Giải pháp phát triển hoạt động cho vay DNNVV

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 76)

Ngoài những giải pháp nâng cao chất lượng cho vay cụ thể, thì trong năm 2011, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên cũng phải thực hiện một số giải pháp chung về tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội theo Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 1/3/2011 của Ngân hàng Nhà nước, đó là:

Kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng, đồng thời điều chỉnh mạnh cơ cấu và nâng cao chất lượng tín dụng:

- Thực hiện cấp tín dụng theo đúng quy định của pháp luật về tín dụng; đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; không để thiếu hụt vốn khả dụng thanh toán; vốn tín dụng tập trung ưu tiên cho sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

- Thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán;

72

- Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ; hạn chế cho vay nhập khẩu hàng hóa thuộc Danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, hàng tiêu dùng không khuyến khích nhập khẩu do Bộ Công thương ban hành.

- Thực hiện huy động và cho vay bằng vàng theo quy định tại Thông tư số 22/2010/TT-NHNN ngày 29 tháng 10 năm 2010; giảm mạnh huy động và cho vay bằng vàng, phù hợp với chủ trương của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục hạn chế việc huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng trong thời gian tới.

- Tiết kiệm chi phí kinh doanh, áp dụng lãi suất cho vay ở mức hợp lý; ấn định lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam và đô la Mỹ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; công bố công khai lãi suất huy động và cho vay trên website và tại các phòng giao dịch của Chi nhánh.

- Ấn định tỷ giá mua, bán của đồng Việt Nam đối với đô la Mỹ theo đúng quy định tại Quyết định số 230/QĐ-NHNN ngày 11 tháng 02 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong hệ thống của Chi nhánh; chủ động hoàn thiện quy định nội bộ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro cần thiết trong kinh doanh ngoại tệ.

- Thực hiện cho vay và cơ cấu lại thời hạn trả nợ, phân loại tín dụng, trích dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo đúng quy định của pháp luật. Không được thực hiện các nghiệp vụ nhằm che giấu nợ xấu như cho vay để trả nợ cũ, không chuyển nợ quá hạn mà kéo dài thời hạn vay đối với khoản vay không có khả năng thu hồi nợ, chuyển cho vay ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn không đúng đối tượng, chuyển đổi đồng tiền nợ vay không đảm bảo khả năng thu hồi nợ, mua - bán nợ không đúng quy định của pháp luật, cho vay để thanh toán các khoản nợ vay không có hiệu quả của các tổ chức tín dụng khác,...

- Giám sát chặt chẽ nợ xấu phát sinh; tăng cường kiểm toán nội bộ về việc thực hiện quy định của pháp luật và quy định nội bộ về tín dụng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ rủi ro tín dụng.

73

Căn cứ vào những định hướng chung của NHNo&PTNT Việt Nam, những mục tiêu cụ thể đề ra trong năm 2012 và chủ trương của Nhà nước, Chi nhánh cần phải thực hiện một số giải pháp cụ thể sau để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng, góp phần nâng cao uy tín của toàn hệ thống:

3.2.1. Tăng cƣờng hoạt động Marketing

Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, khi cung lớn hơn cầu thì việc xây dựng chiến lược marketing trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, vì vậy không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất mới quan tâm đến lĩnh vực này mà ngay cả ngành ngân hàng, một ngành kinh doanh đặc biệt nhạy cảm với những biến động của môi trường xung quan cũng đang tập trung xây dựng một chiến lược Marketing hoàn hảo nhằm tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Marketing ngân hàng là một hệ thống tổ chức và quản lý của ngân hàng từ việc phát hiện ra nhu cầu của khách hàng đến việc thỏa mãn nhu cầu đó về nguồn vốn cũng như các dịch vụ ngân hàng khác thông qua các chính sách, các giải pháp cụ thể linh hoạt, thích ứng với môi trường với thị trường để đạt mục tiêu đề ra.

Hiện nay Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đang phải cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn để thu hút khách hàng nhưng kết quả vẫn chưa như mong đợi, số lượng các DNNVV có quan hệ tín dụng vẫn còn thấp hơn so với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trước tình hình này, để cải thiện số lượng tăng dư nợ, nâng cao chất lượng cho vay đối với các DNNVV thì Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên cần phải quan tâm đến hoạt động marketing mà chủ yếu tập trung vào chính sách khách hàng. Thực tế Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đã bắt đầu chú ý vào hoạt động này, đã thành lập phòng marketing để đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng cáo để cho các DNNVV hiểu biết về cơ chế tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên, hiểu được quyền lợi và trách nhiệm khi có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Tuy nhiên, những hoạt động của bộ phận này chưa đạt được hiệu quả cao, chưa thực hiện được một cách đầy đủ chức năng của nó và trên thực tế là chưa mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Do vậy, ngân hàng phải xây dựng cho mình một chiến lược Marketing hiệu quả, tránh hiện

74

tượng vì muốn lôi kéo khách hàng mà nới lỏng, hạ thấp điều kiện cho vay dẫn tới chất lượng bị ảnh hưởng khi có rủi ro xảy ra, gây tổn thất cho ngân hàng. Đồng thời ngân hàng phải làm thế nào để khách hàng không bỏ ngân hàng sang ngân hàng khác.

