Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 54)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.Quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng đối với tài sản chung

Do tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân, vợ chồng cùng chung sức, chung ý chí tạo dựng tài sản chung nhằm bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình, Điều 217, 219 của BLDS năm 2005, Điều 28 Luật HN&GĐ và Điều 4 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định:

50

chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung).

- Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người và có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.

- Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình mà pháp luật quy định giao dịch đó phải tuân theo hình thức nhất định, thì sự thoả thuận của vợ chồng cũng phải tuân theo hình thức đó (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...), việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh phải được vợ chồng bàn bạc, thỏa thuận (lập thành văn bản có chữ ký của vợ, chồng hoặc phải có công chứng, chứng thực...), trừ tài sản chung đã được chia để đầu tư kinh doanh riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Đối với các giao dịch dân sự mà pháp luật không có quy định phải tuân theo hình thức nhất định, nhưng giao dịch đó có liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, thì việc xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch đó cũng phải có sự thoả thuận bằng văn bản của vợ chồng.

Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình mà không có sự đồng ý của một bên, thì bên đó có quyền yêu cầu Toà án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu theo quy định tại Điều 139 của Bộ luật Dân sự và hậu quả pháp lý được giải quyết theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Dân sự.

51

phần giá trị của tài sản đó trong khối tài sản chung của vợ chồng. Đối với những giao dịch liên quan đến tài sản chung của vợ chồng “có giá trị không lớn” nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của gia đình thì hành vi xử sự của vợ hoặc chồng khi định đoạt tài sản chung đó luôn được pháp luật coi là có sự thỏa thuận đương nhiên của vợ chồng. Ví dụ như: hàng ngày, người vợ (chồng) phải dùng tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo các nhu cầu về ăn, mặc, ở, học hành, chữa bệnh… thì các giao dịch này đương nhiên có hiệu lực mặc dù chỉ có một bên vợ hoặc chồng định đoạt. Tuy nhiên, vợ, chồng phải có nghĩa vụ sử dụng tài sản chung đúng mục đích luật định. Nếu có sự gian dối trong việc sử dụng tài sản chung làm ảnh hưởng đến lợi ích của vợ, chồng và gia đình đều bị coi là trái pháp luật.

Như vậy, về nguyên tắc, vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. Đây là cơ sở, là nền tảng để có một gia đình dân chủ, hạnh phúc và bền vững. Chỉ khi vợ chồng bình đẳng trong việc quản lý tài sản chung mới có thể dẫn đến bình đẳng trong các mối quan hệ khác trong gia đình.

Đối với nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng, Khoản 2 Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Tài sản chung của vợ chồng được chi dùng để

bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng”.

Tuy nhiên, những nhu cầu này phải được pháp luật cho phép và thừa nhận, phải phù hợp với khả năng thực tế của gia đình, tình hình chung của xã hội và đạo đức xã hội. Pháp luật đã xác định rõ trách nhiệm của vợ chồng khi sử dụng khối tài sản chung là phải nhằm mục đích đảm bảo cho nhu cầu của gia đình.

Khoản 2 Điều 28 cũng quy định, tài sản chung của vợ chồng được đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng. Do tài sản chung của vợ chồng không đủ để đáp ứng nhu cầu đời sống chung, nhiều khi vợ, chồng phải tham gia các giao dịch bên ngoài như vay, mượn, mua, bán,… để đáp ứng

52

những nhu cầu của gia đình, và những khoản vay, mượn này trở thành món nợ chung mà cả vợ, chồng đều có nghĩa vụ đối với chủ nợ. Về nguyên tắc, nếu vợ, chồng vay mượn vì mục đích đảm bảo đời sống gia đình thì đó là nợ chung và vợ, chồng đều có nghĩa vụ trả. Nếu khoản vay mượn đó được sử dụng vào mục đích riêng, đảm bảo cho nhu cầu riêng thì một bên vợ, chồng phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản riêng của mình. Tuy nhiên, trong thực tế giải quyết các tranh chấp về tài sản giữa vợ, chồng, việc xác định đâu là nợ chung đâu là nợ riêng gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhà làm luật đã dự liệu: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu

cầu thiết yếu của gia đình” (Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000). Quy định này

là điểm mới, tiến bộ so với Luật HN&GĐ năm 1986, theo đó, nếu một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì món nợ đó được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung của vợ chồng, cả vợ và chồng đều có chung nghĩa vụ trả món nợ đó. Tuy nhiên, việc xác định vợ, chồng vay nợ có nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình hay không và

“nhu cầu thiết yếu của gia đình” bao gồm những gì trong thực tiễn áp dụng

còn gặp khó khăn, do Luật cũng như các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 54)