Doanh số cho vay đối với khách hàng là các DNNVV

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 51)

Với mục tiêu, chiến lược phục vụ khách hàng là các DNNVV là chủ yếu, đồng thời nhận thấy cho vay đối với DNNVV mang lại nhiều lợi ích cũng như giảm thiểu rủi ro nên trong 3 năm gần đây (2009 - 2011), ngân hàng không ngừng thu hút và mở rộng cho vay với đối tượng khách hàng là các DNNVV.

Xem xét doanh số cho vay DNNVV và tỷ trọng cho vay DNNVV trên tổng doanh số cho vay qua các năm theo bảng sau:

Bảng 2.6: Hoạt động cho vay đối với các DNNVV

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng/giảm Số tiền Tốc độ tăng/giảm

Tổng doanh số cho vay 247.890 584.264 136% 508.167 -13% Doanh số cho vay

DNNVV 138.818 391.457 182% 309.982 - 30,8%

Tỷ trọng (%) 56 67 61

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV qua 3 năm 2009 – 2011)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay DNNVV không ngừng tăng lên, năm 2011 doanh số cho vay DNNVV đạt 508.167 triệu đồng, chiếm 61% trong tổng doanh số cho vay, giảm so với năm 2010 là 76.097 triệu đồng; năm 2010 đạt 584.264 triệu đồng, chiếm tỷ lệ là 67%, tăng so với năm 2009 là 336.374 triệu đồng với tốc độ tăng là 136%. Tốc độ tăng năm 2010 cũng như doanh số cho vay DNNVV cho thấy nhu cầu vốn của các DNNVV phát sinh lớn trong năm và chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên đã tạo điều kiện và thực hiện mở rộng cho vay đối với các DNNVV.

47 33% 30% 37% 2009 2010 2011

Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV qua 3 năm 2009 – 2011)

Nhìn biểu đồ 2.5 ở trên có thể thấy tỷ trọng doanh số cho vay DNNVV tăng mạnh trong năm 2010 và giảm khá nhiều trong năm 2011. Mặc dù các DNNVV mang lại lợi ích lớn và khá an toàn nhưng trong thời điểm nền kinh tế gặp khó khăn về mọi mặt như năm 2011 thì việc giảm tỷ trọng này là đương nhiên bởi chính các DNNVV cũng gặp khó khăn, việc tăng tỷ trọng này sẽ làm tăng thêm rủi ro cho ngân hàng.

2.2.3. Dƣ nợ cho vay

Phân tích dư nợ tín dụng đôi với các DNNVV tại chi nhánh ngân hàng, ta xét đến 2 chỉ tiêu quan trọng nhất là tỷ trọng dư nợ tín dụng và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng đối với các DNNVV. Cụ thể:

Bảng 2.7: Tình hình dƣ nợ cho vay đối với các DNNVV

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ cho vay 179.897 430.268 438.589

Dư nợ cho vay các DNNVV Trong đó: - Ngắn hạn - Trung và dài hạn 123.049 31.127 91.922 342.063 112.716 229.347 248.680 107.298 141.382 Tỷ trọng (%) 68,4 79,5 56,7

48

Qua bảng số liệu 2.7 cho thấy năm 2009 tổng dư nợ cho vay DNNVV đạt 123.049 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 68,4% trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2010 đạt 342.063 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 79,5% tổng dư nợ cho vay và năm 2011 đạt 248.680 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 56,7% tổng dư nợ cho vay. Như vậy, với xu hướng tăng lên trong năm 2010 và giảm năm 2011 gần như là thực trạng hoạt động chung của chi nhánh. Dư nợ cho vay tăng lên trong năm 2010 có ý nghĩa lớn với chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên, là kết quả khích lệ ngân hàng tiếp tục mở rộng và thu hút đối tượng khách hàng, mục tiêu là các DNNVV. Để dễ dàng kiểm tra, kiểm soát cũng như có cái nhìn xác thực thành phần kinh tế, ngành kinh tế, thời hạn,...

