Qua câu chuyện giáo dục trẻ khi đi qua đường phải đi đúng phần đường dành cho

Một phần của tài liệu giáo án chủ điểm gia đình (Trang 54)

người đi bộ và theo đèn tín hiệu.

2.Chuẩn bị:

- Tranh minh họa câu chuyện

3.Phương pháp:

- Kể chuyện diễn cảm,.đàm thoại,.luyện tập

4.Thực hiện:

a.Mở đầu hoạt động:

* Trò chuyện:

- Con được đi học bằng phương tiện gì? ( Cô hỏi 2-3 trẻ). - Khi ngồi trên các phương tiện đó các con phải làm gì?

- Các con ơi! Chúng mình cùng làm những tiếng kêo của những phương tiện giao thông nhé!

+ Cô hỏi trẻ: Con thích làm PTGT gì? ( Hỏi 2-3 trẻ). - Cho trẻ chơi 2 lần.

- Các con vừa làm rất giỏi, vậy theo các con nếu không chấp hành đúng luật giao thông thì điều gì sẽ xảy ra?

- Để biết được điều đó cô mời các con cùng lái xe về chỗ ngồi và nghe cô kể chuyện nhé!

b. Hoạt động trọng tâm:

Hoạt động 1: Nghe cô kể chuyện

- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 1.

 Cô giảng nội dung câu chuyện: Câu chuyện kể về 2 chị em nhà thỏ vì không nghe lời mẹ khi qua đường không để ý đến đèn tín hiệu và suýt nữa bị tai nạn, Nhờ có chú cảnh sát giao thông mà hai chị em nhà thỏ đã thoát nạn. Từ đo chị em nhà thỏ có một bài học sâu sắc khi tham gia giao thông.

- Cô kể chuyện cho trẻ nghe lần 2 kết hợp tranh minh họa. - Cô đàm thoại với trẻ, kết hợp trích dẫn.

+ Cô vừa kể cho lớp mình nghe câu chuyện gì? + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Hai chị em đã xin phép mẹ đi đâu?

+ Trước khi đi mẹ đã dặn hai chị em như thế nào?

+ Hai chị em có nghe lời mẹ dặn không? vì sao con biết? + Vì sao thỏ lại chạy qua đường?

+ Khi chị em thỏ đi qua đường thì điều gì xảy ra? + Nếu là con, con sẽ qua đường bằng cách nào? + Bác gấu đã nói gì với hai chị em?

+ Chú cảnh sát giao thông đã nói gì với hai chị em? + Hai chị em thỏ đã rút ra được điều gì?

- Vậy qua câu chuyện của chị em nhà thỏ các con rút ra được bài học gì khi tham gia giao thông.

* Giáo dục: Các con ạ! Qua câu chuyện các con phải nhớ khi sang đường các con phải quan sát tín hiệu giao thông, đèn đỏ thì chúng mình dừng lại để các phương tiện giao thông đi qua, còn đèn xanh lúc đó các con mới được đi. Khi đi bộ phải đi bên phải đường và đặc biệt chúng mình còn nhỏ khi qua đường phải đi cùng người lớn dắt nếu không rất dễ xảy ra tai nạn đấy, các con nhớ chưa?

Ho t ạ động 2: D y tr k chuy n

- Cả lớp kể chuyện cùng cô theo tranh minh họa.

- Tổ,nhóm,cá nhân thay phiên nhau kể chuyện theo tranh. - Cho trẻ đặt tên câu chuyện.

- Cho trẻ chọn tranh và kể theo ý thích trẻ.

- Cô khuyến khích,hướng dẫn động viên trẻ và cho trẻ kể liên tục câu chuyện.

Hoạt động 3: Trò chơi : “Ai nhanh hơn”

- Cô chia trẻ thành 2 đội chơi bật qua vòng thể dục lên dán tranh trình tự câu chuyện.đội nào nhanh và đúng là đội đó thắng cuộc.

