3. Phương pháp:
- Đọc thơ diễn cảm, đàm thoại, luyện tập
4. Thực hiện:
a. Mở đầu hoạt động:
- Cô và trẻ hát bài “ Lớn lên cháu lái máy cày ” * Trò chuyện.
- các con vừa hát bài gì? Trong bài hát nói về phương tiện gì? - các con hãy kể những phương tiện giao thông mà con biết?
- Ngoài phương tiện đường bộ ra còn có những phương tiện giao thông đường gì nữa? - Khi tham gia giao thông các con phải làm như thế nào?
- Các con biết rằng các phương tiện giao thông rất cần thiết vì nó giúp vận chuyển người, vận chuyển hàng hóa nhưng cũng rất nguy hiểm nếu chúng ta không chấp hành đúng luật giao thông. Vì thế hôm nay cô sẽ dạy các con bài thơ cô dạy con của tác giả bùi thị tình.
b. Hoạtđộng trọng tâm.
Hoạt động 1: Nghe cô đọc thơ.
- Cô đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe lần 1
- Cô giảng nội dung bài thơ: " Cô dạy con của tác giả bùi thị Tình nhắc nhở các bé phải biết giữ đúng luật lệ khi tham gia giao thông "
- Cô đọc thơ trẻ nghe lần 2, kết hợp tranh minh hoạ
* Cô đàm thoại +trích dẫn.
- Các con vừa đọc bài thơ gì? - Bài thơ do ai sáng tác? - Bài thơ nói về những gì?
- Máy bay là phương tiện giao thông đường gì? - Thuyền,ca nô là phương tiện giao thông đường gì? - Ô tô là phương tiện giao thông đường gì?
- Khi đi bộ trên đường các con phải đi ở đâu? - Khi ngồi trên tàu xe các con phải như thế nào? - Đến ngã tư đường phố các con phải như thế nào?
- Qua bài thơ muốn nhắc nhở các con điều gì?
+ Máy bay - bay đường không, (đường không là trên không trung trên bầu trời ), Ô tô chạy đường bộ. đường thủy (dưới mặt nước) nhớ đi trên vỉa hè ( vỉa hè là phần đường dành cho người đi bộ ).
- Bài thơ muốn nhắc nhở chúng ta phải chấp hành đúng luật lệ giao thông để tránh tai nạn xảy ra.
- Các con hãy đặt tên bài thơ theo ý thích của mình nào.
Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ.
- Cả lớp đọc thơ cùng cô.
- Tổ, nhóm, cá nhân đọc thơ cùng cô.
- Cô khuyến khích, động viên các trẻ, hướng dẫn trẻ đọc diễn cảm.
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Ghép tranh nhanh ”
- Cô có các vòng tròn: màu xanh,màu đỏ,màu vàng,các con hãy chọn và dán đúng tín hiệu đường.Dưới đèn có tín hiệu có từ " Đèn xanh,đèn đỏ,đèn vàng"các con hãy chọn thẻ chữ cái rời ghép thành những từ giống mẫu. Cô cho cả lớp đọc, đếm các chữ cái mà trẻ ghép được.
* Trò chơi " Tạo sản phẩm".
- Cô có bức tranh đèn đường, các con hãy tô màu đúng tín hiệu đèn, các con hãy tô
nhanh không để bị lem ra ngoài. - Đếm kết quả mà trẻ đã đạt được. - Cô nhận xét, tuyên dương trẻ.
c. Kết thúc hoạt động :
- Hát bài"bạn ơi có biết"
IV/. CHƠI, HOẠT ĐỘNG Ở CÁC GÓC:
- Cô trò chuyện, giới thiệu cho trẻ các góc chơi, trẻ về các góc chơi đã chọn.
- Góc Học tập – sách: Xem tranh, ảnh về các loại phương tiện giao thông, nối tranh, ôn LQCC, ôn LQVT, phân nhóm các phương tiện giao thông,đo độ dài đối tượng bằng các đơn vị đo khác nhau, tập tô chữ cái p, q…
- Góc Phân vai: Cửa hàng bán xe…
- Góc Xây dựng: Xây bến xe khách, xây sân bay…
- Góc Tạo hình: vẽ,xé dán các loại phương tiện giao thông…
- Góc Thiên nhiên: Chăm sóc cây cối, lau lá, chơi với nước, cát, sỏi…
V/. ĂN, NGỦ, VỆ SINH:1. Vệ sinh, ăn trưa 1. Vệ sinh, ăn trưa
- Cô sắp xếp chổ ăn cho trẻ hợp lý, cho trẻ ăn và nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ trong khi ăn.
