8. Kết cấu của luận văn
3.1.5. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong viê ̣c giải quyết tranh chấp nhà ở
nhà ở và quyền sử dụng đất của vợ chồng
Trong khối tài sản chung của vợ chồng thông thường thì nhà, đất là tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớn. Do đó, khi vợ chồng ly hôn việc phân chia nhà, đất thường rất khó khăn, phức tạp và thường diễn ra gay gắt nhất. Hai bên không tự thỏa thuận phân chia được mà đều phải do Tòa án quyết định và không phải quyết định một lần mà phải nhiều lần, nhiều cấp, kéo dài trong nhiều năm. Đã có nhiều hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về vấn đề này, ngoài ra hàng năm TANDTC còn có tổng kết rút kinh nghiệm. Song thực tế xét xử loại việc trên vẫn chưa thống nhất, một số trường hợp giải quyết chưa hợp lý, hợp tình và chưa sát thực tế nên quyền lợi của vợ, chồng và con cái chưa được đảm bảo. Vì là tài sản có giá trị lớn, thời gian hình thành tài sản thường là lâu dài, bản thân nguồn gốc của loại tài sản này trong từng thời kỳ lịch sử lại khá phức tạp nên việc thu thập chứng cứ để chứng minh nguồn gốc tài sản là rất khó khăn.
Trong những năm vừa qua, tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng là nhà ở và quyền sử dụng đất luôn là tranh chấp gay gắt và phức tạp (đặc biệt trong các vụ kiện ly hôn). Để tạo căn cứ pháp lý thống nhất trong việc xác định tài sản của vợ chồng là nhà ở và quyền sử dụng đất, lần đầu tiên Luật HN&GĐ năm 2000 (Khoản 1 Điều 27, Điều 97, 98, 99), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP (từ Điều 23 đến 30) và một số văn bản hướng dẫn có liên quan đã qui định một số chế độ pháp lý riêng về quyền sử dụng đất và các nguyên tắc chia tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất khi ly hôn. Đó là một thuận lợi rất lớn về căn cứ pháp lý cho Tòa án các cấp giải quyết tranh chấp có liên quan. Tuy nhiên qua thực tiễn xét xử loại việc này vẫn tồn tại các vấn đề sau:
88
- Trong thực tiễn, một số lượng lớn nhà ở và quyền sử dụng đất của công dân nói chung và của vợ chồng nói riêng có nguồn gốc rất phức tạp. Những tài sản đó vợ chồng có thể có chuyển quyền hợp pháp, nhưng cũng có thể là không hợp pháp hoặc chưa có sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc tài sản thuộc sở hữu của người khác… Vì vậy, tranh chấp quyền sử dụng đất có tính liên quan đến cả thẩm quyền quản lý Nhà nước đất đai của cơ quan hành chính Nhà nước và thẩm quyền xét xử của TAND. Do đó, việc giải quyết các tranh chấp đất đai, một phần thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính Nhà nước, một phần thuộc thẩm quyền của TAND và pháp luật hiện hành đã qui định cụ thể vấn đề này. Theo quy định của pháp luật, trong giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất, Tòa án cần áp dụng hai nguyên tắc:
+ Thứ nhất: Tòa án chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về đất có
giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp và tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất đó. Nguyên tắc là vậy, song trong thực tiễn xét xử một số Tòa án đã giải quyết cả những tranh chấp không thuộc các trường hợp trên, dẫn đến vi phạm pháp luật về tố tụng, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự.
Ví dụ: Tháng 2/2001 TAND huyện Gia Lâm – Hà Nội giải quyết việc ly hôn giữa chị Nguyễn Thị Kim N. và anh Đặng Văn P. Giữa các đương sự có tranh chấp mảnh đất 120m2 tại thôn Kim Âu, theo Ủy ban nhân dân xã thì đất này là đất chuyển nhượng chưa hợp pháp, chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên Tòa án sơ thẩm vẫn tổ chức định giá xác định tài sản chung của vợ chồng và chia cho chị N. sử dụng. Bản án phúc thẩm số 37/PTDS ngày 13/04/2001 của TAND thành phố Hà Nội đã phải sửa án sơ thẩm, tách việc giải quyết mảnh đất 120m2 để hai bên tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được, việc tranh chấp thuộc thảm quyền của Ủy ban nhân dân giải quyết.
89
+ Thứ hai: Tòa án chỉ phân chia nhà ở hoặc quyền sử dụng đất khi vợ
chồng có quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản đó. Tuy nhiên, một số Tòa án đã không bám sát nguyên tắc này dẫn đến chia nhà ở và quyền sử dụng đất cho vợ chồng trong khi họ không có chủ quyền hợp pháp đối với tài sản có tranh chấp. Ví dụ: tháng 5/2001 TAND huyện Đông Anh - Hà Nội đã giải quyết việc ly hôn giữa anh Nguyễn Duy Lương và chị Đỗ Thị Dần, trong đó các đương sự có tranh chấp mảnh đất mà vợ chồng họ đang ở. Chị Dần có yêu cầu chia một phần mảnh đất này, nguồn gốc của mảnh đất này là do bố mẹ anh Lương (bà Chải, ông Viêm) là chủ hộ được cấp đất giản dân từ 1980. Ông Viêm mất năm 1986, năm 1994 sau khi kết hôn anh Lương và chị Dần về sống cùng với bà Chải trên mảnh đất đó. Như vậy, mảnh đất đang có tranh chấp thuộc thẩm quyền sử dụng hợp pháp của bà Chải. Tuy nhiên, Tòa án sơ thẩm đã bác yêu cầu của bà Chải về sử dụng đất và chia đất cho chị Dần. Bản án phúc thẩm số 52/ LHPT của TAND thành phố Hà Nội đã hủy phần bản án về nhà, đất để Tòa án cấp sơ thẩm điều tra, xét xử lại.
Tranh chấp về nhà ở và quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn khi tài sản có tranh chấp không thể chia được bằng hiện vật cho các bên, mà chỉ một bên nhà hoặc đất còn bên kia được nhận bằng phần giá trị chênh lệch thanh toán bằng tiền (tính theo giá giao dịch thực tế trên thị trường). Tính phức tạp thể hiện ở chỗ các bên đều muốn được chia bằng hiện vật không muốn nhận tài sản theo giá trị vì sợ thiệt thòi, hoặc khi đã xác định được bên nào nhận nhà hoặc đất thì họ lại muốn định giá tài sản đó thấp hơn giá trị thực tế còn bên kia đương nhiên là không đồng ý. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào Hội đồng định giá. Chính vì vậy, TANDTC trong những năm qua đã có nhiều văn bản hướng dẫn, nhưng nhìn chung còn mất nhiều thời gian để giải quyết vấn đề nổi cộm này.
90
sản của vợ chồng diễn ra nhanh chóng và thường xuyên biến đổi đã và đang làm phát sinh những vấn đề mới mà pháp luật chưa kịp điều chỉnh hoặc chưa bao quát hết. Bên cạnh đó, một số quy định đã có nhưng còn chung chung, chưa cụ thể hoặc không phù hợp với thực tiễn. Những vấn đề trên đã khiến cho việc áp dụng pháp luật về chia tài sản chung của vợ chồng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và đặt ra yêu cầu sửa đổi hoàn thiện pháp luật cũng như tìm giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tế.