8. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Quy đi ̣nh về chia tài sản chung của vợ chồng
Trong thời kỳ hôn nhân: Pháp luật quy định vợ chồng có thể thỏa
thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản được chia cho vợ chồng khi hôn nhân tồn tại là tài sản riêng. Vậy trong trường hợp, vợ chồng đã thỏa thuận chia toàn bộ tài sản chung thì liệu rằng chế độ sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng có tồn tại nữa hay không? Mặt khác quy định này cũng vô hình chung tạo “kẻ hở” cho sự “vô trách nhiệm” của các bên vợ, chồng trong việc đảm bảo duy trì sự ổn định, phát triển của gia đình, ảnh hưởng tới quyền lợi của con cái và lợi ích xã hội. Do đó, pháp luật cần phải có quy định nhằm ràng buộc trách nhiệm của các thành viên trong gia đình sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân theo hướng: sau khi chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì hôn nhân vẫn đang tồn tại trước pháp luật, các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng vẫn phải được bảo đảm thực hiện. Trong trường hợp vợ chồng thỏa thuận hoặc đã yêu cầu Tòa án chia tài sản chung, vợ chồng vẫn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng lẫn nhau (nếu một bên túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng), nghĩa vụ nuôi dưỡng các con, đồng thời, Tòa án phải quyết định mức đóng góp của các bên trên cơ sở có nhu cầu thực tế của gia đình và khả năng kinh tế của các bên hoặc quyết định không chia tài sản toàn bộ tài sản chung, phần tài sản chung không chia được sử dụng cho nhu cầu của gia đình.
Điều 29 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân do vợ chồng tự thỏa thuận, trong trường hợp
95
không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là, Luật cũng như các văn bản hướng dẫn hiện nay vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi thuộc thẩm quyền của Tòa. Điều này đã dẫn đến thực tế áp dụng còn gặp nhiều vướng mắc, gây trở ngại trong công việc xét xử. Nên chăng Luật HN&GĐ năm 2000 nên xem xét để có hướng dẫn cụ thể vấn đề trên theo hướng: Tòa án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn.
Pháp luật cần quy định cụ thể tiêu chuẩn đánh giá lý do là chính đáng hay không chính đáng. Theo chúng tôi lý do là chính đáng khi thuộc một trong các trường hợp: vợ hoặc chồng thường xuyên có hành vi phá tán tài sản chung; vợ chồng có mâu thuẫn sâu sắc trong việc quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung; vợ chồng tính tình không hợp nhau nhưng con cái đã lớn hoặc là người có địa vị trong xã hội, có bằng cấp họ có mâu thuẫn với nhau nhưng không muốn ly hôn vì sợ ảnh hưởng đến danh dự, uy tín; một bên vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích theo quy định tại Điều 74 và Điều 78 BLDS năm 2005.
Pháp luật cần có quy định về cơ chế kiểm soát việc thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người thứ ba có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng. Về vấn đề này, chúng ta có thể tham khảo thêm các quy định của BLDS Pháp. Theo đó, việc tách riêng tài sản chung của vợ chồng phải được thực hiện bằng bản án của Tòa án, “mọi trường hợp tự tách riêng tài sản đều vô hiệu” (Điều 1443). Trong điều kiện nước ta, giải pháp công chứng văn bản thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng bên cạnh quyết định công nhận của Tòa án có thể là hợp lý nhằm giảm bớt “gánh nặng” cho Tòa án.
96
Khi ly hôn:
Quy định tại Điều 95 Luật HN&GĐ năm 2000 cần được hướng dẫn cụ thể hơn về cách đánh giá công sức đóng góp. Tuy nhiên, trên thực tiễn giải quyết các vụ việc cụ thể, việc xác định công sức đóng góp của vợ chồng đối với tài sản chung không phải trong trường hợp nào cũng giống nhau, nên hiện nay pháp luật nước ta chưa có được quy phạm thống nhất quy định về vấn đề này. Vì vậy, việc giải quyết trong thực tế rất cần đến sự linh hoạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhưng để có sự thống nhất trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, Điều 95 Luật HN&GĐ cần phải được hướng dẫn theo hướng: Xuất phát từ đặc điểm của sở hữu chung hợp nhất, tài sản chung của vợ chồng được tạo lập không phụ thuộc công sức đóng góp, mức thu nhập cao thấp, nhiều ít... và nguyên tắc vợ chồng bình đẳng khi thực hiện quyền sở hữu của vợ chồng đối với tài sản chung, công sức đóng góp của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được coi là như nhau kể cả trong trường hợp người vợ hoặc người chồng không có khả năng lao động hoặc là thu nhập thấp hơn. Chỉ trong trường hợp có một bên vợ, chồng do ham chơi, cờ bạc, nghiện hút, rượu chè… không có công sức đóng góp vào việc tạo dựng khối tài sản chung của vợ chồng thì cần phải xác định rõ đóng góp của người còn lại và khi chia tài sản người có đóng góp nhiều sẽ được hưởng phần quyền lợi nhiều hơn.
Khi một bên vợ, chồng chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Điều 31 Luật HN&GĐ năm 2000 không quy định nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng khi một bên chết trước hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết. Vì vậy, cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể để tạo cơ sở pháp lý cho các Tòa án trong thực tiễn xét xử. Trong trường hợp này chúng ta có thể kế thừa quy định của Luật HN&GĐ năm 1986 và Pháp lệnh thừa kế năm 1990 để quy định "Khi một bên vợ hoặc chồng chết trước, nếu cần chia tài sản chung thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật thừa kế".
97
Trường hợp một bên vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố là đã chết trở về hoặc có thông tin xác thực về việc người đó còn sống, mà người vợ hoặc chồng ở nhà vẫn chưa “tái giá” thì sở hữu chung hợp nhất đối với khối tài sản chung được khôi phục vào thời điểm nào? Tài sản mà người ở nhà làm ra trong thời gian bên kia “vắng mặt” được coi là tài sản chung hay tài sản riêng? Đây vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, bởi vậy các nhà làm luật nên sớm có những hướng dẫn cụ thể trong trường hợp này, nhằm bảo đảm quyền lợi của các bên, tránh sự tùy tiện trong xét xử của các Tòa hiện nay.
Về hậu quả của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố vợ hoặc chồng đã chết chúng tôi xin kiến nghị một số hướng sửa đổi như sau: Một là,nếu luật vẫn tiếp tục quy định khi có quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố vợ, chồng chết, quan hệ hôn nhân đương nhiên được khôi phục nếu người còn sống chưa kết hôn với người khác, thì cần có hướng dẫn cụ thể về vấn đề khôi phục quan hệ
tài sản của vợ chồng đặc biệt là thời điểm khôi phục để có cơ sở xác định chính
xác tài sản chung của vợ chồng; Hai là, quy định theo hướng quan hệ hôn nhân chấm dứt khi một người bị tuyên bố là đã chết, ngay cả trong trường hợp sau
này quyết định đó bị hủy bỏ. Nếu vợ, chồng muốn tái hôn lại với nhau cần phải
đăng ký kết hôn theo thủ tục chung. Từ đó sẽ phát sinh quan hệ hôn nhân mới (chủ thể vẫn là vợ, chồng đó), chế độ tài sản chung mới phát sinh sẽ được áp dụng trong thời kỳ hôn nhân này. Quy định như vậy sẽ tạo được cơ sở pháp lý thống nhất khi thực hiện và áp dụng Luật HN&GĐ 2000 trong thực tế. Quy định theo hướng này, trước tiên chúng ta sẽ phải sửa đổi Khoản 2 Điều 83 BLDS năm 2005 sau đó mới có thể sửa Điều 26 Luật HN&GĐ năm 2000 để tránh tình trạng luật chuyên ngành mâu thuẫn với luật chung.
3.2.4. Quy định về xác định nghĩa vụ tài sản của vợ chồng
Để khắc phục tình trạng thiếu sự thống nhất khi giải quyết các vụ án xác định trách nhiệm liên đới liên quan đến hợp đồng dân sự vô hiệu do một
98
bên vợ hoặc chồng thực hiện đối với tài sản chung của vợ chồng, chúng tôi nhận thấy cần phải thống nhất đường lối giải quyết loại việc này như sau:
- Nếu một bên vợ hoặc chồng tham gia các hợp đồng dân sự liên quan đến tài sản chung có giá trị lớn mà không có sự đồng ý của bên kia, thì bên đó có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ hợp đồng dân sự đó, Tòa án phải tuyên bố hợp đồng dân sự đó là vô hiệu.
- Tuy một bên vợ hoặc chồng không có sự tham gia hợp đồng dân sự, làm cho hợp đồng dân sự đó trở nên bất hợp pháp, bị coi là vô hiệu, song thông qua các hợp đồng đó vẫn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của gia đình, thì bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
- Việc thể hiện sự đồng ý hay không đồng ý của bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự, không nhất thiết phải được xác định bằng văn bản thỏa thuận, mà chỉ cần xác định bên vợ hoặc chồng không tham gia hợp đồng dân sự đó có biết và phải biết việc tham gia hợp đồng dân sự của phía bên kia, thì sẽ buộc họ phải có trách nhiệm liên đới đối với việc xử lý hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
3.2.5. Về di chúc chung của vợ chồng
Như đã phân tích ở mục 2.3.3, những quy định của pháp luật hiện hành về di chúc chung của vợ chồng cần được sửa đổi theo hướng đã được quy định tại Điều 671 của BLDS năm 1995: Trong trường hợp vợ, chồng lập di chúc chung mà một người chết trước, thì phần di chúc liên quan đến phần di sản của người chết trong tài sản chung có hiệu lực pháp luật; nếu vợ, chồng có thỏa thuận trong di chúc về thời điểm có hiệu lực của di chúc chung là thời điểm người sau cùng chết, thì di sản của vợ, chồng theo di chúc chung chỉ được phân chia từ thời điểm đó. Trong trường hợp không thể sửa đổi phù hợp được thì không nên quy định về di chúc chung của vợ chồng.
