MỘT SỐ YÊU CẦU VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.1. MỘT SỐ YÊU CẦU VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VA

TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ

Lịch sử hình thành và phát triển Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự nói chung và trong phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng đƣợc khởi đầu từ những năm 1946 cho đến nay là một quá trình phát triển, biến đổi liên tục. Cho đến nay trƣớc những yêu cầu tiếp tục đổi mới toàn diện của đất nƣớc trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa và vấn đề vai trò của VKSND cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.

Để xác định đúng đắn, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự, tiếp tục hoàn thiện vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự theo tiến trình cải cách tƣ pháp, cần phải nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, một mặt thể chế hóa cụ thể chủ trƣơng của Đảng về cải cách tƣ pháp đã đề ra trong Nghị quyết 48, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị, đồng thời phải kế thừa những giá trị lịch sử nền tƣ pháp trƣớc đây quy định về vai trò của VKSND và phải gắn liền với thực tiễn của đất nƣớc, trong điều kiện tiếp tục xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nhà nƣớc của dân do dân và vì dân. Do vậy, để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự theo yêu cầu cải cách tƣ pháp và phù hợp với thực tiễn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

71

3.1.1. Khắc phục những điểm hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự

Để phù hợp yêu cầu tất yếu khách quan của tiến trình cải cách tƣ pháp, phù hợp với thực tiễn của đất nƣớc và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, thì hệ thống pháp luật tố tụng dân sự đƣợc Đảng và Nhà nƣớc ta đặc biệt quan tâm và không ngừng hoàn thiện. Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2004 đƣợc ban hành trên cơ sở kế thừa truyền thống về nền tƣ pháp dân sự đã đƣợc xác lập, pháp điển hóa các văn bản pháp luật đơn hành trƣớc đây, nhƣ: PLTTGQCVADS 1989, PLTTGQCVAKT năm 1994; PLTTGQCVATCLĐ năm 1996, các quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm của VKSND đã thể hiện những quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc ta về cải cách tƣ pháp. Bộ luật tố tụng dân năm 2004 tạo hành lang pháp lý, mở ra khả năng các cơ quan tƣ pháp có một phƣơng tiện hữu hiệu cho hoạt động xét xử của Tòa án và kiểm sát hoạt động tƣ pháp của VKSND. Bộ luật đã đề cao nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đƣơng sự, bổ sung và đổi mới nguyên tắc cung cấp chứng cứ và tự chứng minh của đƣơng sự… đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, quá trình áp dụng thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật tố tụng của chúng ta đang trong giai đoạn hoàn thiện theo từng bƣớc tiến trình cải cách tƣ pháp, nên nhiều quy định của pháp luật tố tụng dân sự còn mâu thuẫn, chồng chéo, đáng chú ý là thiếu ổn định dẫn đến thực tiễn áp dụng chƣa cao, trong đó có vấn đề về vị trí, vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự. Những bất cập về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng xét xử các vụ án dân sự của Tòa án chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra trong nghị quyết. Cụ thể tại thông báo số 230 - TB/TW của Ban chấp hành trung ƣơng ngày 26/3/2009 “Thông báo

72

kết luận của Bộ Chính trị về sơ kết ba năm thực hiện Nghị quyết 49/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” cũng nêu rõ “Tiến độ giải quyết các vụ án dân sự còn chậm, chất lượng xét xử các vụ án dân sự còn thấp… Trong đó có nguyên nhân là chưa có cơ chế giám sát, kiểm sát có hiệu quả việc giải quyết các vụ việc dân sự”.

Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2 về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự và những hạn chế, bất cập của pháp luật dẫn đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự bị hạn chế và chất lƣợng xét xử các vụ án dân sự chƣa cao tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, một số quy định của pháp luật tố tụng dân sự chƣa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tính ổn định pháp luật chƣa cao, nhƣ tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2004 quy định, phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân đối với những vụ án dân sự do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ mà đƣơng sự có khiếu nại. Việc quy định trên đã gặp sự bất cập trong quá trình áp dụng thực tiễn. Do vậy, điều luật phải sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn khách quan hơn. Theo đó phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc mở rộng, đó là những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ, đối tƣợng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc một bên đƣơng sự là ngƣời chƣa thành niên, ngƣời có nhƣợc điểm về thể chất, tâm thần. Tuy nhiên việc quy định trên chƣa phản ánh tính thống nhất với Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về ngƣời tâm thần là những ngƣời hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc ngƣời không có năng lực hành vi dân sự. Về tài sản công, thực tiễn xét xử cho thấy các cơ quan tƣ pháp cũng chƣa thống nhất thế nào là tài sản công mà VKSND phải tham gia. Tình trạng thiếu thống nhất trên dẫn đến có nơi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa có nơi Viện kiểm sát không tham