- Cô nhận xét , tuyên dương trẻ.

c. Kết thúc hoạt động :

- Cô cho trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố ”

V/. HOẠT ĐỘNG GÓC:

- Cô trò chuyện, giới thiệu cho trẻ các góc chơi, trẻ về các góc chơi đã chọn.

- Góc Học tập – sách: Xem tranh, ảnh về các loại phương tiện giao thông, LQVT,ôn tập tô chữ cái p,q.

- Góc Phân vai: Trẻ đóng vai người bán vé, bán nước giải khát, đồ lưu niệm... - Góc Xây dựng: Xây bến xe khách, nhà ga, sân bay…

- Góc Tạo hình: Vẽ, xé dán các loại phương tiện giao thông…

- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…

VI/.ĂN,NGỦ,VỆ SINH1. Vệ sinh,ăn trưa 1. Vệ sinh,ăn trưa

-Cô sắp xếp chỗ ăn cho trẻ hợp lý,cho trẻ ưn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ trong khi

ăn.

- Bố trí nơi ngủ thoáng mát,sạch sẽ để chuẩn bi cho trẻ ngủ.

2. NGủ trưa.

- Cô bố trí thời gian thích hợp cho các bước chuẩn bị nơi ngủ, thời gian trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc.

3. Ăn phụ.

- Sau khi trẻ ngủ dậy, nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, lau mặt và rửa tay sạch sẽ trước khi ăn phụ.

VI/.LÀM QUEN TIẾNG VIỆT.1. Mục đích yêu cầu: 1. Mục đích yêu cầu:

- Trẻ phát âm đúng hiểu rõ các từ: " Bảo hiểm " " Bắt buộc" " Đường lộ " - Biết sử dụng đặt câu với các từ: " Bảo hiểm " " Bắt buộc " " Đường lộ "

2. Chuẩn bị

- Cô cho trẻ xem một số hành động nói về bảo hiểm, bắt buộc và đường lộ. 3. Phương pháp

- Trực quan, hình ảnh, đàm thoại, luyện tập.

4. Tổ chức thực hiện a.Mở đầu hoạt động

- Cô cho đọc thơ bài: Em thích được vẽ. b.Hoạt động trọng tâm

Hoạt động 1

- Cho trẻ xem các hình ảnh và giải thích cho trẻ hiểu các từ làm quen.

- Bảo hiểm: Giữ gìn để phòng ngừa tai nạn,đeo dây bảo hiểm,mặc quần áo bảo hiểm. - Bắt buộc: Buộc phải làm,trường hợp bắt buộc.

- Đường lộ: Nói chung về đường đi. - Cô cho lớp, tổ, cá nhân phát âm.

Hoạt động 2: Chơi với các thẻ từ

-Cho trẻ dùng các thẻ từ ghép các từ vừa được học. c.Kết thúc hoạt động

- Cho trẻ hát bài: " Nhớ lời cô dặn ".

VIII/.CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ( BUỔI CHIỀU)

- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.

- Rèn cho trẻ cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, giáo dục trẻ biết tự phục vụ bản thân.

- Nêu gương cuối ngày / cuối tuần

VIIII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:

- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng. - Nêu gương cuối ngày.

- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.

B/. ĐÁNH GIÁ : 1. Sức khỏe: ……….….... ……….….... 2. Thái độ: ……….….... ……….….... 3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ:

……….….... ……….….... * Lưu ý: ……….….... ……….…....

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Thứ sáu , ngày 15 tháng 03 năm 2013

A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀYI. ĐÓN TRẺ: I. ĐÓN TRẺ:

- Trò chuyện chủ điểm: Phương tiện giao thông + Chủ đề nhánh: Luật giao thông

- Điểm danh.

II. THỂ DỤC SÁNG:

- Tập với bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố ”.

III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:1 Hoạt động có chủ đích: 1 Hoạt động có chủ đích:

- Quan sát, thời tiết, quan sát và trò chuyện về đặc điểm của các loại PTGT trong sân trường.

- Làm quen chữ cái g, y

2 Trò chơi:

- Trò chơi vận động: Thuyền về bến

Một phần của tài liệu giáo án chủ điểm gia đình (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w