Giai đoạn từ khi Luật đất đai năm 1987 được ban hành đến trước khi Luật đất đai năm 1993 ra đờ

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 28)

trước khi Luật đất đai năm 1993 ra đời

Hiến pháp 1980 cũng như LĐĐ năm 1987 đều khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Song các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành đã không xác định rõ quyền lợi của người sử dụng đất đã làm hạn chế hiệu quả sử dụng đất. Trong giai đoạn này, nổi bật nhất phải kể đến chủ trương thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới trong nông nghiệp theo Nghị quyết 10 ngày 5/4/1988 của Bộ chính trị. Mục đích là gắn lợi ích của người lao động với từng mảnh đất được giao, đã thúc đẩy sản xuất phát triển, người nông dân nhận thức rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, thấy được lợi ích thiết thực từ việc sử dụng đất mang lại.Vì vậy, tình trạng đòi lại ruộng đất trong nội bộ nhân dân tăng nhanh về số lượng. Ở một số địa phương, nhất là ở miền Tây và miền Đông Nam Bộ, nhiều nông dân đòi lại đất cũ, có nơi đã xảy ra những vụ tranh chấp gay gắt. Ngoài ra, còn tồn tại các tranh chấp giữa đất trồng lúa với đất nuôi tôm, giữa đất trồng cao su với đất trồng cây tiêu, cà phê, cây điều, đất hương hỏa, đất thổ cư....

Để tạo cơ sở pháp lý giải quyết tình hình tranh chấp đất đai kể trên, nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật như LĐĐ năm 1987; Chỉ thị số

22

154-HĐBT ngày 11/10/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về triển khai thực hiện chỉ thị số 47-CT/TƯ của Bộ chính trị về giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất; Quyết định số 13-HĐBT ngày 01/02/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết một số vấn đề cấp bách về ruộng đất; Nghị định 30-HĐBT ngày 23/3/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành LĐĐ; Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự ngày 29/11/1989.

Các văn bản pháp luật trên đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp đất đai trong giai đoạn này, góp phần vào việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, ổn định sản xuất. Vấn đề hòa giải cơ sở trong giải quyết tranh chấp đất đai thời kỳ này không được đặt ra, mà các tranh chấp đất đai trong thời kỳ này tuân theo các quy định về hòa giải và thủ tục hòa giải tại Điều 43, 44 của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đã được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 29/11/1989 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1990.

Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự coi hòa giải là một thủ tục tố tụng, được thực hiện mang tính chất bắt buộc trước khi mở phiên tòa sơ thẩm. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự có hiệu lực pháp luật ngay. Các đương sự không có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân không có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm. Nếu quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự bị phát hiện thấy sai lầm thì sẽ kháng nghị và xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc thủ tục tái thẩm theo quy định của pháp luật.

Sau khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự có hiệu lực pháp luật, TANDTC và các cơ quan có liên quan đã ban hành nhiều văn bản để hướng dẫn việc thực hiện các quy định về hòa giải trong Pháp lệnh này, như Nghị quyết 03/HĐTP ngày 19/10/1990 do Hội đồng thẩm phán TANDTC ban hành, hướng dẫn áp dụng quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, trong đó đã hướng dẫn về thủ tục, phạm vi vụ việc hòa giải. Tiếp theo đó, ngày 10/6/2002, TANDTC đã có Công văn số 81/TANDTC hướng dẫn về công tác xét xử trong đó cũng có thủ tục hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử phúc

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 28)