Giai đoạn 1988 đến 2002

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 39)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.4. Giai đoạn 1988 đến 2002

Ngày 22/12/1988 Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân đƣợc Quốc Hội thông qua và bàn hành vào ngày 04/1/1989 tiếp sau đó là một số văn bản dƣới luật khác đƣợc ban hành nhƣ: PLTTGQCVADS ban hành ngày 29/11/1989, PLTTGQCVAKT ban hành ngày 16/3/1994, PLTTGQCVATCLĐ ngày 20/4/1996 …Sự ban hành các văn bản pháp luật nêu trên đã ghi nhận, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ trong lịch sử phát triển

34

pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Sự ra đời của Luật sửa đổi, bổ sung Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và các văn bản pháp luật nêu trên đã tạo thuận lợi về mặt pháp lý cho hoạt động tố tụng dân sự đồng thời cũng đã quy định rõ ràng và đầy đủ vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự nói chung và trong phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng. Ở các giai đoạn trƣớc, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân về công tác hoạt động kiểm sát xét xử nói chung đƣợc quy định rải rác trong nhiều văn bản pháp luật dẫn đến việc thực thi pháp luật còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Đến năm 1988 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành. Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân nói chung và công tác kiểm sát xét xử các vụ án dân sự nói riêng đƣợc tập hợp lại quy định tại Điều 13a Luật sửa đổi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân. Cũng trong giai đoạn này Hiến pháp năm 1992 đƣợc ban hành và là Hiến pháp đầu tiên ghi nhận chức năng của Viện kiểm sát nhân dân là: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật và thực hành quyền công tố, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự đƣợc khẳng định một cách rõ ràng, cụ thể và đầy đủ hơn trƣớc. Để cụ thể các quy định về chức năng của Viện kiểm sát trong Hiến pháp năm 1992, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992 đƣợc ban hành. Căn cứ vào các quy định trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1992, 1988; PLTTGQCVADS… vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng dân sự nói chung còn đặc trƣng bởi hoạt động tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự.

Trong giai đoạn này vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tham gia tố tụng dân sự nói chung và phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng đƣợc thực hiện dƣới hai hình thức bắt buộc và không bắt buộc. Việc quy định bắt buộc VKSND phải tham gia có ý nghĩa không những thực hiện chức năng thẩm quyền về việc khởi tố để thực hiện quyền và nghĩa vụ nhƣ một bên nguyên đơn khởi kiện mà còn có ý nghĩa thực hiện tốt chức năng, vai trò

35

kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án; còn việc không bắt buộc tham gia của VKSND có ý nghĩa tùy nghi tham gia hay không tham gia, VKSND chỉ tham gia khi thấy cần thiết để thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án.

Quyền tham gia của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm để thực hiện vai trò kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc thể hiện qua quyền năng của Viện kiểm sát tại phiên tòa đƣợc quy định tại các Điều 49, 50, 51 PLTTGQCVADS (ngày 29/11/1989); Điều 46, 47, 48 PLTTGQCVAKT (ngày 16/3/1994); Điều 48, 49, 50, 51, 52 PLTTGQCVATCLĐ (ngày 20/4/1996). Vai trò của Viện kiếm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự có quyền yêu cầu Hội đồng xét xử triệu tập thêm ngƣời làm chứng hoặc cung cấp thêm bằng chứng; tham gia xét hỏi tại phiên tòa nhằm làm sáng tỏ nội dung của vụ án. Kết thúc phần tranh luận Kiểm sát viên tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự trình bày bản kết luận về giải quyết vụ án trên cơ sở đã nghiên cứu hồ sơ vụ án, kết quả thẩm vấn tại phiên tòa và nêu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về hƣớng giải quyết vụ án.

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)