Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1959 đến năm 1980

Hiến pháp năm 1959 và các luật về tổ chức bộ máy Nhà nƣớc đƣợc ban hành trên cơ sở quy định của Hiến pháp năm 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, hệ thống các cơ quan Công tố trực thuộc Chính phủ đã đƣợc chuyển thành hệ thống Viện kiểm sát nhân dân các cấp, tổ chức theo những nguyên tắc hoàn toàn mới, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan kiểm sát các cấp đƣợc mở rộng hơn. Đây là hệ thống cơ quan Nhà nƣớc hoàn toàn mới cả về vị trí, vai trò, chức năng, thẩm quyền và nguyên tắc tổ chức, hoạt động. Về chức năng, thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân, khác với Viện công tố, theo quy định Hiến pháp 1959 và Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, Viện kiểm sát nhân dân không chỉ thực hiện chức năng công tố mà còn thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật trên các lĩnh vực hành chính, kinh tế, xã hội và lĩnh vực hoạt động tƣ pháp. Sự thay đổi này là xuất phát từ nhu cầu của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi pháp luật phải đƣợc chấp hành một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, đòi hỏi sự nhất trí về mục đích và hành động trong nhân dân, giữa nhân dân và Nhà nƣớc, cũng nhƣ giữa các ngành hoạt động Nhà nƣớc với nhau.

Về phạm vi hoạt động tố tụng dân sự, tại Điều 105 quy định “Viện kiểm sát nhân dân tối cao nước Việt nam dân chủ cộng hòa kiểm sát việc tuân theo pháp luật của các cơ quan thuộc Hội đồng Chính phủ…”. Cụ thể hóa Điều 105 Hiến pháp năm 1959. Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân lần đầu tiên đƣợc ban hành năm 1960 quy định VKSND kiểm sát việc tuân theo pháp luật làm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất, pháp chế

31

dân chủ đƣợc giữ vững. Nhiệm vụ của VKSND trong thời kỳ này là bảo vệ chế độ dân chủ nhân dân, trật tự xã hội, tài sản công cộng và những quyền lợi hợp pháp của công dân. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật, bằng cách VKSND, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc xét xử của các Tòa án nhân dân và trong việc chấp hành bản án (điểm d Điều 3 LTCVKSND 1960); khởi tố hoặc tham gia tố tụng trong những vụ án quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nƣớc và của công dân (điểm g Điều 3).

Quyền hạn và nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự đƣợc quy định tại các Điều 17, 18, 19 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960 đó là quyền khởi tố và tham gia tố tụng trong những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của nhà nƣớc và của công dân…Nhƣ, VKSND cần phải tham gia tố tụng dân sự là những việc dân sự mà một trong các bên đƣơng sự có hoặc không có điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trong các tranh chấp dân sự. Đó là những trƣờng hợp nhƣ: vụ án dân sự liên quan đến quyền lợi của ngƣời chƣa thành niên, ngƣời mất trí (không có năng lực hành vi dân sự), ngƣời già cả, ốm đau không có điều kiện để tự bảo vệ, hay vụ án xin ly hôn đối với ngƣời cố tình dấu địa chỉ…Đối với những vụ việc trên Tòa án có thể yêu cầu hoặc bắt buộc phải yêu cầu Viện kiểm sát tham gia. Ngoài ra VKSND còn tham gia những vụ việc có liên quan đến quyền lợi ích Nhà nƣớc, có ảnh hƣởng lớn đến xã hội, liên quan đến thực hiện chính sách đó. Đối với những loại vụ việc trên VKSND có quyền khởi tố vụ án dân sự nếu các bên không khởi kiện, bởi vậy VKSND tham gia với tƣ cách nhƣ một bên đƣơng sự và phải có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh. Điểm đặc biệt là trong trƣờng hợp VKSND khởi tố những loại vụ án dân sự nêu trên thì không có thủ tục hòa giải giữa VKSND với bị đơn, tuy VKSND khởi tố vụ án nhƣng VKSND không có quyền nhƣ nguyên đơn. Bởi vai trò của VKSND là đại diện cho một cơ quan công quyền tham gia với vai trò là vì lợi ích công.

32

Viện kiểm sát nhân dân tham gia xét xử các loại vụ việc trên với vai trò kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án, bảo đảm cho pháp luật đƣợc thực hiện một cách thống nhất và đồng bộ. Theo quy định tại Điều 3, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960, VKSND thực hiện chức năng nhiệm vụ cụ thể nhƣ: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong các nghị quyết, quyết định, thông tƣ, chỉ thị và biện pháp của Hội đồng Chính phủ và và cơ quan nhà nƣớc địa phƣơng, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của nhân viên nhà nƣớc và công dân; khởi tố và tham gia tố tụng những vụ án dân sự quan trọng liên quan đến lợi ích của Nhà nƣớc và công dân.

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)