73

gia. Ngoài ra theo Báo cáo tổng kết số 09/ BC-TANDTC ngày 09/8/2010 Tổng kết năm năm thực hiện Bộ luật tố tụng dân sự về hạn chế bất cập khi thực hiện BLTTDS cũng nhận định là: đối với những vụ án đơn giản quy định tại khoản 2 Điều 313 thì Viện kiểm sát tham gia, còn đối với những vụ việc phức tạp như tranh chấp đất đai, thừa kế… là những vụ việc rất phức tạp lại không có Viện kiểm sát nhân dân tham gia và BLTTDS cũng chưa quy định có một bên đương sự là những người yếu thế như người nghèo, người có công với cách mạng, người cô đơn, người tàn tật, trẻ em không nơi nương tựa, người dân tộc thiểu số ở những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn [36].

Hai là, một số quy định của Bộ luật tố tụng dân sự quy định về phiên tòa sơ thẩm dân sự chƣa bao quát hết những tình huống phổ biến, điển hình đã và đang xảy ra trong thực tiễn. “BLTTDS và Nghị quyết số 02/2006/NQ-Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn thi hành BLTTDS chưa quy định về trường hợp đương sự vắng mặt lần thứ nhất không có lý do chính đáng khi đã được triệu tập hợp lệ tham gia phiên tòa sơ thẩm, vấn đề tại phiên tòa sơ thẩm các đương sự thỏa thuận được với nhau một phần nội dung của vụ án, vấn đề hình thức đình chỉ yêu cầu của đương sự tại phiên tòa sơ thẩm” [22]. Những bất cập trên đã gây khó khăn cho Tòa án trong việc áp dụng pháp luật, dẫn đến công tác kiểm sát hoạt động xét xử của Viện kiểm sát đối với Tòa án tại phiên tòa cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Ba là về vấn đề chứng cứ, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 “Chứng cứ là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan thu thập được theo trình tự thủ tục do Bộ luật tố tụng dân sự quy định mà Tòa án dùng làm chứng cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp” (Điều 81 BLTTDS). Vấn đề đặt ra là Điều 82 BLTTDS quy định 9 nguồn chứng cứ, bao gồm: các vật chứng, lời khai của đƣơng sự, lời khai ngƣời làm chứng... Nhƣ vậy, đƣơng sự có quyền cung cấp

74

chứng cứ cho Tòa án từ các nguồn đƣợc quy định tại Điều 82 BLTTDS nhƣ lời khai của ngƣời làm chứng. Tuy nhiên thực tiễn xét xử các vụ án dân sự cho thấy, việc đƣơng sự cung cấp chứng cứ cho Tòa án là rất hạn chế. Điều đáng quan tâm là giá trị chứng minh của chứng cứ trong vụ án dân sự, chứng cứ do Tòa án thu thập hay chứng cứ của đƣơng sự cung cấp. Thực tiễn xét xử cho thấy, khi hai loại chứng cứ không phù hợp, thống nhất với nhau thì chứng cứ do Tòa án thu thập đƣợc đánh giá là có giá trị chứng minh hơn, bởi đƣợc thu thập theo trình tự thủ tục tố tụng dân sự. Nhƣ vậy, có sự bất bình đẳng về sử dụng chứng cứ giữa một bên là chứng cứ của đƣơng sự cung cấp và một bên là chứng cứ do Tòa án thu thập. Việc, Tòa án tự thu thập chứng cứ rồi cho cái của mình là chân lý để giải quyết vụ án liệu có bảo đảm tính khách quan trong hoạt động xét xử. Mặt khác tại Điều 83 BLTTDS quy định về xác định chứng cứ, chỉ mang tính chất chung chung dẫn đến các chứng cứ do đƣơng sự cung cấp bị coi nhẹ. Với quy định của BLTTDS không thống nhất trên cần phải có vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự để kiểm tra giám sát hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm tính dân chủ công bằng trong việc đánh giá chứng cứ, chứng minh.

