Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân từ năm 2002 đến nay

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 41)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5.Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân từ năm 2002 đến nay

Ngày 2 tháng 4 năm 2002 tại kỳ họp thứ 11 Quốc Hội khóa X thông qua Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002 đƣợc xây dựng trên cơ sở những quan điểm tƣ tƣởng về cải cách tƣ pháp, cụ thể hóa các quy định Hiến pháp năm 1992 đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2002 về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân. Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2002, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia đình…theo quy định của pháp luật. Theo đó thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát quá trình giải quyết vụ án dân sự bắt đầu từ khi Tòa án nhân dân thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi tiến hành giải quyết vụ án tại phiên tòa, quyết định có hiệu lực

36

pháp luật của Tòa án để kiểm sát hành vi tố tụng của Tòa án và những ngƣời tham gia tố tụng khác nhằm bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Trƣớc khi Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 ban hành mặc dù có sự khác nhau về nội dung, mức độ và cách thức quy định về việc tham gia tố tụng trong các phiên tòa sơ thẩm dân sự của Viện kiểm sát nhân dân trong mỗi đạo luật. Tại Điều 21 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định Viện kiểm sát nhân dân phải “tham gia các phiên tòa và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án”. Điều đó có nghĩa là Viện kiểm sát nhân dân phải tham gia 100% phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự. Việc quy định này có ý nghĩa về mặt tố tụng là việc đại diện Viện kiểm sát nhân dân vắng mặt thì Hội đồng xét xử các vụ án dân sự phải hoãn phiên tòa. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử tố tụng dân sự Viện kiểm sát nhân dân tham gia đầy đủ các phiên tòa xét xử sơ thẩm dân sự thể hiện rõ quan điểm nâng cao vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nói chung và trong phiên tòa sơ thẩm dân sự nói riêng nhằm kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án, kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những ngƣời tham gia tố tụng khác, bảo đảm cho pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Đây là giai đoạn thẩm quyền của Viện kiểm sát với chức năng kiểm sát hoạt động tố tụng trong phiên tòa sơ thẩm dân sự. Trong Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân đƣợc quy định thống nhất và rõ ràng. Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002, Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện quyền hạn nhiệm vụ trong tố tụng dân sự là thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật các giai đoạn hoạt động tƣ pháp “kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự ...” Điều đó thể hiện quan điểm tăng cƣờng chức năng kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của Viện kiểm sát nhân dân. Đây là điểm khác biệt so với Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân trƣớc đây.

37

Kết luận Chƣơng 1

Qua nghiên cứu các vấn đề trên cho thấy, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 tiếp tục khẳng định, đề cao vai trò, trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động kiểm sát quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án. Viện kiểm sát có quyền kiểm sát hoạt động xét xử tất cả các vụ án dân sự ở tất cả các phiên tòa sơ thẩm dân sự. Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định về phạm vi kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự một cách thống nhất, rõ ràng. Đó là, Viện kiểm sát nhân dân khi thực hiện quyền hạn nhiệm vụ trong tố tụng dân sự chỉ là thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật các hoạt động tƣ pháp, đặc biệt Luật tổ chức viện kiểm sát đã dành một chƣơng riêng quy định về kiểm sát giải quyết các vụ án dân sự. Điều đó thể hiện quan điểm là tăng cƣờng chức năng kiểm sát trong hoạt động tƣ pháp nói chung và kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự nói riêng.

38

Chương 2

VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TRONG PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

Một phần của tài liệu Vai trò của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự (Trang 41)