Thực trạng về Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà sơ thẩm

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 61)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Thực trạng về Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên toà sơ thẩm

thẩm dân sự theo BLTTDS năm 2004

Trên cơ sở quy định của BLTTDS năm 2004, việc thực hiện thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự có những thay đổi rất lớn về phạm vi tham gia của Viện kiểm sát nhân dân. Từ ngày 01/01/2005 đến ngày 01/01/2012 Viện kiểm sát nhân dân không tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm dân sự nhƣ trƣớc. Viện kiểm sát nhân dân chỉ tham gia phiên tòa trong phạm vi đƣợc quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTSD năm 2004 là những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà các đƣơng sự có khiếu nại. Việc quy định giới hạn phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự đã tác động không nhỏ đến vai trò của VKSND trong việc kiểm sát hoạt động tố tụng tại phiên tòa. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS 2004 mở rộng phạm vi tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát nhân dân đó là những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ, đối tƣợng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc một bên đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất, tâm thần. Đây đƣợc xem là điều kiện pháp lý để VKSND có thêm cơ sở tham gia phiên tòa thực hiện quyền kiểm sát.

Thực tiễn VKSND tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự thực hiện quyền giám sát việc tuân theo pháp luật qua bảng số liệu thống kê theo Báo cáo tổng kết của VKSNDTC từ năm 2005 đến năm 2011nhƣ sau:

56

Năm

Tổng số vụ án,

Tòa án thụ lý và xét xử Viện kiểm sát nhân

dân tham gia Tỷ %

Thụ lý Xét xử Tỷ lệ % 2005 126.014 30.187 23,95 1.511 5 2006 146.979 35.830 24,37 217 0,6 2007 146.201 36.125 24,70 197 0,54 2008 146.213 37.015 25,31 186 0,50 2009 146.301 37.215 25,43 174 0,46 2010 154.486 35.997 23,30 157 0,43 2011 175.757 39.33 22,37 160 0,40

Qua bảng tổng kết số liệu về hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hàng năm ở trên cho thấy, tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lƣợng vụ án Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự và tổng số Tòa án nhân dân đƣa ra xét xử ở cấp sơ thẩm là quá trình giảm sút dần theo từng năm là. Năm 2005 đƣợc coi là năm chuyển tiếp thực hiện hoạt động tố tụng từ Viện kiểm sát nhân dân tham gia tất cả các phiên tòa sơ thẩm dân sự sang theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004. Tỷ lệ tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát nhân dân giảm đi rất nhiều, chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp so với tổng số Tòa án thụ lý và đƣa ra xét xử theo quy định của BLTTDS năm 2004. Những con số thống kê trên chƣa phải là con số phản ánh chính xác việc Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự để thực hiện quyền theo quy định của BLTTDS năm 2004. Bởi lẽ, trong năm 2005 Tòa án nhân dân đƣa ra xét xử nhiều vụ án đã đƣợc thụ lý từ năm 2004 hoặc những vụ án dân sự bị hoãn và việc giải quyết những vụ án này dựa trên cơ sở các quy định trƣớc đây. Từ năm 2006 trở về sau đánh dấu bƣớc sụt giảm theo chiều hƣớng giảm dần. Số liệu từ năm 2006 đến ngày 01/01/2012 cho thấy, việc tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của BLTTDS năm

57

2004 giảm dần. Nguyên nhân của sự giảm trên là do pháp luật tố tụng dân sự quy định Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự chỉ trong trƣờng hợp các vụ án dân sự do Tòa án thu thập chứng cứ mà các đƣơng sự có khiếu nại. Bởi lẽ, theo quy định của BLTTDS năm 2004 có rất ít trƣờng hợp đƣơng sự khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm. Việc thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã bị hạn chế rất nhiều, do nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh của đƣơng sự đƣợc thực hiện là nguyên tắc chủ đạo của BLTTDS. Thêm vào đó, “đương sự không có đủ căn cứ để khiếu nại, do pháp luật không quy định nghĩa vụ thông báo của Tòa án cho đương sự biết kết quả thu thập chứng cứ theo yêu cầu của đương sự”[31]. Do đó khiếu nại của đƣơng sự về việc thu thập chứng cứ của Tòa án dẫn đến quyền tham gia phiên tòa của Viện kiểm sát. Vấn đề quan trọng nhất của việc giải quyết tranh chấp các vụ án dân sự tại phiên tòa sơ thẩm là vấn đề chứng cứ. “Không đủ chứng cứ không giải quyết được; chứng cứ mâu thuẫn giải quyết mập mờ, không công bằng”[37]. So với BLTTDS năm 2004, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 quy định, VKSND tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự đối với những vụ án do Tòa án thu thập chứng cứ mà không cần thiết phải có đƣơng sự khiếu nại hay không. Việc quy định nhƣ trên là phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện cho Viện kiểm sát tham gia phiên tòa thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ kiểm sát trực tiếp hoạt động xét xử của Tòa án. Tuy nhiên, quá trình thu thập chứng cứ của Tòa án theo trình tự, thủ tục nhƣ thế nào thì Viện kiểm sát không đƣợc biết, bởi BLTTDS không quy định khi nào Tòa án công bố chứng cứ đã thu thập đƣợc cho đƣơng sự và Viện kiểm sát đƣợc biết và chứng cứ nào Tòa án công bố, chứng cứ nào Tòa án không công bố. Thực tiễn hiện nay cho thấy, chỉ đến khi Tòa án đƣa vụ án ra xét xử thì lúc đó Tòa án mới công bố chứng cứ tại phiên tòa. Nhƣ vậy, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự không có ý nghĩa gì nhiều. Với thời gian ngắn ngủi tại phiên

58

tòa sơ thẩm, Viện kiểm sát khó có thể đƣa ra đƣợc lập luận xác đáng quan điểm của mình về việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử. Bởi vậy, việc Tòa án dự thảo bản án trƣớc theo chiều hƣớng nhƣ thế nào là điều khó kiểm sát. Ngoài ra còn có thể xuất phát từ những lý do khác nhƣ: các đƣơng sự tin tƣởng vào sự công minh của pháp luật, hoặc e ngại thiếu công bằng có thể xảy ra sau khi họ khiếu nại trƣớc khi Tòa án ra phán quyết. Mặt khác, do BLTTDS năm 2004 không quy định Tòa án phải gửi cho đƣơng sự và Viện kiểm sát các quyết định thu thập chứng cứ nên Viện kiểm sát gặp khó khăn trong việc nắm bắt, phát hiện vi phạm của Tòa án khi quá trình thu thập chứng cứ để thực hiện quyền yêu cầu Tòa án xác minh, thu thập chứng cứ trên cơ sở khiếu nại của đƣơng sự và xem xét việc tham gia phiên tòa. Việc quy định ràng buộc phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của VKSND nêu trên là một trong những rào cản hạn chế VKSND thực hiện vai trò hiến định là kiểm sát hoạt động tƣ pháp nói chung, trong đó hoạt động xét xử các vụ án dân sự cũng là một bộ phận cấu thành hoạt động tƣ pháp.

Trên đây là một số nguyên nhân dẫn đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự bị hạn chế. Do chỉ tham gia rất ít các phiên tòa sơ thẩm dân sự nên Viện kiểm sát nhân dân chủ yếu thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, kiểm sát chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tổ tụng bằng phƣơng thức gián tiếp, thông qua kiểm sát các bản án, trên cơ sở đó mới thực hiện quyền, yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị.

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 61)