Về thành tựu đạt đƣợc trong hòa giải tranh chấp đất đa

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 60 - 63)

Nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của hòa giải tranh chấp đất đai tại cơ sở cũng như tại Tòa án, trong những năm qua, các cơ quan có thẩm quyền đã chú trọng tăng cường hoạt động hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự nói chung, các tranh chấp đất đai nói riêng.

Về hòa giải tranh chấp đất đai ở cơ sở, cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở trước đây được thể hiện ở Pháp lệnh số 09/1998 về tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ sở do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành và Nghị định số 160/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh; sau này là Luật hòa giải ở cơ sở có hiệu lực từ ngày 01/01/2014; LĐĐ và văn bản hướng dẫn thi hành. Sau nhiều năm thực hiện, công tác hòa giải ở cơ sở nói chung, hòa giải ở cơ sở tranh chấp đất đai nói riêng đạt được nhiều kết quả.

Hiện cả nước có 121.251 Tổ hòa giải với 628.530 hòa giải viên, theo số liệu báo cáo của 63 tỉnh, thành từ năm 1999 đến tháng 3-2012 tổng số vụ nhận hòa giải là 4.358.662 vụ, tỷ lệ hòa giải thành công đạt 80% [55]. Mặc dù không có số liệu thống kê cụ thể về các tranh chấp đất đai hòa giải tại cơ sở, nhưng qua kết quả trên cho thấy, biện pháp hòa giải tranh chấp đất đai cũng

54

như các tranh chấp khác tại cấp cơ sở đã phát huy được hiệu quả tốt và phần nào đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân.

Theo báo cáo tổng kết công tác hàng năm của TANDTC, kết quả hòa giải thành chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tổng số các vụ việc dân sự đã được giải quyết, cụ thể như sau:

Bảng 3.1: Kết quả giải quyết các vụ án dân sự của TAND các cấp (từ năm 2007-2013)

Năm Tổng số vụ việc thụ lý

Số vụ việc

giải quyết Hòa giải thành Tỷ lệ (%) 2007 188.922 171.681 77.256 45 2008 192.336 174732 76.882 44 2009 214.174 194.358 87.461 45 2010 215.741 194.372 99.713 51.3 2011 247.096 222.386 111.193 50 2012 271.306 232.546 118.089 51 2013 301.912 274.303 128.485 47 Nguồn: TANDTC.

Năm 2007, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 171.681 vụ việc, đạt 90,84%, trong đó hòa giải thành 77.256 vụ, chiếm 45% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [38].

Năm 2008, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 174.732 vụ việc, đạt 90,8%, trong đó hòa giải thành 76.882 vụ, chiếm 44% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết. Trong quá trình giải quyết, các Tòa án luôn coi trọng và làm tốt công tác hòa giải, giúp cho việc hòa giải vụ án được nhanh chóng, qua đó góp phần hàn gắn, củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân. [39].

Năm 2009, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 194.358 vụ việc, đạt 90,7%, trong đó hòa giải thành 87.461vụ, chiếm 45% trong tổng số các vụ

55

việc đã giải quyết [40]. Hầu hết các Tòa án đã quan tâm thực hiện tốt phương châm kiên trì hòa giải, thuyết phục để các đương sự nhận thức rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, thông qua đó giải quyết nhanh các tranh chấp nên đã góp phần giải quyết tốt các mâu thuẫn và giữ gìn tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân.

Năm 2010, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 194.372 vụ việc, đạt 90%. Và trong quá trình giải quyết vụ án, các Tòa án đã tích cực hòa giải vì vậy về cơ bản hòa giải thành đạt 99.713 vụ, chiếm 51,3% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [41].

Năm 2011, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 222.386 vụ việc, đạt 90%, tăng hơn cùng kỳ năm trước là 28.014 vụ việc. Trong đó, hòa giải thành đạt 111.193 vụ, về cơ bản năm 2011 Tòa án đã thực sự quan tâm làm tốt công tác hòa giải, nên tỷ lệ hòa giải thành chiếm 50% trong tổng số vụ việc dân sự đã giải quyết [42].

Năm 2012, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 246.215 vụ việc, đạt 90,84%, trong đó hòa giải thành 118.089 vụ, chiếm 51% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [44].

Năm 2013, TAND các cấp đã giải quyết, xét xử được 274.303 vụ, đạt 90.8% trong đó hòa giải thành 128.485 vụ, chiếm 47% trong tổng số các vụ việc đã giải quyết [45].

Bảng số liệu thống kê trên đánh dấu bước phát triển của công tác hòa giải nói chung, tranh chấp đất đai nói riêng. Hiệu quả của công tác hòa giải nói chung, hòa giải tranh chấp đất đai nói riêng có sự tăng cao vào năm 2010 nhưng lại giảm dần trong năm 2013 bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Theo kết quả nghiên cứu thì tranh chấp đất đai hiện đang là tranh chấp phức tạp và chủ yếu trong giai đoạn hiện nay, với nhiều hình thức và xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Tranh chấp đất đai gây ra nhiều ảnh hưởng xấu

56

đến an ninh trật tự, phát triển kinh tế, đến sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân nên vấn đề giải quyết tranh chấp đất đai ngày càng được chú trọng và quan tâm đúng mức hơn, phần nào đáp ứng được đòi hỏi của thực tế.

Do vậy, mặc dù chưa có số liệu cụ thể và riêng biệt về hòa giải tranh chấp đất đai, nhưng qua số liệu hòa giải trên có thể thấy, hiệu quả của biện pháp hòa giải trong thời gian qua đối với lĩnh vực dân sự nói chung, tranh chấp đất đai nói riêng. Để đạt được kết quả về tỷ lệ hòa giải trên là sự quan tâm, phối kết hợp của các cơ quan có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)