Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 57)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Trước đây, trong hệ thống pháp luật về HN&GĐ của nước ta, trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân mới được quy định trong Luật

53

HN&GĐ năm 1986 (Điều 18), Luật HN&GĐ năm 1959 chưa quy định vấn đề này. Kế thừa và phát triển quy định này của Luật HN&GĐ năm 1986, Luật HN&GĐ năm 2000 tiếp tục quy định trường hợp chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30). Sở dĩ pháp luật quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bởi xuất phát từ các lý do sau:

- Do các điều kiện kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, hơn nữa trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo cơ chế thị trường hiện nay, do tính chất công việc, nghề nghiệp, vợ, chồng cần tự chủ trong các trường hợp đầu tư, kinh doanh. Khi người vợ hay người chồng muốn đầu tư kinh doanh riêng mà không muốn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chung của gia đình khi gặp rủi ro tiềm ẩn như phá sản và những hậu quả của phá sản trong kinh doanh thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn cần thiết.

- Do cuộc sống chung của vợ chồng khó tránh được xung đột, mâu thuẫn không thể hòa giải được nhưng do vợ chồng không muốn ly hôn vì ngại dư luận nên hay vì quyền lợi con cái thì giải pháp chia tài sản chung của vợ chồng là phù hợp nhất.

- Một số trường hợp người vợ, hay người chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng như trả nợ, cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại… hay vì những lý do chính đáng khác mà bản thân người đó lại không đủ tài sản riêng để thực hiện thì việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân cũng là một giải pháp.

Chính vì vậy, việc quy định trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân trở thành một nhu cầu tất yếu đáp ứng được nhu cầu thực tế đặt ra. Một mặt giải toả được những xung đột, mâu thuẫn trong gia đình, đảm bảo sự ổn định trong gia đình, giúp cho các cá nhân tự phát huy được các khả năng của mình trong xã hội đồng thời bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba có liên quan đến nghĩa vụ mà vợ, chồng

54

phải thực hiện bằng chính tài sản của riêng mình. Mặt khác quy định về việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là cơ sở pháp lý giúp cho các Toà án giải quyết nhanh chóng các tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.

Xuất phát từ thực tế trên, Luật HN&GĐ năm 2000 quy định chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân (Điều 29 và Điều 30):

“Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thỏa thuận chia tài sản chung, việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản, nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu tòa án giải quyết”.

Như vậy, theo quy định trên thì vợ chồng có quyền chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại khi có các căn cứ sau:

+ Vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng:

Việc đầu tư kinh doanh được coi là một lí do chính đáng bởi để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh thì chắc chắn cần phải có một khối tài sản thuộc sở hữu của người đầu tư để giao dịch. Việc tài sản đem đầu tư là tài sản thuộc sở hữu chung sẽ gây nhiều phức tạp cho việc thực hiện giao dịch, bởi việc định đoạt tài sản đó cần có sự thỏa thuận của các đồng sở hữu chủ, nếu như người kia không quan tâm đến việc kinh doanh hoặc thậm chí phản đối việc kinh doanh đó thì việc thỏa thuận sẽ rất mất thời gian, thậm chí rắc rối và khó thực hiện trong khi hoạt động kinh doanh thì cần phải nhanh chóng để nắm bắt cơ hội. Để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư kinh doanh nhằm phát triển kinh tế gia đình và đất nước, Luật HN&GĐ quy định rằng đây là một lí do chính đáng để vợ chồng có thể chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân. Hơn nữa, nhiều hoạt động kinh doanh cũng được coi là mạo hiểm nên cần tách riêng một khoản tài sản để nếu việc kinh doanh bị thua lỗ thì cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến gia đình. Nói chung là việc chia tài

55

sản này nhằm để một người có tài sản riêng để thực hiện các giao dịch bảo đảm vay vốn kinh doanh, để giúp thực hiện các giao dịch đỡ phức tạp hơn, bảo đảm cuộc sống của gia đình không bị ảnh hưởng nặng nề khi việc kinh doanh thua lỗ.

+ Vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng:

Nếu vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình. Việc chia tài sản chung trong trường hợp này là hoàn toàn phù hợp để đảm bảo quyền lợi của vợ chồng và người thứ ba có liên quan đến nghĩa vụ tài sản riêng mà một trong hai vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

+ Có lý do chính đáng khác:

Trong đời sống xã hội, có rất nhiều lý do mà pháp luật không thể dự liệu hết để có thể chia tài sản chung của vợ chồng. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của nền kinh tế kéo theo đó là sự phát triển của các mối quan hệ xã hội mà pháp luật không thể dự liệu để điều chỉnh, Luật HN&GĐ năm 2000 đã quy định trong trường hợp vợ chồng có “lý do chính đáng” thì có thể thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đây là một quy định “mở” không mang tính chất liệt kê cụ thể. Điều này đã tạo nên sự linh hoạt trong việc giải quyết các trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn thế nào là lý do chính đáng. Vì vậy, trên thực tế, rất nhiều trường hợp vợ, chồng vì muốn trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự hoặc tẩu tán tài sản nên đã thỏa thuận để chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Nếu như trước đây, Nghị Quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 20/1/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật HN&GĐ

56

năm 1986 quy định tại Mục 3 Khoản b: “trong khi hôn nhân còn tồn tại, Điều 18 cho phép chia tài sản của vợ chồng nếu có lý do chính đáng (như: vợ chồng tính tình không hợp nhưng con cái đã lớn nên không muốn ly hôn mà

chỉ muốn ở riêng)”. Quy định này thể hiện bản sắc dân tộc, phù hợp với

phong tục tập quán và nếp nghĩ của người phương Đông, trước hết là vì sự êm ấm của gia đình, vì lợi ích của con cái mà vợ chồng có thể yêu cầu chia tài sản chung của mình mà không cần phải ly hôn. Tuy nhiên, Luật HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn lại chưa có quy định cụ thể để xác định thế nào

“có lý do chính đáng”, do vậy, không có cơ sở pháp lý để đánh giá, xem xét

lý do mà vợ, chồng đưa ra có chính đáng hay không. Chính điều này đã làm nảy sinh những quan điểm không thống nhất khi xét xử, dẫn đến tình trạng cùng một lý do nhưng Tòa án này lại xác định là có “lý do chính đáng”, nhưng Tòa án khác lại xem là “không có lý do chính đáng” để chấp nhận việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Bên cạnh việc tôn trọng quyền tự định đoạt tài sản chung của vợ chồng, Luật HN&GĐ năm 2000 đã dự liệu đến trường hợp vợ chồng lạm quyền của mình trong việc chia tài sản chung có thể gây hậu quả xấu, xâm phạm đến lợi ích hợp pháp khác được pháp luật bảo vệ. Vì vậy Khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng nhằm

trốn tránh thực hiện nghĩa vụ về tài sản không được pháp luật công nhận”.

Sở dĩ pháp luật quy định như vậy nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thưa ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP quy định các trường hợp vợ chồng chia tài sản chung của vợ chồng nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ về tài sản sẽ bị Toà án tuyên bố là vô hiệu bao gồm:

- Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng người khác theo quy định của pháp luật. - Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại.

57

- Nghĩa vụ thanh toán khi bị Toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp. - Nghĩa vụ nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước. - Nghĩa vụ trả nợ cho người khác.

- Các nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của pháp luật.

Quy định này đã tạo hành lang pháp lý để các cá nhân có quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng khi vợ chồng chia tài sản chung, có quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời góp phần tích cực vào việc đấu tranh phòng chống hành vi vi phạm pháp luật dân sự, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, của tập thể và của xã hội.