99
3.2.6. Về biện pháp quản lý tài sản chung của vợ chồng khi vợ hoặc chồng có yêu cầu xin ly hôn
Theo Luật HN&GĐ năm 2000 chưa có quy định cụ thể về các biện pháp quản lý tài sản của vợ chồng khi có yêu cầu xin ly hôn. Thực tiễn xét xử ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, tỷ lệ các án về HN&GĐ ngày một gia tăng, các án kiện về ly hôn luôn chiếm khoảng tỷ lệ lớn trong tổng số các loại tranh chấp từ quan hệ HN&GĐ. Thực tế cho thấy, khi hôn nhân rạn nứt, vợ chồng có mâu thuẫn, tình nghĩa giữa vợ chồng đã hết, ly hôn là tất yếu và thường có những tranh chấp về tài sản. Nhiều trường hợp, người vợ, chồng đã lợi dụng sự kém hiểu biết pháp luật của phía bên kia hoặc điều kiện, hoàn cảnh của gia đình mà thực hiện hành vi tẩu tán, cất giấu tài sản chung, mưu cầu lợi ích cá nhân, ảnh hưởng đến quyền lợi của phía bên kia và các con.
Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của vợ chồng về tài sản, nhất là quyền lợi của người vợ và con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, pháp luật nước ta cần quy định cụ thể các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong các vấn đề HN&GĐ, trong đó có dự liệu về biện pháp quản lý tài sản chung của vợ chồng khi có yêu cầu ly hôn. Việc quản lý tài sản chung khi có yêu cầu ly hôn do vợ chồng thoả thuận hoặc do Toà án quyết định, có thể giao cho vợ, chồng quản lý hoặc niêm phong tài sản đó. Đồng thời, pháp luật cũng cần dự liệu cụ thể các giao dịch vợ, chồng được thực hiện, không được thực hiện trong khoảng thời gian có yêu cầu ly hôn. Quy định này không những bảo vệ quyền lợi của vợ, chồng đối với tài sản chung, mà còn bảo đảm được quyền lợi chính đáng của những người thứ ba đã tham gia giao dịch liên quan trực tiếp đến tài sản chung của vợ chồng.
100
3.2.7. Một số giảipháp khác
Trong thời gian qua, hoạt động xét xử của Toà án nói chung, cũng như hoạt động xét xử các vụ án HN&GĐ nói riêng, trong đó có xét xử các tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng cho thấy TAND các cấp đã có sự tiến bộ, chất lượng xét xử ngày càng cao. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử của Toà án vẫn còn những khó khăn, vướng mắc và nhiều thiếu sót. Để khắc phục tình trạng này, chúng ta cần tiến hành đồng bộ những giải pháp sau:
- Tăng cường đội ngũ thẩm phán chuyên trách giải quyết các tranh chấp về HN&GĐ;
- Chú trọng hoạt động bồi dưỡng cán bộ ngành toà án về chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt đối với đội ngũ thẩm phán ở TAND cấp huyện;
- TANDTC cần định kỳ ban hành tổng kết về các án điển hình để Toà án cấp dưới học tập và rút kinh nghiệm trong hoạt động xét xử, cũng như trong phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, tiến tới xây dựng các án lệ về HN&GĐ;
- Tăng cường trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giúp đỡ, hỗ trợ TAND các cấp về chuyên môn, cung cấp thông tin, chứng cứ, tài liệu có liên quan đến công tác giải quyết án, đảm bảo việc xét xử đúng pháp luật, kịp thời;
- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đảm bảo sự thống nhất trong áp dụng pháp luật.
Ngoài ra, để chế định tài sản chung của vợ chồng muốn phát huy tối đa tác dụng, chúng ta cũng cần tập trung thực hiện một số hoạt động như tăng cường và đổi mới công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về HN&GĐ; tạo các cơ sở kinh tế, xã hội đảm bảo quyền bình đẳng của vợ, chồng về quyền sở hữu trong gia đình.
101
Tóm lại, quy định pháp luật về chế độ tài sản chung của vợ chồng có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận và thực tiễn, để các quy định này được áp dụng đúng và hiệu quả cần phải kết hợp nhiều giải pháp và thực hiện những giải pháp đó một cách đồng bộ trên thực tế từ việc sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật đến việc nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ cán bộ áp dụng pháp luật cũng như công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật.
102
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước phát triển năng động, sự tham gia của vợ chồng vào các giao dịch dân sự, thương mại ngày càng rộng rãi đã nảy sinh nhiều vấn đề cần phải giải quyết, nhất là các vấn đề liên quan đến tài sản vợ chồng ngày càng phức tạp. Các tranh chấp về tài sản chung của vợ chồng, giữa vợ chồng và người thứ ba ngày càng nhiều. Vì vậy, việc xác định quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng trong những trường hợp này là hết sức khó khăn.