Các giải pháp mà ngân hàng nên thực hiện là:

- Đẩy mạnh quá trình tiếp cận khách hàng, tìm hiểu, nghiên cứu về đặc điểm của khách hàng, phân đoạn thị trường các DNNVV thật rõ ràng dựa trên các tiêu chí khác nhau. Ví dụ như nhóm khách hàng có hoạt động Xuất nhập khẩu, nhóm có lượng tiền gửi nhiều, nhóm các doanh nghiệp có tham gia vào các quỹ bảo lãnh tín dụng, nhóm tham gia vào các hiệp hội kinh doanh. Trên cơ sở đó, chi nhánh đưa ra các biện pháp thích hợp để khai thác hiệu quả nhất các nhóm khách hàng thông qua các hoạt động tín dụng làm cầu nối. Ví dụ nhóm có lượng tiền gửi lớn thì có thể ưu đãi về lãi suất, nhóm có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên thì ưu đãi về một số phí thanh toán, nhóm doanh nghiệp tham gia các hiệp hội thì có thể vay vốn mà không cần phải thế chấp hoặc thế chấp một phần. Việc phân nhóm đối tượng khách hàng còn giúp ngân hàng có điều kiện đa dạng hóa khách hàng, tránh việc tập trung quá nhiều vào một lĩnh vực nào đó và hạn chế rủi ro hệ thống.

- Nên chú trọng khai thác khách hàng mới từ các khách hàng cũ của mình. Một doanh nghiệp thường có quan hệ với nhiều doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn thì càng có nhiều quan hệ với các doanh nghiệp nhỏ. Nếu doanh nghiệp lớn đó hoạt động có hiệu quả, có lãi thì các doanh nghiệp vệ tinh cũng được phát triển ổn định. Chính vì vậy, chi nhánh nên khai thác khách hàng là các DNNVV từ chính các doanh nghiệp lớn của mình. Làm được điều này không những chi nhánh thực hiện được mục tiêu tài trợ khép kín chu kỳ kinh doanh của khách hàng mà còn nâng cao khả năng quản ký và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra cho các hoạt động của mình.

- Ngoài ra, ngân hàng nên tư vấn cho khách hàng nâng cao khả năng soạn thảo các phương án, đặc biệt là các dự án lớn. Như chúng ta đã biết, một điều kiện quan trọng để ngân hàng xét duyệt cho vay vốn là phải có phương án kinh doanh

75

khả thi. Tuy nhiên, đối với những DNNVV thường thiếu kinh nghiệm trong việc xây dựng phương án khả thi, nhiều dự án lập rất sơ sài, tính toán theo kiểu thu chi đơn thuần, không phản ánh hết nội dung của dự án cũng như hiệu quả mà dự án mang lại. Vì vậy, việc lập các dự án cần có sự tư vấn của ngân hàng để giúp khách hàng lựa chọn được dự án có hiệu quả, loại được những dự án không khả thi. Với cách làm này, ngân hàng có thể chủ động tìm và khai thác những dự án khả thi để ra quyết định cho vay. Đây chính là điều cần thiết để nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời là lá chắn tốt nhất đối với những rủi ro từ phía khách hàng trong hoạt động cho vay các DNNVV.

3.2.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ phát triển cho vay

3.2.2.1. Phát triển mạnh các biện pháp tăng huy động vốn

- Ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra một mức lãi suất huy động hợp lý, vừa có tính cạnh tranh nhưng đồng thời cũng hấp dẫn khách hàng. Cần đẩy mạnh huy động vốn và tăng trưởng nguồn vốn trên địa bàn, đặc biệt là nguồn vốn trung – dài hạn là điều kiện hàng đầu để mở rộng tín dụng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Cần đưa ra một biên độ lãi suất cho vay phù hợp với lãi suất huy động, đảm bảo không quá cao nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng.