Ta có thể xem xét xu hướng tổng dư nợ cho vay đối với DNNVV như sau:

0 50 100 150 200 250 300 350 400 2009 2010 2011 tổng dư nợ (trd) Biểu đồ 2.6: Xu hƣớng tổng dƣ nợ từ năm 2009- 2011

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV năm 2009- 2011)

Nhìn vào Biểu đồ 2.6 ở trên ta có thể thấy xu hướng tổng dư nợ có nhiều biến đổi qua các năm, nếu như năm 2009 dư nợ ở mức tương đối thấp thì năm 2010 là năm thắng lợi của chi nhánh, tổng dư nợ tăng vọt lên so với các năm trước đó. Đó là do năm 2010 chi nhánh đã nhận được sự giúp đỡ và chia sẻ lợi nhuận từ các hợp đồng của Hội sở và các chi nhánh khác, cộng với sự quyết tâm của tập thể Ban lãnh đạo cùng các nhân viên trong việc đưa chi nhánh trở thành một trong những chi

49

nhánh hoạt động tốt nhất trong hệ thống. Năm 2011 có sự sụt giảm về tổng dư nợ, đây là sự sút giảm có tính toán của lãnh đạo ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng, tình hình khó khăn chung của nền kinh tế đã tác động nhiều tới hoạt động tín dụng nên ngân hàng cũng tập trung vào những mục tiêu khác bên cạnh mục tiêu tăng trưởng tín dụng. Có thể so sánh với một số ngân hàng cùng quy mô:

Bảng 2.8: Bảng cho vay DNNVV của một số ngân hàng

Đơn vị : triệu đồng

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

NH Nông nghiệp- CN Hưng Yên 123.049 342.063 248.680

NH An Bình- CN Hưng Yên 98.760 145.972 181.972

NH BIDV-CN Hưng Yên 104.038 315.496 298.842

NH Á Châu- CN Hưng Yên 129.273 484.353 391.895

(Nguồn: Báo cáo khảo sát của Phòng quản trị rủi ro – chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên)

Nhìn vào bảng khảo sát trên có thể thấy, tình hình cho vay DNVVV của chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên cũng khá cao so với những ngân hàng trên địa bàn nhưng cũng không phải là cao, so với những ngân hàng khác thì chi nhánh có tuổi đời lâu hơn, được xây dựng vị thế từ trước đó nhưng kết quả thì chưa xứng đáng với tiềm lực vốn có.

Nhìn chung, có thể thấy so với các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn thì chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên khá ổn, thị phần chiếm cũng tương đối lớn (tỷ trọng dư nợ chiếm tỷ lệ cao), một phần do NHNo đã có vị thế từ trước, khách hàng đã khá quen thuộc, cộng thêm ngành nghề tại địa phương cũng khá phù hợp với định hướng phát triển, ưu tiên của chi nhánh nên khá ổn định so với các ngân hàng khác.

Để thấy được thực trạng cho vay đối với các DNNVV ta cũng phân tích trên các khía cạnh sau:

50

Bảng 2.9: Tình hình dƣ nợ cho vay DNNVV theo thành phần kinh tế

STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng/giảm Số tiền Tốc độ tăng/giảm 1 DNNN 8.967 12.982 44,8 7.943 -39 2 CTCP, hợp danh 45.091 140.062 210 144.859 3,4 3 CT TNHH 56.019 141.852 152 65.081 -54 4 DN có vốn đầu

tư nước ngoài 0 0 0 0 0

5 DN tư nhân 0 0 0 0 0

6 Hợp tác xã 0 0 0 0 0

7 Hộ kinh doanh

cá thể 12.972 47.167 264 30.797 -35

Tổng cộng 123.049 342.063 248.680

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV qua các năm 2009- 2011)

Qua bảng trên cho thấy chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên chủ yếu đầu tư cho vay các DNNVV thuộc loại hình doanh nghiệp là DNNN, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, hộ kinh doanh cá thể mà không hề có doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã.

Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với các DNNVV theo thành phần kinh tế là khá lớn, Năm 2010, tốc độ tăng trưởng lớn nhất là cho vay hộ kinh doanh cá thể với tốc độ tăng 264% so với năm 2009, tiếp theo là Công ty cổ phần, hợp danh với tốc độ tăng trưởng là 210% và Công ty TNHH là 152%. Nhìn chung năm 2010 tăng trưởng trên mọi đối tượng. Đến năm 2010, do dư nợ cho vay giảm nên hầu hết các đối tượng đều giảm.

51 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 2009 2010 2011 DNNN CTCP, HD CT TNHH H KDCT

Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dƣ nợ DNNVV theo thành phần kinh tế

(Nguồn: Báo cáo cho vay DNNVV qua các năm 2009- 2011)

Theo tâm lý chung các ngân hàng thường quan tâm thu hút đầu tư tín dụng cho các DNNN và thông thường dư nợ cho vay của khu vực này rất cao, chiếm đại đa số trong tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, qua bảng số liệu và biểu đồ ta lại thấy điều ngược lại ở chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên, dư nợ tín dụng của DNNN không cao, chỉ chiếm tỷ lệ 8- 10% trong tổng dư nợ của chi nhánh.

