợng Viện kiểm sát tham gia rất ít. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tƣ pháp đối với hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án chủ yếu thông qua hình thức gián tiếp (kiểm sát bản án, sau khi đã xét xử). Việc quy định hạn chế quyền tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS hiện hành là không phù hợp với thực tiễn. Bởi vì, giai đoạn xét xử sơ thẩm là rất quan trọng trong quá trình tố tụng dân sự, đƣơng sự rất khó khăn trong việc thu thập chứng cứ, chứng minh tại phiên tòa. Việc quy định hạn chế Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự đã gây rất nhiều khó khăn cho việc kiểm sát quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân rất khó phát hiện hành vi vi phạm. Tại thông báo số 230 – TB/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng ngày 26/3/2009 “Thông báo kết luận của Bộ chính trị về sơ kết 3 năm thực hiện thực hiện Nghị quyết 49 – NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ chính trị về chiến

64

lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020” cũng đã nêu rõ, một trong những hạn chế của việc thực hiện Nghị quyết 49 – NQ/TW là “Chƣa có cơ chế giám sát có hiệu quả các vụ án dân sự”. Từ những vấn đề trên cho thấy, việc hạn chế phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm của VKSND quy định tại Điều 21 BLTTDS là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số vụ án dân sự giải quyết thiếu khách quan, không bảo đảm kịp thời tài sản của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích của các đƣơng sự, đặc biệt là những vụ án dân sự là ngƣời yếu thế trong xã hội không có điều kiện để họ tự bảo vệ hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; những tranh chấp dân sự vi phạm vào các điều cấm, giao dịch dân sự trái với quy định của pháp luật, đạo đức xã hội đƣợc quy trong Bộ luật dân sự 2005.

Việc quy định của pháp luật tố tụng nhƣ đã phân tích ở trên vừa bó hẹp việc tham gia phiên tòa sơ thẩm của Viện kiểm sát nhân dân, vừa không khái quát cụ thể dẫn đến trong áp dụng thực tiễn gây nhiều tranh cãi, không phát huy hiệu quả vai trò kiểm sát hoạt động tƣ pháp nói chung và kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân.

2.2.2.2. Hạn chế, bất cập của pháp luật quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự

Một bất cập khác là về việc phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên. Theo quy định tại Điều 45 BLTTDS, khi đƣợc phân công thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng, Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết các việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án dân sự”. Điều 234 BLTTDS quy định

“Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp

65

luật của những người tham gia tố tụng dân sự…”. Nghiên cứu hai điều luật trên cho thấy, Điều 45 BLTTDS quy định “…phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án dân sự”, quy định này phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 21 LTCVKSND năm 2002. Khoản 3 Điều 21 LTSVKSND năm 2002 quy định về VKSND có nhiệm vụ quyền hạn sau: “Tham gia các phiên tòa và phát biểu của của VKSND về việc giải quyết vụ án”. Nhƣ vậy, cụm từ “về việc giải quyết vụ án” đƣợc hiểu là việc tuân theo pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung (BLDS). Trong khi đó Điều 234 BLTTDS quy định: “phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án”. Nhƣ vậy, Kiểm sát viên chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Với sự quy định thiếu thống nhất trên dẫn đến nhận thức pháp luật tố tụng khác nhau, gây khó khăn trong quá trình áp dụng thực tiễn.

Ngoài ra khi áp dụng Điều 234 BLTTDS nêu trên còn thể hiện một số bất cập khác. Điều 234 quy định, Viện kiểm sát chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng từ khi thụ lý vụ án đến trƣớc thời điểm HĐXX nghị án là chƣa giải quyết triệt để mối quan hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật hình thức. Viện kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng dân sự, có chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của những

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)