- Bố trí nơi nghỉ ngơi thoáng mát, sạch sẽ để chuẩn bị cho trẻ ngủ.
2. Ngủ trưa
- Cô bố trí thời gian thích hợp cho các bước chuẩn bị nơi ngủ, thời gian trẻ đi vệ sinh trước khi ngủ và đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đủ giấc.
3. Ăn phụ
bữa phụ.
VI/. LÀM QUEN VỚI TIẾNG VIỆT1.Mục đích yêu cầu: 1.Mục đích yêu cầu:
- Trẻ phát âm đúng, hiểu rõ nghĩa các từ: “Tài xế” “Tải lượng” “Quan sát” - Biết sử dụng, đặt câu với các từ: “Tài xế” " Tải lượng” “Quan sát”
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh,các hành động nói về các từ cho trẻ làm quen.
3.Phương pháp:
- Trực quan hình ảnh, đàm thoại, luyện tập.
4.Tổ chức thực hiện: a. Mở đầu hoạt động:
- Cô cho trẻ hát bài : Lớn lên cháu lái máy cày.
b. Hoạt động trọng tâm:
Hoạt động 1:
- Cho trẻ xem cô làm mẫu và giải thích cho trẻ hiểu các từ làm quen + Cô khái quát, giải thích các từ: “Tài xế” “Tải lượng” “Quan sát” - Tài xế: Người làm nghề lái xe ô tô hoặc xe lửa (tài xế phụ).
- Tải lượng: Lượng chở của một chiếc tàu,tải lượng miễn phí trọng tải lượng, tải lượng kể cả hành khách hàng hóa, nhiên liệu và đoàn thủy thụ.
- Quan sát: Xem xét có tài quan sát, đài quan sát. - Cô cho lớp, tổ, cá nhân phát âm.
Hoạt động 2: Chơi với các thẻ từ
- Cho trẻ dùng các thẻ từ ghép các từ vừa đựơc học.
c. Kết thúc hoạt động:
- Cho trẻ hát bài: “Em tập lái xe tô”
VII/. CHƠI VÀ HOẠT ĐỘNG THEO Ý THÍCH ( BUỔI CHIỀU )
- Vẽ theo ý thích
- Cho trẻ chơi ở các góc theo ý thích, tự do.
- Rèn cho trẻ cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi gọn gàng, giáo dục trẻ biết tự phục vụ bản thân.
- Nêu gương cuối ngày / cuối tuần
VIII/. VỆ SINH TRẢ TRẺ:
- Vệ sinh, chải tóc, chỉnh sữa quần áo gọn gàng. - Nêu gương cuối ngày.
- Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ trong ngày.
B/. ĐÁNH GIÁ : 1. Sức khỏe: ……….….... ……….….... 2. Thái độ: ……….….... ……….…....
3. Kiến thức và kĩ năng của trẻ: ……….….... ……….….... * Lưu ý: ……….….... ……….….... KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Thứ sáu , ngày 08 tháng 03 năm 2013
A.CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀYI. ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG, ĐIỂM DANH I. ĐÓN TRẺ, THỂ DỤC SÁNG, ĐIỂM DANH
- Trò chuyện chủ điểm: Phương tiện và luật lệ ATGT. + Chủ đề nhánh: Phương tiện giao thông.
1. Đón trẻ
2. Thể dục sáng
- Tập với bài hát: “Bạn ơi có biết”.
3. Điểm danh:
- Cô ổn định trẻ và điểm danh để nắm được số trẻ có mặt, vắng mặt trong ngày.
II. CHƠI, HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:1. Hoạt động có chủ đích: 1. Hoạt động có chủ đích:
- Quan sát, thời tiết, quan sát và trò chuyện về đặc điểm của các loại phương tiện giao thông.
- Tập tô chữ cái p, q.
2. Trò chơi:
- Trò chơi dân gian : Lộn cầu vồng.
- Chơi tự do: Chơi với chong chóng, nhặt lá cây xếp hình…
III. HOẠT ĐỘNG HỌC:
Hoạt động:Làm quen chữ cái:
TẬP TÔ CHỮ CÁI P,Q.1. Mục đích yêu cầu: 1. Mục đích yêu cầu:
1.1Kiến thức – kĩ năng
- Trẻ ngồi đúng tư thế và biết cách cầm bút.
1.2. Phát triển:
- Phát triển ngôn ngữ
- Khả năng quan sát, chú ý có chủ định.
1.3.Giáo dục:
- Biết giữ gìn sạch sẽ, cất gọn gàng ngăn nắp.
2.Chuẩn bị: