Thời kỳ trƣớc khi ban hành hiến pháp năm

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 25 - 27)

Trong thời kỳ này, chưa có các quy định riêng biệt về hòa giải tranh chấp đất đai, việc hòa giải tranh chấp đất đai được tiến hành theo các quy định chung về hòa giải việc dân sự và thương sự. Theo Điều 3 Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức Tòa án và quy định các ngạch Thẩm phán thì Ban tư pháp xã có quyền: hòa giải tất cả các việc dân sự và thương sự. Nếu hòa giải được, Ban tư pháp có thể lập biên bản hòa giải có các ủy viên và những người đương sự ký.

Sau đó, Điều 4 Sắc lệnh 51 ngày 17/4/1946 về việc ấn định thẩm quyền các Tòa án và sự phân công giữa các nhân viên trong Tòa án quy định rằng biên bản hòa giải thành của Ban tư pháp xã chỉ có hiệu lực tư chứng thư. Điều 9 Sắc lệnh 51/SL nói trên cũng quy định rằng: Thẩm phán sơ cấp, khi nhận được đơn khiếu về dân sự hay thương sự, phải đòi hai bên đến để thử làm hòa giải. Biên bản hòa giải có hiệu lực công chứng thư. Điều 12 Sắc lệnh này còn quy định "Những việc kiện dân sự và thương sự thuộc thẩm quyền của Tòa án đệ nhị cấp đều phải giao trước về cho ông Thẩm phán sơ cấp thử hòa giải". Các quy định trên cho thấy tuy hòa giải đất đai chưa được quy định là một thủ tục riêng nhưng vai trò, thủ tục và hiệu lực của hòa giải đã được ghi nhận ngay từ những văn bản pháp luật đầu tiên về thủ tục tố tụng.

Các tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp đến năm 1950 được cải cách bởi Sắc lệnh số 85 ngày 22/5/1950. Tại Điều 1 Sắc lệnh quy định tại Tòa án sơ cấp nay gọi là TAND huyện. Theo quy định tại Chương III thì "Tòa án nhân dân huyện họp thành Hội đồng hòa giải để thử hòa giải tất cả các vụ kiện về dân sự và thương sự... trừ những vụ kiện mà theo luật pháp đương sự không có quyền điều đình" [7, Điều 9]. Hay:

Biên bản hòa giải thành là một công chính chứng thư, có thể đem chấp hành ngay. Tuy nhiên, cho đến lúc biên bản hòa giải được

19

chấp hành xong, nếu Biện lý xét biên bản ấy phạm đến trật tự chung thì có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền sửa đổi lại hoặc bác bỏ lại điều mà hai bên đã thỏa thuận. Hạn kháng cáo là 15 ngày tròn kể từ ngày phòng biện lý nhận được hòa giải thành [7, Điều 10].

Nếu hòa giải bất thành mà Tòa án có thẩm quyền chưa quyết định gì, thì hội đồng hòa giải tạm thời cho thi hành những phương pháp bảo thủ cần thiết. Các quy định về hòa giải đất đai thời kỳ này còn hạn chế, ngoại trừ các quy định về giải quyết tranh chấp đất bãi sa bồi tại Thông tư 45/NV-TC ngày 2/7/1958 của Bộ Nội vụ về việc phân phối và quản lý đất bãi sa bồi. Theo đó, thẩm quyền giải quyết "tranh chấp hoa màu do chính quyền và nông hội giải quyết, nếu đặc biệt khó khăn thì đưa ra Tòa án xét xử"; thẩm quyền giải quyết "tranh chấp địa giới hành chính đất bãi sa bồi" do Ủy ban hành chính xã đang quản lý giải quyết, nếu ranh giới thuộc nhiều xã thì địa phận xã nào xã đó quản lý hoặc xã có điều kiện thuận lợi hơn quản lý, nếu xen kẽ nhiều xã thì xã nào có nhiều số dân hơn trên đất bãi sa bồi quản lý và chịu trách nhiệm đảm bảo cho các xã ít dân sản xuất trên bãi sa bồi.

Thông tư số 1080-TC ngày 25/9/1961 của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) hướng dẫn việc thực hiện thẩm quyền mới của TAND thành phố thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố quy định:

Trong khi thực hiện thẩm quyền mới, các Tòa án nhân dân thuộc tỉnh, thị xã, huyện, khu phố phải luôn luôn chú ý đầy đủ đến việc hòa giải, giáo dục nhân dân và xây dựng Tư pháp xã. Cần đề phòng khuynh hướng đưa ra xét xử nhiều việc mà thiếu kiên trì hòa giải, giáo dục các đương sự và nhân dân [32].

Ngoài ra, trong thời kỳ này, TANDTC đã ra Thông tư 25/TATC ngày 30/11/1974, hướng dẫn việc hòa giải trong tố tụng dân sự. Theo Thông tư số 25/TATC thì hòa giải là giai đoạn bắt buộc khi giải quyết các việc kiện dân

20

sự, trừ những việc mà đương sự không có quyền điều chỉnh. Thông tư số 25/TATC hướng dẫn rất chi tiết về thủ tục hòa giải, phương pháp hòa giải. Tuy nhiên, Thông tư này cũng chỉ quy định về hòa giải tranh chấp dân sự nói chung chứ không có những quy định riêng về hòa giải tranh chấp đất đai.

Việc nghiên cứu pháp luật trong thời kỳ này cho thấy thẩm quyền hòa giải và giải quyết tranh chấp đất đai của Ủy ban hành chính các cấp chưa được quy định rõ ràng. Tuy nhiên, vai trò hòa giải tranh chấp của ủy ban hành chính cấp xã và nông hội địa phương đối với hoa màu trên bãi sa bồi đã được ghi nhận; Tòa án chỉ giải quyết đối với những trường hợp đặc biệt khó khăn và khi giải quyết các tranh chấp dân sự, trong đó có tranh chấp đất đai thì Tòa án có thẩm quyền tiến hành hòa giải.

Một phần của tài liệu Hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai (Trang 25 - 27)