Thủ tục công nhận thỏa thuận về tranh chấp đất đai tại phiên tòa sơ thẩm

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 56 - 58)

phiên tòa sơ thẩm

Một trong những nguyên tắc hòa giải là nguyên tắc về trách nhiệm hòa giải của Tòa án, được quy định tại Điều 10 BLTTDS sửa đổi. Theo đó thì hòa giải là trách nhiệm bắt buộc của Tòa án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Đối với các giai đoạn tiếp theo, Tòa án không bắt buộc phải tiến hành hòa giải mà Tòa án chỉ khuyến khích các đương sự tự hòa giải. Vì vậy, Điều 220 BLTTDS sửa đổi quy định tại phiên tòa, chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Việc hỏi các đương sự có thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án thực chất là Tòa án kiểm tra xem các đương sự có tự thỏa thuận được với nhau hay không.

- Những trường hợp Tòa án hỏi các đương sự về thỏa thuận giải quyết tranh chấp đất đai tại phiên tòa sơ thẩm dân sự

Đối với những vụ tranh chấp đất đai mà Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành thì Tòa án sẽ tiếp tục khuyến khích các đương sự thỏa thuận với nhau. Do đó, Tòa án sẽ áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp đất đai tại phiên tòa sơ thẩm dân sự đối với những vụ án này.

Ngoài những vụ án đã tiến hành hòa giải không thành ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm thì những vụ án dân sự Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết tranh chấp đất đai còn bao gồm cả những tranh chấp đất đai quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 BLTTDS

50

sửa đổi - những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được. Bởi, nguyên nhân dẫn tới vụ án không tiến hành hòa giải được tại khoản 1 và khoản 2 Điều 182 là do sự vắng mặt của các đương sự. Do đó, nếu lí do này không còn thì Tòa án cần hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai hay không để kiểm tra việc tự hòa giải của đương sự.

Như vậy, những tranh chấp đất đai mà Tòa án áp dụng thủ tục hỏi các đương sự về sự thỏa thuận giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm bao gồm:

+ Những tranh chấp đất đai Tòa án đã tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm nhưng không thành.

+ Những tranh chấp đất đai mà trước đó Tòa án đã không tiến hành hòa giải được do bị đơn đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai nhưng vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, trường hợp đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

- Thủ tục giải quyết trong trường hợp các đương sự thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp đất đai tại phiên tòa sơ thẩm dân sự:

Điều 220 BLTTDS sửa đổi quy định:

Chủ tọa phiên tòa hỏi các đương sự có thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không. Trong trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và thỏa thuận của họ là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì Hội đồng xét xử ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự về việc giải quyết vụ án [28].

Như vậy, tại phiên tòa sơ thẩm nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về toàn bộ vụ tranh chấp đất đai và sự thỏa thuận đó là tự nguyện, không trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội thì hội đồng xét xử ra ngay quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự mà không cần chờ sau bảy ngày như việc hòa giải ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.

51

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)