Về phương thức chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ năm thì “vợ chồng có thể thỏa thuận về việc chia tài sản chung và thỏa thuận đó phải lập thành văn bản. Nếu không thể thỏa thuận được có quyền yêu cầu Tòa án

giải quyết”. Việc chia tài sản chung của vợ chồng có thể là chia một phần

hay toàn bộ tài sản chung tùy theo nhu cầu và mục đích của mỗi bên. Theo Điều 6 và Điều 7 Nghị định 70/NĐ-CP: thoả thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được lập thành văn bản và ghi rõ các nội dung: lý do chia tài sản, phần tài sản chia, phần tài sản còn lại không chia, nếu có, thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung. Văn bản thoả thuận chia tài sản chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Văn bản này có giá trị pháp lý và là cơ sở để giải quyết tranh chấp sau này.

Khác với quy định trong Luật HN&GĐ năm 1986, yêu cầu văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân phải được Tòa án công nhận, Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định điều kiện

58

này. Có thể thấy Luật HN&GĐ năm 2000 tôn trọng tối đa quyền tự định đoạt của vợ chồng đối với tài sản chung của họ. Tuy nhiên, việc tôn trọng quyền tự định đoạt của vợ chồng trong trường hợp này là hợp lý nếu như việc chia tài sản chung của vợ chồng không nhằm mục đích mà pháp luật đã dự liệu tại Khoản 2 Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 và Điều 11 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Nhưng nếu vì các mục đích này mà vợ chồng tự thỏa thuận bằng văn bản đối với việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan sau này trong trường hợp tài sản đã được chuyển dịch qua nhiều chủ thể. Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải có biện pháp kiểm soát hợp lý đối với văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm tạo điều kiện cho vợ chồng chủ động định đoạt tài sản chung của mình vừa đảm bảo tạo cơ sở pháp lý để Tòa án giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng một cách nhanh chóng và chính xác.

Về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, trước đây, Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986 quy định theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên Luật HN&GĐ năm 2000 không đưa ra nguyên tắc chia tài một cách cụ thể. Điều này đã dẫn đến thực tiễn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Vì vậy, cần phải có văn bản hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, tạo cơ sở pháp lý cho vợ chồng tự thỏa thuận và tòa án áp dụng khi giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Trước mắt để đáp ứng nhu cầu thực tế, Tòa án sẽ giải quyết theo tinh thần của Điều 18 Luật HN&GĐ năm 1986: theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

59

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật, vợ chồng có thể ở chung hoặc ở riêng nhưng giữa hai bên vẫn tồn tại mọi quyền và nghĩa vụ của vợ chồng như: chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững (Điều 18); tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau (Điều 21); Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng (Điều 22); Đại diện cho nhau (Điều 24); nghĩa vụ nuôi dưỡng các con… Sau khi chia tài sản chung, vợ chồng có ở riêng hay không là tùy thuộc vào đời sống cụ thể của vợ chồng, do vợ, chồng tự quyết định.

Quy định vợ chồng có quyền chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không đồng nghĩa với việc chấp nhận vấn đề ly thân giữa vợ chồng. Ly thân được hiểu là một chế định pháp luật và là một thuật ngữ pháp lý để chỉ trường hợp vợ chồng phải sống riêng (biệt cư) và tách bạch về tài sản (biệt sản) mà pháp luật của nhiều nước tư sản và pháp luật về HN&GĐ ở miền Nam nước ta trước năm 1975 quy định. [11, tr 120]. Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định vấn đề ly thân là bởi lẽ khi ly thân, vợ chồng ở trong tình trạng sống tách biệt nhau, không có đời sống chung. Nhưng sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng ở chung hay riêng là quyền của họ, pháp luật không có quyền can thiệp. Hơn nữa, khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, do vậy, chế độ tài sản chung của vợ chồng không chấm dứt nhưng ly thân sẽ đặt vợ chồng vào tình trạng “biệt sản”.

Như vậy, sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, quan hệ nhân thân của vợ chồng vẫn được giữ nguyên, hay nói cách khác, việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi hay chấm dứt quan hệ nhân thân của vợ chồng.

60

+ Quan hệ tài sản:

Theo quy định tại Điều 30 Luật HN&GĐ năm 2000: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”.

Theo quy định trên, nếu vợ chồng chỉ chia một phần tài sản chung thì phần tài sản chung còn lại và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó vẫn

Một phần của tài liệu Chế độ tài sản chung của vợ chồng theo Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)