Bốn là, vấn đề phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát quy định tại Điều 234 BLTTDS. Kiểm sát viên phát biểu quan điểm ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng kể từ khi thụ ký vụ án cho đến trƣớc thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Nhƣ đã phân tích ở chƣơng 2, là Viện kiểm sát chỉ phát biểu về pháp luật tố tụng. Việc, Viện kiểm sát chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật và chấp hành pháp luật là chƣa phù hợp. Do không nằm trong phạm vi phát biểu, nên trong hoạt động kiểm sát xét xử các vụ án dân sự, Viện kiểm sát phát hiện giao dịch dân sự đang tranh chấp là không hợp pháp nhƣng Viện kiểm sát vẫn phải

75

đứng ngoài cuộc, không thể nêu lên quan điểm của mình về nội dung tranh chấp dân sự đó. Hậu quả là vụ án phải xét xử kéo dài, bởi sau đó Viện kiểm sát phải thực hiện quyền kháng nghị làm cho vụ án kéo dài không cần thiết. Mặt khác, Về cơ chế thực hiện quyền yêu cầu kiến nghị của VKSND, BLTTDS không quy định rõ cơ chế thực hiện quyền này, không quy định nghĩa vụ Tòa án phải tiếp thu và trả lời về kiến nghị của VKSND dẫn đến kiến nghị không đƣợc khắc phục. “Tỷ lệ kiến nghị của Viện kiểm sát được Tòa án tiếp thu và trên cơ sở đó, khắc phục vi phạm là rất thấp”[31]. Nhƣ vậy, kiến nghị của Viện kiểm sát nhân dân về việc khắc phục vi phạm chỉ mang tính chất hình thức không có sự ràng buộc đối với Tòa án.

Có thể thấy, Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành quy định về thủ tục phiên tòa sơ thẩm dân sự nói chung và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng còn nhiều điểm bất cập chƣa phù hợp với thực tiễn. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng xét xử các vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm đạt hiệu quả chƣa cao, chƣa đáp ứng đƣợc đòi hỏi của quá trình cải cách tƣ pháp mà Đảng và Nhà nƣớc ta kỳ vọng. Trƣớc yêu cầu đó cần hoàn thiện pháp luật, khắc phục những điểm bất cập trên, đề cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự nhằm bảo đảm cho các quy định của pháp luật đƣợc thực thi hiệu quả, nâng cao chất lƣợng hoạt động xét xử. Để tiếp tục nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự pháp luật tố tụng dân sự cần phải quy định cụ thể, chi tiết về phiên tòa sơ thẩm dân sự nói chung và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng, tạo điều kiện cho VKSND có cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ kiểm sát hoạt động tố tụng trong phiên tòa sơ thẩm dân sự có hiệu quả.

Các quy định của pháp luật về phiên tòa sơ thẩm dân sự cần phải bảo đảm sự bền vững, có tính lâu dài và phải đáp ứng phù hợp với yêu cầu thực

76

tiễn. “Một trong những tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật là pháp luật phải phù hợp với thực tiễn và có tính ứng dụng cao” [22]. Thực tiễn là cơ sở vững chắc để đánh giá quá trình hoàn thiện pháp luật và hiệu quả của pháp luật, pháp luật đƣợc xây dựng trên cơ sở nhu cầu phát triển của đời sống xã hội. Bởi vậy, những quy định của pháp luật còn hạn chế, bất cập không phù hợp với thực tiễn cần phải hoàn thiện. Một trong những khoảng trống, bỏ ngỏ của pháp luật tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là quy định về vai trò của VKSND.

3.1.2 Tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự

Để đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án nói riêng, góp phần xét xử các vụ án dân sự đƣợc nhanh chóng, kịp thời và đúng pháp luật. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự phải thực sự là công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật, bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm và tôn trọng sự công bằng của đời sống xã hội, quyền dân chủ của công dân đã đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật. Trên cơ sở đó pháp luật tố tụng dân sự cần phải hoàn thiện các nội dung sau:

Một là, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự phải bảo đảm yêu cầu của việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Việc hoàn thiện chính sách pháp luật về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự và trong phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng phải đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà ở đó quyền lực nhà nƣớc thuộc về nhân dân. Trong hoạt động pháp luật tố tụng dân sự tại phiên tòa sơ thẩm giữa Viện kiểm sát và Tòa án vừa có sự chế ƣớc vừa có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trên cơ sở phân định chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và phƣơng thức

77

hoạt động của mỗi cơ quan bảo đảm tính thống nhất trong hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự. Ngoài ra, còn phải bảo đảm tính tối cao của pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự. Đối với Viện kiểm sát phải triệt

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)