2.2.1. Quy định về phạm vi các vụ việc mà Tòa án tiến hành hòa giải
Căn cứ quy định tại Điều 136 của LĐĐ năm 2003 (sửa đổi, bổ sung tại Điều 264 của Luật tố tụng hành chính năm 2010), quy định: Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự có giấy chứng nhận QSDĐ hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại các khoảng 1, 2 và 5, Điều 50 của LĐĐ năm 2003 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất do TAND giải quyết. Tranh chấp về QSDĐ mà đương sự không có các loại giấy tờ trên thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các cấp. LĐĐ năm 2013 vẫn kế thừa tinh thần của các quy định trên.
Các loại giấy tờ theo quy định tại Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của LĐĐ năm 2003 gồm: Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ
39
Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Giấy chứng nhận QSDĐ tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính. Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho QSDĐ hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất. Giấy tờ chuyển nhượng QSDĐ, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993. Giấy tờ về thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật. Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất, bản án hoặc quyết định của TAND, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành.
Sau khi thụ lý vụ án tranh chấp về đất đai theo thẩm quyền, để giải quyết vụ án Tòa án tiến hành giải thích pháp luật, giúp đỡ các đương sự giải quyết mâu thuẫn, thỏa thuận với nhau về việc giải quyết các vấn đề của vụ án có tranh chấp. Hòa giải vụ án tranh chấp đất đai trong giai đoạn này là hoạt động tố tụng do Tòa án tiến hành nhằm giúp đỡ các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết quyền, lợi ích về đất đai có tranh chấp.
Cơ sở của hòa giải tranh chấp đất đai tại Tòa án là quyền tự định đoạt của các đương sự. Để giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Tòa án không chỉ xét xử mà còn hòa giải vụ án dân sự. Điều 10 BLTTDS sửa đổi quy định, Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án dân sự. Việc hòa giải của Tòa án đối với các tranh chấp đất đai mà Tòa án đã thụ lý được coi là một thủ tục bắt buộc với Tòa án trước khi tiến hành xét xử.
Theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 01/2002/TTLT-TANDTC- VKSNDTC-TCĐC ngày 03/01/2002 của TANDTC, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng cục Địa chính thì các tranh chấp về đất đai thuộc thẩm quyền
40
hòa giải và xét xử của Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự bao gồm: Tranh chấp về việc ai là người có QSDĐ; tranh chấp hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại QSDĐ; thừa kế QSDĐ; thế chấp hoặc bảo lãnh, góp vốn bằng giá trị QSDĐ; tranh chấp về tài sản gắn liền với việc sử dụng đất, đều thuộc thẩm quyền giải quyết của TAND.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tranh chấp đất đai, Tòa án đều phải tiến hành hòa giải trước khi xét xử sơ thẩm. Pháp luật tố tụng dân sự đã quy định cụ thể về những loại tranh chấp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được. Theo đó, đối với các tranh chấp đất đai phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội thì Tòa án cũng không tiến hành hòa giải mà đưa ra xét xử theo quy định của pháp luật (Điều 181 BLTTDS sửa đổi).
Đối với những tranh chấp đất đai không thuộc trường hợp trên nhưng vì những lý do khách quan dẫn tới việc hòa giải không thể tiến hành được thì Tòa án cũng không tiến hành hòa giải mà quyết định đưa vụ án ra xét xử. Theo quy định tại Điều 182 BLTTDS sửa đổi thì Tòa án không cần tiến hành hòa giải đối với các tranh chấp đất đai sau đây:
+ Bị đơn có tranh chấp đất đai đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
+ Đương sự trong vụ tranh chấp đất đai không thể tham gia hòa giải được vì lý do chính đáng.
Trong hai trường hợp trên, đương sự được phân biệt thành hai loại: Bị đơn và những đương sự khác. Bị đơn là chủ thể bị động tham gia tố tụng và thường có ý thức trốn tránh. Đối với chủ thể này, chỉ cần có dấu hiệu cố tình vắng mặt không tham gia hòa giải, pháp luật cho phép Tòa án tiếp tục tiến hành giải quyết vụ án mà không cần hòa giải. Ngoài ra, trường hợp đương sự có lý do chính đáng nên không thể tham gia hòa giải được thì pháp luật cho phép Tòa án không tiến hành hòa giải nếu có lí do chính đáng.
41
Tuy nhiên, việc nghiên cứu cho thấy pháp luật hiện hành còn có những hạn chế nhất định, do chưa có những dự liệu trong trường hợp tranh chấp đất đai mà có nhiều bị đơn hoặc nhiều đương sự khác trong cùng một vụ tranh chấp.