3.2.2.2. Hoàn thiện chính sách tín dụng

a) Quy chế xác định mức lãi suất (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lãi suất tín dụng là thu nhập đối với TCTD và là chi phí vốn vay đối với người đi vay. Vì vậy, đây là điều kiện hết sức quan trọng đối với cả Ngân hàng và doanh nghiệp. Nếu Ngân hàng cho vay với lãi suất quá cao thì doanh nghiệp không vay vì điều này làm tăng chi phí vốn của họ, nếu Ngân hàng cho vay với lãi suất thấp thì thu nhập của họ sẽ giảm xuống, nếu thấp quá có thể phá sản vì không đủ bù đắp chi phí. Lợi nhuận từ tín dụng của hai bên là khác nhau, nên việc dung hoà cho cả người đi vay và người cho vay là hết sức quan trọng. Mặc dù hiện nay cơ chế lãi suất đã thông thoáng hơn, doanh nghiệp và Ngân hàng có thể thoả thuận với nhau về mức lãi suất, nhưng bên cạnh đó, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: ảnh

76

hưởng của thị trường tài chính thế giới, tài chính trong nước, và định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên. Do đó, để đảm bảo cơ chế lãi suất linh hoạt, nhạy bén cần tiến hành các hoạt động:

- Xây dựng khung lãi suất cho từng sản phẩm tín dụng: mỗi sản phẩm tín dụng khác nhau cần phải căn cứ vào mức độ rủi ro, chi phí, để xây dựng một khung lãi suất hợp lý dựa trên nguyên tắc rủi ro nhiều, lãi suất cao và ngược lại.

- Phân loại nhóm khách hàng: khách hàng có lịch sử quan hệ tín dụng tốt, khách hàng có quan hệ lịch sử xấu, khách hàng có quan hệ tín dụng mới,…Để từ đó có thể làm căn cứ xây dựng khung lãi suất có các nhóm cho hợp lý.

- Căn cứ vào thời gian cho vay để xác định lãi suất cho vay: tín dụng có thời gian dài phải có mức lãi suất cao hơn tín dụng có thời gian ngắn.

- Căn cứ xác định thời hạn cho vay: Ngân hàng cho vay và khách hàng thoả thuận thời hạn cho vay căn cứ vào chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của phương án/dự án đầu tư, cho vay của Ngân hàng cho vay. Đối với các pháp nhân Việt Nam và nước ngoài, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động còn lại theo quyết định thành lập hoặc giấy phép hoạt động tại Việt Nam; đối với cá nhân nước ngoài, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép sinh sống, hoạt động tại Việt Nam.

- Lãi suất cho vay phải được cấu thành bởi các yếu tố: Chi phí huy động vốn, Chi phí hoạt động, Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, Chi phí thanh khoản, Chi phí vốn chủ sở hữu,... và phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Pháp luật và thực hiện theo trương phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước.

Chính sách lãi suất ưu đãi

- Đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lịch sử tốt và những khách hàng có tiềm năng, ngân hàng nên xem xét và áp dụng một lãi suất cho vay ưu đãi nhằm giữ chân và tạo quan hệ tín dụng lâu dài, khuyến khích những khách hàng này sử dụng các dịch vụ của ngân hàng.

- Đối với những khách hàng mới, cần một lượng vốn lớn thì cán bộ tín dụng nên đánh giá khách quan mức độ rủi ro của phương án, nhằm khuyến khích khách

77

hàng thì ngân hàng có thể hạ lãi suất cho vay nhưng đồng thời tăng biên độ lãi suất có điều chỉnh theo kỳ hạn 3, 6,… tháng để tránh rủi ro có thể xảy ra.

b) Đa dạng hóa cơ cấu và loại hình cho vay

Muốn phát triển và thu hút được khách hàng, Chi nhánh phải cải tiến, đa dạng hóa cơ cấu thành phần kinh tế, loại hình cho vay, phù hợp với từng đối tượng khách hàng, cũng làm giảm rủi ro cho hoạt động ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới chiến lược sản phẩm của Chi nhánh cần hướng tới những nội dung sau :

- Luôn cải tiến và đổi mới các hình thức cho vay, đầu tư cho phù hợp với quá trình biến đổi nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người vay cũng như nền kinh tế, ngoài các hình thức cho vay của Ngân hàng.

- Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện vay vốn, đảm bảo an toàn vốn tín dụng bằng cách quán triệt để cho cán bộ tín dụng biết về số lượng khách hàng và số dư nợ.

- Đổi mới quan điểm chính sách và cơ cấu cho vay phù hợp với nền kinh tế chuyển đổi cơ cấu đầu tư, cho vay phù hợp với sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế xã hội của đất nước.

c) Tài sản bảo đảm

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của Chi nhánh phải dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. Tài sản đảm bảo là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng, nhưng không được xác định đây là điều kiện duy nhất để quyết định cho vay; không xem là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vốn vay. Khi nhận tài sản bảo đảm, ngân hàng cần thực hiện các hoạt động kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản bảo đảm:

- Tính pháp lý: Nguồn gốc, giấy tờ về quyền sở hữu, hình thức chuyển nhượng, giá trị sổ sách, giá trị thị trường, khả năng bán thanh lý,…

- Hình thức bảo đảm, định giá, thủ tục công chứng, bàn giao, đăng ký giao dịch bảo đảm.

78

d) Nâng cao chất lượng công tác thẩm định và kiểm tra sau cho vay:

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định: Hiệu quả thẩm định có tác động và liên quan chặt chẽ tới chất lượng của khoản vay, là giai đoạn đầu tiên của quy

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 76)