52

Bảng 2.10: Dƣ nợ cho vay theo ngành kinh tế

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền Tốc độ

tăng/giảm Số tiền

Tốc độ tăng/giảm

Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với DNNVV 31.127 112.716 262 107.298 -4,8 1 Nông, lâm nghiệp 2.243 3.387 51 3.183 -6 2 Thủy sản 0 0 0 0 0 3 Công nghiệp, xây dựng 20.672 73.265 254 62.141 -15 4 Thương mại, dịch vụ 6.106 26.037 326 29.681 14 5 Ngành khác 2.106 10.027 376 12.293 22,6

Dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNVV 91.922 229.347 150 141.382 -38,5 1 Nông, lâm nghiệp 3.581 7.861 119 6.047 -23 2 Thủy sản 0 0 0 0 0 3 Công nghiệp, xây dựng 60.587 121.553 100,6 69.136 -43 4 Thương mại, dịch vụ 21.496 59.630 177,4 37.690 -37 5 Ngành khác 6.258 40.303 544 28.509 -29

53

Xét theo ngành kinh tế thì hiện nay chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Hưng Yên phân dư nợ theo 05 nhóm ngành kinh tế như Nông- lâm nghiệp, công nghiệp - xây dựng, thủy sản, thương mại - dịch vụ và các ngành khác. Xét trong cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế thì công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 60% tổng cho vay DNNVV trong cả 3 năm. Sở dĩ như vậy là do số lượng DNNVV vay trong nhóm ngành cao đồng thời ngành công nghiệp - xây dựng là nhóm ngành đòi hỏi vốn lớn nên chỉ cần một số lượng ít các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng chiếm tỷ trọng dư nợ lớn trong tổng dư nợ bởi khối lượng của mỗi món vay lớn. Tiếp đến là tỷ trọng cho vay đối với ngành thương mại - dịch vụ với tỷ trọng khoảng trên 20% tổng dư nợ tín dụng đối với các DNNVV. Đặc điểm của nhóm ngành này là nhóm ngành phân phối, đòi hỏi ít vốn, dễ thành lập và hoạt động nên số lượng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này khá lớn, vì thế tỷ trọng cho vay của nhóm ngành thương mại- dịch vụ là tương đối cao. Số lượng doanh nghiệp vay và được cho vay để hoạt động trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp rất ít, chỉ 4 - 10% trong tổng dư nợ cho vay DNNVV.

Xét theo thời hạn cho vay có thể thấy dư nợ ngắn hạn tăng trưởng qua từng năm còn dư nợ trung và dài hạn tăng trong năm 2010 và giảm dần trong năm 2011. Năm 2009, cho vay ngắn hạn đối với DNNVV là 31.127 triệu đồng và tăng lên 112.716 triệu đồng năm 2010 và tăng lên 107.298 triệu đồng vào năm 2011. Cho vay trung và dài hạn năm 2009 đạt 91.922 triệu đồng, năm 2010 đạt 229.347 triệu đồng và giảm còn 141.382 triệu đồng vào năm 2011. Nhìn chung mức tăng nguồn vốn của chi nhánh tương đối ổn định, phần lớn các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn của chi nhánh NHNo&PTNT Hưng Yên là nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời của nguồn vốn lưu động (bổ sung vốn lưu động) do vậy họ chỉ cần vay trong một khoảng thời gian ngắn. Mặt khác việc tiếp cận nguồn vốn này đối với các DNNVV cũng dễ dàng hơn nguồn vốn trung và dài hạn rất nhiều. Vài năm trước do chính sách mở rộng tín dụng ngân hàng cho mọi kỳ hạn nên không chỉ nguồn vốn ngắn hạn tăng mà cả trung và dài hạn cũng tăng lên với tốc độ cao, song hiện nay tăng cho vay ngắn hạn và giảm cho vay trung và dài hạn lại là hướng đi của chi nhánh

54

trong thời gian tới, tập trung cho những khoản vay ngắn hạn, hạn chế cho vay trung và dài hạn, đảm bảo quay vòng vốn nhanh, thanh khoản ổn định và giảm thiểu rủi ro.

