Giai đoạn từ khi Hiến pháp năm 1980 có hiệu lực đến trước khi Luật đất đai năm 1987 ra đờ

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 27 - 28)

khi Luật đất đai năm 1987 ra đời

Hiến pháp năm 1980 ra đời đánh dấu một thay đổi trong chính sách pháp Luật đất đai với mục tiêu xã hội hóa toàn bộ vốn đất đai trong phạm vi cả nước. Điều 18, 19 Hiến pháp 1980 quy định "đất đai, rừng núi, sông hồ, hầm mỏ, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, ở vùng biển và thềm lục địa... là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân" [22], "những tập thể và các nhân đang sử dụng đất đai được tiếp tục sử dụng" [22].

Trong giai đoạn này, Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai như Quyết định số 201/CP ngày 01/7/1980 của Hội đồng Chính phủ về thống nhất quản lý ruộng đất; Thông tư 55/ĐKTK ngày 05/01/1981 của Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn giải quyết các trường hợp sử dụng đất không hợp pháp, không hợp lý; Thông tư 293-TT/RĐ ngày 22/10/1985 của Tổng cục Quản lý ruộng đất hướng dẫn việc giải quyết tranh chấp đất bãi sa bồi.

21

Tuy nhiên, việc coi đất đai thuộc sở hữu toàn dân, dẫn tới việc cấp đất tràn lan, sử dụng kém hiệu quả. Cấp xã, phường cũng tham gia vào việc giao đất cho nhân dân, việc lấn chiếm đất để xây dựng nhà ở diễn ra phổ biến nhưng không được giải quyết kịp thời là nguyên nhân chủ yếu của các tranh chấp đất đai trong thời kỳ này. Khi giải quyết các tranh chấp đất đai một số địa phương còn quan liêu, thiên về việc sử dụng biện pháp mệnh lệnh hành chính, khiến cho các tranh chấp đất đai không được xử lý thỏa đáng và dứt điểm, mâu thuẫn vẫn còn trầm trọng kéo theo sự trì trệ của nền sản xuất hàng hóa. Do vậy, các quy định về hòa giải và phương thức hòa giải tranh chấp đất đai chưa được coi trọng và không phát huy được hiệu quả của nó trong thời kỳ này.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 27 - 28)