2.2.4. Tình hình thu nợ và xử lý nợ xấu

2.2.4.1. Tình hình thu nợ

Thu hồi nợ qua các năm đều tăng (năm 2009 thu hồi được 80.624 triệu đồng, đến năm 2010 tăng lên 201.545 triệu đồng và đến 2011 đạt 178.652 triệu đồng), tuy nhiên tốc độ tăng gần như không đáng kể, chỉ năm 2010 thì mới có sự tăng vọt nhưng là do dư nợ tăng nhiều cộng thêm việc tập trung thu hồi các khoản nợ xấu. Tuy vậy cũng không thể phủ nhận những cố gắng trong công tác thu hồi nợ của ngân hàng, nhờ công tác này mà ngân hàng có thể hoạt động bình thường và tạo điều kiện cho sự phát triển trong tương lai.

2.2.4.2. Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu và xử lý nợ xấu

Việc phát sinh nợ quá hạn, về bản chất là những khoản nợ đến hạn nhưng khách hàng không trả được nợ. Tình hình nợ quá hạn của NHNo&PTNT Hưng Yên trong những năm qua đã được Ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong ngân hàng quan tâm một cách đặc biệt. Trong năm 2009 - 2010, một số nội dung chính nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, phòng ngừa và quản lý rủi ro như phân tích, xếp loại khách hàng, áp dụng các biện pháp phân tán rủi ro như đa dạng hóa danh mục và đối tượng đầu tư, nâng cao chất lượng thông tin tín dụng. Thực hiện phân loại tài sản “Có” vào tháng cuối mỗi quý để trích lập dự phòng rủi ro theo quy định nhưng tỷ lệ nợ quá hạn vẫn còn cao.

55

Bảng 2.11: Tình hình nợ quá hạn của các DNNVV

Đơn vị: triệu đồng - %

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1.Tổng dƣ nợ cho vay DNNVV 123.049 342.063 248.680 - Ngắn hạn 35.069 28,5 111.855 32,7 97.234 39,1 - Dài hạn 87.980 71,5 230.208 67,3 151.446 60,9 2.Nợ quá hạn đối với DNNVV 5.168 16.761 16.661 - NQH ngắn hạn 1.602 31 6.369 38 5.498 33 - NQH dài hạn 3566 69 10.392 62 11.163 67 Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ 4,2 4,9 6,7

(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay DNNVV từ 2009-2011)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng chi nhánh NHNo & PTNT tỉnh Hưng Yên cũng đã rất cố gắng trong việc đảm bảo an toàn vốn đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng tăng mạnh trong năm 2011, đây là tình hình xấu đối với chi nhánh và mang lại những ảnh hưởng tiêu cực. Hiện nay chi nhánh đang nhanh chóng triển khai các giải pháp đồng bộ, tập trung thu hồi nợ quá hạn, đặc biệt các khoản nợ xấu, nên trong thời gian tới chi nhánh phải tích cực tập trung cao độ trong công tác thu hồi nợ.

Về cơ cấu nợ quá hạn có thể thấy nợ quá hạn ngắn hạn/ tổng nợ quá hạn chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nợ quá hạn trung và dài hạn/ tổng nợ quá hạn nhưng nếu xét cụ thể với tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn/dư nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ quá hạn trung và dài hạn/ dư nợ trung và dài hạn thì tỷ lệ nợ quá hạn trong ngắn hạn lại cao hơn, cho thấy có rất nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý nợ ngắn hạn, việc thẩm định và thu

56

hồi nợ đều có vấn đề cần xem xét. Các khoản nợ quá hạn dài hạn xét về số tuyệt đối lại tương đối lớn. Tuy ngân hàng đã lựa chọn các dự án tương đối an toàn, chấp nhận lợi nhuận thấp với những dự án chịu ít rủi ro nhưng vẫn chưa hiệu quả trong công tác thu hồi nợ, đây là một vấn đề mà ngân hàng rất cần phải quan tâm.

Ta có thể theo dõi dễ dàng hơn qua sơ đồ sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 2009 2010 2011 Tỷ lệ NQH(%) Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn

(Nguồn: Báo cáo hoạt động cho vay DNNVV từ 2009-2011)

Nhìn vào đồ thị có thể nhận thấy xu hướng tăng của tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Năm 2009 tỷ lệ này chỉ là 4,2% nhưng đến năm 2010 đã tăng lên mức 4,9%, và năm 2011 lên tới con số 6,7%, một con số rất lớn trong những năm trở lại đây. Nợ quá hạn liên tục tăng cả về số tương đối và tuyệt đối là dấu hiệu cho thấy chất

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)